Nhà Trắng đề xuất ngân sách chiến tranh 60 tỷ USD cho năm 2015
Nhà Trắng đã gửi một đề nghị lên quốc hội Mỹ yêu cầu thông qua khoản kinh phí chiến tranh 60 tỷ USD năm 2015, giảm 20 tỷ USD so với năm 2014, Reuters đưa tin cho biết.
Con số gần 60 tỷ USD được đưa ra sau khi Tổng thống Barack Obama quyết định rút quân khỏi Afghanistan vào cuối năm nay, chỉ để lại 9.800 bính lính.
Tổng thống Mỹ Barack Obama.
Trong bức thư gửi Hạ viện John Boehner, ông Obama đã đề nghị khoản tiền 58,6 tỷ USD cho cuộc chiến ở Afghanistan và các hoạt động quân sự khác ở nước ngoài. Đây là khoản ngân sách chiến tranh nhỏ nhất mà Lầu Năm Góc đã yêu cầu trong hơn một thập kỷ qua.
Ngoài chu cấp tiền cho cuộc chiến ở Afghanistan, Lầu Năm Góc cũng yêu cầu khoản phí 500 triệu USD để hỗ trợ cho phe đối lập ôn hòa ở Syria, 1,5 tỷ USD để hỗ trợ cho các nước có chung biên giới với Syria đã bị quá tải bởi người tị nạn và 140 triệu USD để huấn luyện cho các lực lượng ở Iraq.
Mức chi phí quản lý chỉ khoảng 20 tỷ USD, ít hơn mức chi năm tài chính 2014. Tổng mức đề nghị cũng ít hơn 20 tỷ USD so với con số giữ chỗ 79,4 tỷ USD trong ngân sách trình lên quốc hội Mỹ hồi tháng Hai.
Đề nghị gửi đến ông Boehner cũng bao gồm 1,4 tỷ USD trong quỹ dự phòng ở nước ngoài dành cho Bộ Ngoại giao, nâng tổng số đề xuất lên mức 7.3 tỷ USD. Bộ này đã đề nghị mức 5,9 tỷ USD cho các hoạt động ở nước ngoài trong bảng dự chi ngân sách gửi lên quốc hội Mỹ hồi tháng Hai.
Video đang HOT
Yêu cầu dự phòng của Bộ Ngoại giao bao gồm 5 tỷ USD cho quỹ đối tác chống khủng bố, 1 tỷ USD cho sáng kiến Tái đảm bảo châu Âu. Khoảng 5 tỷ USD trong tổng số dự phòng sẽ thuộc ngân sách của Lầu Năm Góc và phần còn lại thuộc Bộ Ngoại giao.
Nhà Trắng cho biết quỹ chống khủng bố sẽ được sử dụng để đối phó với các mối đe dọa đang nổi lên, thông qua việc nâng cao vị thế và tạo điều kiện cho các đối tác của Mỹ trên toàn cầu.
Khoảng 2,5 tỷ USD sẽ được dùng để đào tạo và trang bị cho các quốc gia chống lại các nhóm khủng bố đe dọa Mỹ và các đồng minh. Ví dụ, sẽ bao gồm các chi phí gửi biệt kích Mỹ để đào tạo quân đội ở các nước khác.
Chính quyền của Tổng thống Obama cũng đã đề xuất khoản kinh phí lên đến 140 triệu USD để hỗ trợ cho Baghdad, bao gồm đào tạo hoạt động không quân để lấp đầy khoảng trống thiếu hụt quân địa phương của quân đội Iraq.
Thượng nghị sĩ Carl Levin, Chủ tịch đảng Dân chủ của Ủy ban Quân vụ Thượng viện, hoan nghênh yêu cầu tài trợ, nói rằng 500 triệu USD để hỗ trợ các thành viên phe đối lập Syria phù hợp với lời hứa hỗ trợ của các nghị sỹ trong Thượng viện.
Đại diện Buck McKeon, Chủ tịch đảng Cộng hòa trong Ủy ban Quân vụ Hạ Viện, cho biết Hạ viện Mỹ sẽ xem xét đề nghị một cách chặt chẽ, đặc biệt là các quỹ chống khủng bố mới. Ông cảnh báo: “Quốc hội không phải là một con dấu cao su”.
Nội dung được thực hiện qua thảm khảo nguồn tin Reuters (Anh), một trong những hãng tin lớn nhất thế giới. Reuters cung cấp bài viết, hình ảnh, đồ họa và video cho rất nhiều tờ báo, đài phát thanh, đài truyền hình, Internet và các phương tiện truyền thông khác trên toàn thế giới.
Theo Infonet
Tổng thống Putin quay lưng với miền đông Ukraine?
Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm qua (22/6) đã công khai lên tiếng bày tỏ sự ủng hộ đối với tuyên bố của chính phủ Ukraine về một lệnh ngừng bắn đơn phương trong cuộc chiến ở miền đông Ukraine . Ông Putin cũng kêu gọi hai bên đàm phán để tìm kiếm một sự thỏa hiệp.
Tổng thống Nga PutiN
Trước đó, lực lượng ly khai đã bác bỏ đề nghị ngừng bắn của Tổng thống Petro Poroshenko. Việc Tổng thống Putin hoanh nghênh bước đi này của chính quyền Ukraine và phớt lờ lời cầu cứu của những người biểu tình ở miền đông Ukraine về một chiến dịch can thiệp quân sự khiến người ta nghĩ rằng ông chủ điện Kremlin đang quay lưng lại với khu vực miền đông Ukraine.
Tuy nhiên, trên thực tế, Nhà lãnh đạo Nga vẫn quan tâm đến lợi ích của người dân ở miền đông Ukraine . Ông này nhấn mạnh, một sự thỏa hiệp giữa hai phe nhóm đối địch ở Ukraine phải bảo đảm được các quyền của người dân nói tiếng Nga đang sinh sống ở miền đông Ukraine và họ phải cảm thấy như là "một phần không thể thiếu" của đất nước. Những phát biểu trên của ông Putin dường như phát đi tín hiệu về việc ông đã nhìn thấy tương lai của người miền đông ở Ukraine .
Lực lượng ly khai ở hai khu vực miền đông Donetsk và Luhansk đã tuyên bố độc lập và đề nghị được sáp nhập vào Nga. Tuy nhiên, Moscow đã dứt khoát từ chối lời đề nghị trên. Mặc dù vậy, Ukraine và phương Tây vẫn cáo buộc Nga ủng hộ tích cực cho phong trào biểu tình của người miền đông Ukraine . Những phát biểu dịu nhẹ của Tổng thống Putin được đưa ra khi Nga vừa khai hỏa một cuộc tập trận quy mô lớn và sau khi NATO cáo buộc Nga dồn lực lượng quân sự về biên giới với Ukraine .
Tổng thống Putin dường như quyết tâm gây áp lực để buộc chính phủ ở Kiev phải mở rộng quyền cho các khu vực công nghiệp ở miền đông Ukraine và ngăn không có Ukraine tiến quá gần với Liên minh Châu Âu (EU) hoặc NATO. Tuy nhiên, ông Putin cũng muốn tránh thêm các biện pháp trừng phạt từ Mỹ và EU. Giới lãnh đạo EU dự kiến sẽ có cuộc họp vào thứ Sáu tới ở Brussels và vì thế Nga cần thể hiện sự hợp tác với những nỗ lực nhằm làm dịu căng thẳng ở Ukraine .
Điện Kremlin ban đầu bác bỏ kế hoạch hòa bình mà Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko đưa ra hồi cuối tuần trước. Tuy nhiên, trong một tuyên bố được phát đi sau đó, Tổng thống Putin đã nói rằng, ông hoan nghênh lệnh ngừng bắn và "ý định của tân Tổng thống Poroshenko trong việc áp dụng các bước đi cụ thể nhằm tìm hướng giải quyết hòa bình".
Như một phần của kế hoạch hòa bình, tân Tổng thống Poroshenko đã đề nghị phân tán quyền lực để cấp nhiều quyền chính trị hơn cho các khu vực. Ông này cũng đề xuất tổ chức các cuộc bầu cử quốc hội và địa phương cũng như tiến hành các biện pháp để bảo vệ các quyền về ngôn ngữ của người nói tiếng Nga ở khu vực miền đông.
Tổng thống Putin ngày hôm qua đã nói cụ thể hơn về kế hoạch hòa bình của Ukraine . "Việc Tổng thống Poroshenko thông báo về lệnh ngừng bắn chắc chắn là một phần quan trọng hơn trong kế hoạch giải quyết cuộc khủng hoảng ở Ukraine . Không có lệnh ngừng bắn đó, sẽ chẳng thể có thỏa thuận nào đạt được và chắc chắn Nga ủng hộ bước đi đó nhưng rốt cuộc, cuối cùng điều quan trọng nhất vẫn là một tiến trình chính trị", ông Putin nhấn mạnh.
Tổng thống Putin hôm qua đã thảo luận về lệnh ngừng bắn ở Ukraine với Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Pháp Francois Hollande, văn phòng của bà Merkel và điện Kremlin cho biết.
"Sau khi chính phủ Nga nói đến lệnh ngừng bắn bằng những ngôn từ tích cực, Moscow cũng nhấn mạnh đến sự cần thiết trong việc tất cả các bên tuân thủ theo lệnh ngừng bắn và khởi động tiến trình đối thoại chính trị", văn phòng của nữ Thủ tướng Merkel cho biết trong một tuyên bố. Ngoài ra, "một chủ đề khác cũng được đưa ra thảo luận là vấn đề bảo đảm an ninh cho khu vực biên giới Nga-Ukraine".
Trước đó, Phó Tổng thống Ukraine Joe Biden cũng đã hoan nghênh tuyên bố ngừng bắn đơn phương của chính quyền ở Kiev khi ông này có cuộc điện đàm với tân Tổng thống Poroshenko. Tuy nhiên, ông Biden đã bày tỏ sự quan ngại trước việc giới lãnh đạo lực lượng ly khai ở miền đôngUkraine từ chối tuân theo lệnh ngừng bắn.
Tổng thống Putin đã kêu gọi cả hai bên ở Ukraine ngừng các chiến dịch quân sự và ngồi vào bàn đàm phán. Tuy nhiên, không rõ là liệu lực lượng ly khai ở miền đông Ukraine có tuân thủ theo lệnh ngừng bắn hay không và liệu rằng Nga có thể gây sức ép đến mức nào để lực lượng ngày ngừng bắn.
Ông Putin hôm 21/6 cho biết, giao tranh ở miền đông Ukraine vẫn diễn ra, trong đó có cả những đợt pháo bắn ra từ phía chính quyền Kiev . Phản ứng trước thông tin trên, tân Tổng thống Poroshenko cho rằng, quân lính của ông có quyền đáp trả nếu lực lượng miền đông Ukraine tấn công họ hoặc tấn công dân thường.
Đến lược mình, tân Tổng thống Poroshenko đã nói với Phó Tổng thống Mỹ Biden rằng: "Lực lượng ly khai ủng hộ Nga tiếp tục tấn công vào các lực lượng Ukraine, trong đó có cả việc dùng đạn pháo, sau khi lệnh ngừng bắn đã được đưa ra", văn phòng của ông Biden cho biết.
Ông Biden một lần nữa lên tiếng đe dọa, Mỹ đang phối hợp với các đối tác G-7 để chuẩn bị tung ra các biện pháp trừng phạt kinh tế thêm nữa nhằm vào Nga nếu Moscow không có hành động nhằm "ngăn chặn nguồn cung cấp vũ khí và chiến binh vào Ukraine thông qua đường biên giới cũng như không sử dụng ảnh hưởng của mình để công khai kêu gọi người miền đông hạ vũ khí".
Theo_VnMedia
Ngoại giao Mỹ kêu gọi hành động để bảo vệ biển Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ John Kerry hôm nay (3/6) đã kêu gọi mọi người trên thế giới hành động để giúp bảo vệ đại dương của chúng ta. Lời kêu gọi này được đưa ra trong bối cảnh Hội nghị Đại Dương của Chúng ta do Bộ Ngoại giao Mỹ chủ trì tại thủ đô Washington sắp diễn ra trong các ngày...