Nhà Trắng lên kế hoạch tổ chức hội nghị thượng đỉnh giữa ông Trump và ông Putin?
Nhà Trắng được cho là đang thảo luận với giới chức Nga về việc tổ chức hội nghị thượng đỉnh giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Mỹ Donald Trump nhằm bàn bạc và tìm cách hóa giải sự khác biệt giữa 2 quốc gia.
Tổng thống Nga Vladimir Putin bắt tay Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Đức hồi tháng 7 năm ngoái. (Ảnh: Reuters)
Wall Street Journal đưa tin, các quan chức Mỹ được cho là đang bàn bạc với phía Nga nhằm tổ chức cuộc gặp mặt cấp cao giữa Tổng thống Trump và Tổng thống Putin. Ông Jon Huntsman, Đại sứ Mỹ tại Nga dường như đang ở thủ đô Washington của Mỹ để hỗ trợ thu xếp cuộc gặp. Theo nguồn tin trên, quá trình lên kế hoạch vẫn đang ở giai đoạn đầu khi 2 phía vẫn đang bàn bạc chi tiết về thời gian và địa điểm cuộc gặp nhằm giải quyết những khác biệt giữa Nga và Mỹ.
Một quan chức giấu tên cho biết, một trong những nhiệm vụ của ông Huntsman với cương vị Đại sứ Mỹ được cho là tổ chức một cuộc gặp chính thức giữa 2 nhà lãnh đạo.
Mặc dù trước đó ông Trump và ông Putin đã gặp gỡ 2 lần nhưng đều là những cuộc gặp ở bên lề các sự kiện quốc tế lớn. Lần đầu tiên 2 ông gặp mặt là tại hội nghị thượng đỉnh G20 tổ chức tại Đức hồi tháng 7 năm ngoái. Sau đó vào tháng 11, ông Trump và ông Putin tiếp tục có cơ hội trao đổi một số vấn đề mà 2 bên cùng quan tâm tại hội nghị APEC ở Đà Nẵng, Việt Nam.
Hồi tháng 3, trong cuộc điện đàm chúc mừng ông Putin thắng cử Tổng thống Nga nhiệm kỳ 4, ông Trump đã gửi lời mời người đồng cấp tới Washington.
Trong chiến dịch tranh cử hồi năm 2016, ứng cử viên Donald Trump dường như có cái nhìn khá tích cực về ông Putin, cũng như bày tỏ mong muốn tháo gỡ vướng mắc trong quan hệ Nga-Mỹ nếu như ông thắng cử tổng thống.
Liên quan tới những cáo buộc Nga can thiệp bầu cử Mỹ, ông Trump từng phát biểu sau cuộc gặp ông Putin ở Việt Nam rằng: “Ông ấy nói ông ấy không can thiệp. Tôi thật sự tin khi ông ấy nói vậy. Tôi nghĩ ông ấy cảm thấy bị xúc phạm (vì cáo buộc can thiệp bầu cử)”.
Video đang HOT
Ngoài vấn đề trên, Nga và Mỹ được cho là có rất nhiều chủ đề sẽ được đưa vào chương trình nghị sự như tình hình Ukraine, vấn đề Trung Đông, trong đó có vấn đề Syria.
Đức Hoàng
Theo Dantri
Chuyện hậu trường thú vị khi chuẩn bị cho cuộc gặp Trump-Kim
Rất nhiều yêu cầu tuy đơn giản nhưng quan trọng đã được đặt ra cho những người làm công tác chuẩn bị hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều. Những yêu cầu có thể kể đến như phòng họp phải có nhiều lối vào hay loại đồ uống là gì, xe hộ tống thế nào.
Khách sạn Shangri-La ở Singapore (Ảnh: EPA)
Những ngày gần đây, giới chức Mỹ, Triều Tiên và Singapore đang tích cực chuẩn bị cho hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều giữa Tổng thống Donald Trump và nhà lãnh đạo Kim Jong-un dự kiến vào ngày 12/6 tới.
Singapore sẽ phải đảm nhận một vai trò quan trọng khi trở thành nước chủ nhà tổ chức hội nghị thượng đỉnh lịch sử giữa Mỹ và Triều Tiên. Theo đó, Singapore sẽ phải đảm bảo những nghi thức ngoại giao dù là nhỏ nhất. Điều này là bởi, với một hội nghị cấp cao kiểu này, một chi tiết nhỏ cũng có thể bị coi là nhạy cảm.
Theo Straits Times, những người làm công tác chuẩn bị phải đảm bảo nơi diễn ra hội nghị là căn phòng có nhiều lối ra vào khác nhau để tránh việc ông Trump và ông Kim Jong-un đi vào bằng một cửa có thể dẫn đến thành kiến người vào trước, người vào sau.
Đây chỉ là một trong số rất nhiều quy tắc để chuẩn bị cho hội nghị. Một vấn đề khác cũng được lưu tâm là chủ nhà sẽ phục vụ trà và các đồ uống khác như thế nào cho các vị khách.
Ví dụ với cà phê, cà phê nội địa Nanyang của Singapore có thể không hợp khẩu vị, vì thế nước chủ nhà sẽ thay thế bằng đồ uống mang tính chất quốc tế hơn.
Ngoài ra, theo Tiến sĩ Alan Chong thuộc Đại học nghiên cứu quốc tế (RSIS) S.Rajaratnam, việc tạo ra một "không khí bình đẳng, ngang hàng" cũng không kém phần quan trọng.
Theo ông Chong, việc tạo không khí ngang bằng này phải được thể hiện ngay từ khi hai nhà lãnh đạo Mỹ và Triều Tiên đáp máy bay xuống Singapore. Nếu chuyên cơ của Tổng thống Trump trông ấn tượng hơn chuyên cơ của nhà lãnh đạo Kim Jong-un thì phía Triều Tiên có thể đề nghị không cho phép báo chí tác nghiệp khi máy bay đáp xuống Singapore. Các phóng viên chỉ được mời tác nghiệp chính thức sau đó tại nơi dự kiến diễn ra hội nghị.
Các phóng viên chờ tác nghiệp trước hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều ở Singapore. (Ảnh: EPA)
Xe hộ tống hai nhà lãnh đạo cũng phải thể hiện sự tôn trọng ngang bằng. Tổng thống Trump có thể mang theo xe chuyên dụng "Quái thú" và đoàn xe hộ tống riêng như thường thấy trong các chuyến công du nước ngoài. Trong khi đó, đoàn xe hộ tống ông Kim Jong-un có thể thuê từ Singapore và cũng phải phần nào tương đồng với phái đoàn Mỹ. Theo nghi thức ngoại giao, mỗi nhà lãnh đạo cũng sẽ được tháp tùng bởi một quan chức trong nội các của Singapore trong suốt chuyến thăm.
Ông Kim Jong-un có thể nghỉ lại khách sạn Fullerton. (Ảnh: EPA)
Về địa điểm hội nghị, một số ý kiến cho rằng, khách sạn Marina Bay Sands có thể là một lựa chọn. Tuy nhiên, ông Ong-Webb, một chuyên gia tại RSIS, cho rằng đây không phải là lựa chọn lý tưởng bởi Marina Bay Sands thuộc sở hữu của tài phiệt Mỹ Sheldon Adelson, một người bạn của Tổng thống Trump. Nếu tổ chức hội nghị ở đây sẽ phá vỡ quy tắc trung lập, ngang bằng.
Theo chuyên gia này, hội nghị Mỹ-Triều nhiều khả năng diễn ra tại khách sạn Capella hoặc một khách sạn khác ở Sentosa. Trong khi đó, Tổng thống Trump có thể nghỉ lại ở khách sạn Shangri-La, nhà lãnh đạo Kim Jong-un có thể nghỉ ở khách sạn Fullerton.
Một vấn đề không kém phần quan trọng là việc sắp xếp vị trí tại bàn tiệc, và điều này càng đặc biệt quan trọng khi Singapore vốn có mối quan hệ thân thiết lâu nay với Mỹ. Một chuyên gia về lĩnh vực này cho rằng, bàn tiệc được sử dụng nhân hội nghị Mỹ-Triều có thể sẽ là bàn tròn để tránh sự phân biệt chỗ ngồi.
"Mặc dù quan hệ giữa Singapore với Mỹ sâu rộng hơn so với Triều Tiên, nhưng không thể vì thế mà có sự thiên vị cho bất cứ bên nào", chuyên gia nhận định.
Nghi thức ngoại giao có thể khiến hội nghị thành công hoặc thất bại, đó là lý do tại sao trước hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều, giới chức Singapore đã có những trao đổi tích cực với cả Mỹ và Triều Tiên.
Quá trình chuẩn bị này có sự tham gia của nhiều cơ quan chức năng Singapore như Bộ Ngoại giao, Bộ Nội vụ, Bộ Quốc phòng, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Giao thông vận tải.
Bộ trưởng Quốc phòng Singapore Ng Eng Hen hôm qua khẳng định, Singapore sẽ nỗ lực hết mình để giúp hội nghị Mỹ-Triều thành công tốt đẹp.
Minh Phương
Theo Dantri
Giải mã bức thư "quá khổ" ông Kim Jong-un gửi ông Trump Bức thư với kích thước lớn hơn nhiều so với thông thường mà nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un gửi đến Tổng thống Mỹ Donald Trump làm dấy lên nhiều đồn đoán. Đặc phái viên của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un trao bức thư cho Tổng thống Mỹ Donald Trump. (Ảnh: Nhà Trắng) Thông qua đặc phái viên, nhà lãnh...