Nhà Trắng hé lộ cách tiếp cận của Tổng thống Biden với Trung Quốc
Tân Tổng thống Mỹ Joe Biden đang chọn cách tiếp cận “kiên nhẫn” với Bắc Kinh, đồng thời lên kế hoạch đánh giá lại các chính sách khắc nghiệt từng là dấu ấn trong nhiệm kỳ của ông Donald Trump.
Tờ Bloomberg dẫn lời Thư ký Báo chí Nhà Trắng Jen Psaki phát biểu hôm 25/1 cho hay chính quyền của ông Joe Biden có kế hoạch xem xét liên ngành các biện pháp trừng phạt từ thời cựu Tổng thống Donald Trump bao gồm thuế quan thương mại và việc đưa một số công ty Trung Quốc vào danh sách đen.
“Chúng tôi bắt đầu từ cách tiếp cận kiên nhẫn trong vấn đề quan hệ với Trung Quốc. Do vậy, chúng tôi sẽ tham vấn với các đồng minh, với các nghị sĩ đảng Dân chủ và Cộng hòa”, bà Psaki nói.
Tuyên bố của nữ phát ngôn viên Nhà Trắng cho thấy chính quyền của ông Biden có thể sẵn sàng sửa đổi những chính sách của người tiền nhiệm.
Video đang HOT
Bản thân Tổng thống Biden chưa từng đề cập đến sự thay đổi trong cách tiếp cận với Bắc Kinh. Trả lời tờ New York Times vào tháng trước,ông cho biết sẽ không ngay lập tức thực hiện bất kỳ động thái nào về thuế quan đối với khối lượng hàng hóa nhập khẩu trị giá 350 tỷ USD của Trung Quốc.
Ba tập đoàn viễn thông lớn nhất của Trung Quốc – gồm China Mobile, China Unicom Hong Kong và China Telecom Corp – đã yêu cầu Sàn chứng khoán New York xem xét lại quyết định loại bỏ cổ phiếu của họ ra khỏi thị trường theo chỉ thị của ông Donald Trump hồi tháng 11/2020. Ba công ty trên đã đưa ra lời kêu gọi trên chỉ vài giờ sau khi ông Biden tuyên thệ nhậm chức hôm 20/1.
Davos hướng tới 'chữa lành vết thương' dịch COVID-19
Đến hẹn lại lên, nhưng vào 2021 thị trấn Davos (Thụy Sĩ) không còn nhộn nhịp như những năm trước đây bởi Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) được tổ chức dưới hình thức trực tuyến.
Khôi phục niềm tin được coi là chủ điểm của hội nghị Davos năm nay. Ảnh: Reuters
Dự kiến tại sự kiện này, các nhà lãnh đạo sẽ bàn luận về phương thức hồi phục sau dịch COVID-19. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Thủ tướng Đức Angela Merkel, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga và người đồng cấp Ấn Độ Narendra Modi sẽ phát biểu tại WEF tổ chức trực tuyến từ 25/1-29/1. Hãng tin DW (Đức) đánh giá đây sẽ là sự kiện để Chủ tịch Tập Cận Bình thể hiện tầm nhìn về quan hệ Mỹ-Trung Quốc với chính quyền của tân Tổng thống Joe Biden.
Tham dự sự kiện còn có Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu Christine Lagarde và Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva.
Sự kiện thường niên tổ chức được hơn 50 năm qua thường là nơi tề tựu các lãnh đạo, doanh nhân, người có ảnh hưởng trên toàn thế giới. Tuy nhiên, năm nay WEF diễn ra trong tình hình đặc biệt khi toàn cầu có hàng triệu người thất nghiệp, kinh tế gián đoạn và khủng hoảng y tế vì dịch COVID-19.
WEF đã công bố nghiên cứu rủi ro thường niên vào ngày 19/1 và cảnh báo rằng khó khăn về kinh tế, xã hội hình thành từ dịch COVID-19 có thể dẫn đến "bất ổn xã hội, căng thẳng địa chính trị và phân mảnh chính trị". Nhà sáng lập WEF Klaus Schwab chia sẻ với các phóng viên rằng cần có sự phục hồi kinh tế "bền vững, kiên cường và bao quát hơn".
Tình trạng phản ứng không đồng nhất khiến dịch COVID-19 lây lan đã châm ngòi cho căng thẳng địa chính trị. Các chính phủ quyết định đặt lợi ích quốc gia lên hàng đầu, đơn phương đóng cửa biên giới, tích trữ thực phẩm và thuốc men. Ông Schwab nhấn mạnh thế giới cần khôi phục lòng tin.
Người đứng đầu Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus, vốn là một trong những nhân vật sẽ phát biểu tại WEF, cảnh báo rằng thế giới đang trên bờ vực của "thảm họa suy thoái đạo đức".
Chủ tịch điều hành WEF Borge Brende chia sẻ với các phóng viên: "COVID-19 ở mọi nơi. Chúng ta ở trên cùng một con thuyền do vậy cần phải hợp tác để tạo được tiến triển thực sự".
Mặc dù COVID-19 là vấn đề nhức nhối nhưng biến đổi khí hậu vẫn hiện diện tại hội nghị WEF như những năm gần đây. Việc phong tỏa tránh lây lan dịch COVID-19 khiến khí thải giảm trong năm 2020 nhưng các chuyên gia vẫn lo ngại quá trình phục hồi kinh tế và nới lỏng phong tỏa dự kiến diễn ra vào cuối năm nay có thể đảo ngược diễn biến này.
Tuy nhiên, cũng có dấu hiệu tích cực khi một số quốc gia, bao gồm Liên minh châu Âu, đã cam kết gói khôi phục xanh trị giá hàng tỷ USD. Bên cạnh đó là Trung Quốc hứa hẹn về mục tiêu trung hòa carbon trước năm 2060.
Về phía Mỹ, tân Tổng thống Joe Biden sau khi tuyên thệ nhậm chức ngày 20/1 đã nhanh chóng ra quyết định đưa Washington quay trở lại Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu. Đặc phái viên về khí hậu của Tổng thống Biden là ông John Kerry dự kiến cũng phát biểu tại WEF.
WEF dự kiến tổ chức sự kiện với nhiều người đến dự từ ngày 13-16/5 tại Singapore. Ngày 7/12/2020, khi thông báo thay đổi chuyển từ Davos đến Singapore, ông Klaus Schwab cho biết quyết định được đưa ra để đảm bảo an toàn trong tình hình dịch COVID-19.
Chính quyền Tổng thống Trump hủy kế hoạch cấm công ty công nghệ Trung Quốc Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã hủy bỏ kế hoạch đưa các công ty công nghệ Trung Quốc như Alibaba, Tencent, Baidu vào danh sách đen. Triển lãm 5G tại Bắc Kinh, Trung Quốc tổ chức vào ngày 22/11/2019. Ảnh: Reuters Dẫn 4 nguồn tin thân cận, hãng tin Reuters cho biết Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin đã từ...