Nhà Trắng họp cấp cao về đe dọa khủng bố
Nhà Trắng vừa tổ chức một cuộc họp cấp cao về mối lo ngại khủng bố, điều khiến Washington phải ban hành báo động với công dân Mỹ ở toàn cầu và lệnh cho các sứ quán trong thế giới Hồi giáo đóng cửa tạm thời.
Cuộc họp cấp cao hôm nay tại Nhà Trắng nhằm mục đích xem xét thêm tình hình cùng các hoạt động tiếp theo, sau khi Mỹ phát cảnh báo với công dân nước này trên toàn cầu và đóng cửa sứ quán tại thế giới Hồi giáo, do lo ngại về một âm mưu khủng bố tiềm tàng. Ảnh: Whitehouse
Cuộc họp do Cố vấn An ninh Quốc gia, Susan Rice chủ trì còn có sự tham gia của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry, Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel và Bộ trưởng An ninh Nội vụ Janet Napolitano, cùng các lãnh đạo của Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA), Cục điều tra Liên bang Mỹ (FBI), Cơ quan An ninh Quốc gia (NSA), và đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc. Tổng thống Barack Obama không tham dự nhưng được thông báo lại sau.
Video đang HOT
“Đầu tuần này, tổng thống chỉ thị đội an ninh quốc gia thực hiện tất cả các biện pháp cần thiết để bảo vệ người dân Mỹ do một mối đe dọa tiềm ẩn xuất hiện tại Bán đảo Arab hoặc bắt nguồn từ nơi này”, AFP dẫn lời Nhà Trắng tuyên bố và cho biết cuộc họp do bà Rice chủ trì nhằm mục đích xem xét thêm tình hình cùng các hoạt động tiếp theo.
Mỹ hôm 2/8 phát động cảnh báo di chuyển trên toàn thế giới đối với các công dân nước này, cho rằng al-Qaeda có thể đang lên kế hoạch tấn công vào tháng 8, đặc biệt là ở Trung Đông và Bắc Phi. Bộ Ngoại giao Mỹ cũng tuyên bố sẽ đóng cửa tạm thời 22 đại sứ quán và lãnh sự quán vào ngày Chủ nhật, ngày làm việc tại các nước Hồi giáo.
Reuters dẫn lời một quan chức Mỹ cấp cao cho biết “lực lượng Mỹ đã sẵn sàng để đối phó với những biến cố tiềm ẩn ở Trung Đông và Bắc Phi”. “Chúng tôi được bố trí để hỗ trợ kịp thời và hành động hiệu quả nếu có yêu cầu. Lời đe dọa mới nhất là nghiêm trọng và Lầu Năm Góc đang làm việc chặt chẽ với các đối tác, trong đó có Bộ Ngoại giao và cộng đồng tình báo, để đối phó với nó”, quan chức giấu tên nói.
CBS News đưa tin các quan chức tình báo có thông tin về một âm mưu lớn. “Các sĩ quan tình báo nhận được báo cáo từ một nguồn đáng tin cậy rằng âm mưu lớn đang được tiến hành và đội triển khai nó đã được chọn, đang ở vị trí”. Chính quyền Mỹ không biết rõ về ngày, thời gian hay mục tiêu của cuộc tấn công, báo này cho hay.
Pháp, Anh và Đức cũng tuyên bố đóng cửa đại sứ quán tại Yemen trong vài ngày, kể từ chủ nhật.
Theo VNE
Đứng ngồi không yên
Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) và Cơ quan Tình báo đối ngoại Anh (MI6) đang "đứng ngồi không yên" khi hay tin nhiều thông tin mật, trong đó có những thông tin về khủng bố, của 2 cơ quan tình báo hàng đầu của Mỹ và Anh đã bị đánh cắp.
Cùng với MI6 và RSC-CIA đang lo những thông tin mật bị rò rỉ sau khi bị kỹ sư tin học đánh cắp
Tờ "Tribune de Geneve" (Diễn đàn Geneve, Thuỵ Sĩ) ngày 4-12 dẫn một nguồn tin tình báo cho biết, nhiều dữ liệu tình báo nhạy cảm của Cơ quan Tình báo Liên bang Thụy Sĩ (SRC) đã bị đánh cắp. Đáng nói là trong những dữ liệu tình báo quan trọng bị đánh cắp này còn có cả những thông tin mật về cuộc chiến chống khủng bố mà 2 cơ quan tình báo CIA và MI6 trao đổi, chia sẻ với SRC.
Theo tờ "Tribune de Geneve", Viện Kiểm sát Thụy Sĩ hồi tháng 9 vừa qua đã ra lệnh bắt giữ một nam công dân Thuỵ Sĩ, là kỹ sư tin học làm việc tại SRC, về tội đã đánh cắp hàng triệu trang tài liệu mật của cơ quan tình báo này. Cơ quan Tư pháp Thuỵ Sĩ không tiết lộ danh tính của đối tượng ngoài việc cho biết nghi phạm đã có 8 năm làm việc cho SRC và là một nhân viên "rất tài năng" trong lĩnh vực tin học.
Cơ quan điều tra thuộc Bộ Quốc phòng Thuỵ Sĩ (DNB) cũng cho biết, mục đích ban đầu của việc đánh cắp thông tin tình báo của viên kỹ sư tin học được cho là để trả thù SRC khi cơ quan này không đoái hoài gì đến những khuyến nghị của anh ta. Tuy nhiên, viên kỹ sư tin học này sau đó đã tìm cách bán các tài liệu mật đánh cắp được cho "nước ngoài hoặc những nhân vật quan tâm đến thông tin này".
Điều đáng nói là không phải SRC hay một cơ quan tình báo nào mà chính ngân hàng UBS lớn nhất của Thuỵ Sĩ đã có công đầu khi phát hiện dấu hiệu nghi ngờ từ việc viên kỹ sư tin học mở thêm một tài khoản mới để giao dịch. Viên kỹ sư này sau đó đã bị bí mật điều tra nhiều tháng trước khi Viện Kiểm sát Thụy Sĩ chính thức buộc tội và ra lệnh bắt giữ hồi tháng 9 vừa qua.
Thuỵ Sĩ đã cố làm nhẹ thiệt hại của vụ mất cắp thông tin tình báo khi cho biết các điều tra viên nước này có thể đã kịp thu hồi những tài liệu mật trước khi chúng bị đem bán cho nước ngoài. Tuy nhiên, Thuỵ Sĩ cũng phải lên tiếng cảnh báo Mỹ và Anh rằng một số dữ liệu, trong số hàng triệu trang tài liệu mật của SRC đã bị viên kỹ sư đánh cắp, có thể đã bị hư hại.
Được biết, viên kỹ sư tin học Thuỵ Sĩ đã được thả để chờ ra toà khi có kết quả điều tra cuối cùng. Song song với cuộc điều tra của DNB, một ủy ban thuộc Quốc hội Thụy Sĩ cũng đã được lập ra nhằm chấn chỉnh hoạt động của SRC sau vụ mất cắp tài liệu tình báo được cho thuộc loại nghiêm trọng nhất từ trước tới nay của cơ quan tình báo này.
Vụ lộ tài liệu mật không chỉ làm SRC đau đầu mà còn khiến cả 2 cơ quan tình báo khét tiếng thế giới là CIA và MI6 đứng ngồi không yên. CIA sau vụ bị WikiLeaks công bố hàng trăm nghìn trang tài liệu mật, hiện đang phải tiến hành điều tra xem có thông tin tình báo mật nào bị lộ hay không trong vụ bê bối tình ái liên quan tới cựu "ông trùm", tướng 4 sao David Petraeus. Trong khi đó, MI6 hẳn còn chưa quên "vị đắng" của vụ cựu điệp viên MI6 Daniel Houghton bán thông tin mật với giá 2 triệu bảng (hơn 3 triệu USD), sau đó hạ xuống 900.000 bảng cách đây hơn 2 năm.
Theo ANTD
CIA điều tra Petraeus Biểu trưng của CIA tại trụ sở của cơ quan này - Ảnh: AFP Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) đã mở cuộc điều tra về cựu Giám đốc David Petraeus, người từ chức vào tuần trước sau khi vụ ngoại tình của ông với một người viết tiểu sử bị phanh phui. Một người phát ngôn của CIA thông báo hôm...