Nhà Trắng: Mỹ sắp cạn tiền cho Ukraine
Các nhà lập pháp Mỹ vẫn còn tranh cãi về khoản viện trợ mới trị giá 25 tỷ USD cho Ukraine trong bối cảnh thời hạn chính phủ phải đóng cửa vì hết ngân sách đang đến gần.
Người phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia Nhà Trắng John Kirby. Ảnh: AP
Người phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia Nhà Trắng John Kirby tuyên bố Lầu Năm Góc chỉ có thể hỗ trợ cho Ukraine trong vài tuần nữa, nếu Quốc hội không thông qua dự luật ngân sách mới.
Trả lời phỏng vấn hãng CNN ngày 25/9, ông Kirby đã đề cập đến việc liệu chính phủ đóng cửa sẽ tác động gì đối với nguồn viện trợ của Mỹ cho Ukraine. Hiện tại, các nhà lập pháp Mỹ vẫn đàm phán sôi nổi về dự luật ngân sách có thể lên tới 25 tỷ USD để hỗ trợ Ukraine.
Theo ông John Kirby, nếu dự luật mới không được chấp thuận, chương trình viện trợ cho Kiev sẽ bị thu hẹp, đặc biệt vào những tháng mùa thu và mùa đông sắp tới. Điều đó sẽ tác động đáng kể đến tỷ lệ thành công của Kiev trên chiến trường.
Theo các nhà lập pháp giấu tên được tờ New York Times dẫn lời, cuộc tranh luận về dự luật chi tiêu mới hiện nay phần lớn tập trung vào khoản viện trợ bổ sung cho Kiev. Họ cho biết một số đảng viên Cộng hòa đã phản đối hỗ trợ thêm 25 tỷ USD, gây khó khăn cho nỗ lực của Chủ tịch Hạ viện Kevin McCarthy nhằm thoát khỏi tình trạng bế tắc về chi tiêu trước thời hạn đóng cửa chính phủ vào ngày 30/9.
Tuy nhiên, mặc dù các quan chức cảnh báo rằng kho bạc của Washington đang cạn kiệt, Bộ Quốc phòng Mỹ khẳng định rằng khủng hoảng ngân sách hiện tại sẽ không ảnh hưởng đến viện trợ cho Ukraine.
Mỹ đã phê duyệt hàng tỷ USD viện trợ quân sự trực tiếp cho Ukraine kể từ khi xung đột với Nga leo thang vào tháng 2/2022, bao gồm hàng chục chuyến hàng vũ khí hạng nặng, phương tiện chiến đấu và đạn dược. Lô hàng mới nhất mà Washington vừa gửi cho Kiev là l31 xe tăng chiến đấu chủ lực Abrams.
Về phần mình, Moskva đã nhiều lần lên án dòng chảy vũ khí từ phương Tây đến Ukraine. Điện Kremlin cho rằng những chuyến hàng quân sự đó không thể thay đổi mục tiêu của Mokva mà chỉ làm kéo dài cuộc xung đột.
Trung Quốc bị nghi dùng công nghệ Mỹ để sản xuất chip
Hai nhà lập pháp Mỹ đang kêu gọi Nhà Trắng siết chặt hơn nữa các hạn chế, nhằm ngăn công nghệ của Mỹ lọt vào tay Trung Quốc, sau khi Huawei trình làng dòng chip mang tính đột phá.
Cổ phiếu của SMIC, nhà sản xuất chip hợp đồng lớn nhất Trung Quốc, đã lao dốc vào hôm nay 7.9, sau khi 2 nghị sĩ Mỹ kêu gọi Nhà Trắng hạn chế bán hàng cho công ty này. Động thái của các nhà lập pháp Mỹ được đưa ra sau khi ông lớn công nghệ Trung Quốc Huawei giới thiệu Mate 60 Pro, chiếc điện thoại thông minh được trang bị chip tiên tiến được cho là do SMIC sản xuất, đài CNN đưa tin.
Cửa hàng Huawei tại một trung tâm mua sắm ở Bắc Kinh, Trung Quốc. Ảnh REUTERS
Buổi ra mắt vào tuần trước đã gây sốc cho các chuyên gia trong ngành. Nhiều người không hiểu làm thế nào mà SMIC, có trụ sở chính tại Thượng Hải, lại có khả năng sản xuất một con chip như vậy, nhất là trong bối cảnh Mỹ siết chặt nỗ lực cắt đứt nguồn tiếp cận công nghệ của Trung Quốc với chip nước ngoài.
Diễn biến này làm dấy lên lo ngại trong giới phân tích rằng cuộc đua công nghệ Mỹ - Trung có thể sẽ tăng tốc trong thời gian tới.
Nghị sĩ Mike Gallagher, người đứng đầu ủy ban về cạnh tranh chiến lược với Trung Quốc thuộc Hạ viện Mỹ, kêu gọi Bộ Thương mại Mỹ chấm dứt mọi hoạt động xuất khẩu công nghệ cho Huawei và SMIC. Reuters dẫn lời ông Gallagher nói rằng SMIC có thể đã vi phạm lệnh trừng phạt của Washington, vì con chip này có thể không thể được sản xuất nếu không có công nghệ của Mỹ.
Đài CNN trước đó cũng đưa tin chính phủ Mỹ đang tìm kiếm thêm thông tin về Huawei Mate 60 Pro. Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan cho biết trong cuộc họp báo tại Nhà Trắng hôm 5.9 rằng nước này cần "thêm thông tin chính xác đặc điểm và thành phần của nó". Điều này nhằm xác định xem các bên liên quan có trốn các hạn chế của Mỹ đối với xuất khẩu chất bán dẫn để tạo ra chip mới hay không.
Trung Quốc cấm quan chức dùng điện thoại iPhone
Năm 2019, chính phủ Mỹ đã cấm các công ty nước này bán phần mềm và thiết bị cho Huawei, cũng như hạn chế các nhà sản xuất chip quốc tế sử dụng công nghệ do Mỹ sản xuất để hợp tác với công ty Trung Quốc.
Do đó, việc sử dụng chip 5G tự sản xuất sẽ là yếu tố quan trọng đối với Huawei khi hãng này đang phải vật lộn với tác động của các lệnh hạn chế của Mỹ. Huawei không bình luận về những diễn biến mới.
Ông David McQueen, Giám đốc công ty nghiên cứu thị trường ABI Research (Mỹ), nói với CNN rằng việc ra mắt chip mới cũng đặt ra câu hỏi rằng làm thế nào Huawei có thể sản xuất điện thoại khi hãng này đã trải qua 4 năm chịu sự hạn chế của Mỹ.
Lần đầu xuất hiện trong xung đột Nga - Ukraine, xe tăng Challenger 2 trúng hoả lực bùng cháy Một đoạn video được lan truyền mạnh mẽ trên mạng xã hội và được phân tích bởi BBC Verify cho thấy một chiếc xe tăng chiến đấu chủ lực Challenger 2 do Anh chế tạo đã bị hư hỏng nặng tại Ukraine ngay trong lần đầu xuất hiện ở chiến tuyến. Xe tăng chiến đấu chủ lực Challenger 2 do Anh chế tạo...