Nhà Trắng đề xuất gói 916 tỷ USD cứu trợ Covid-19
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin cho biết chính phủ đề xuất gói viện trợ Covid-19 trị giá 916 tỷ USD trong nỗ lực đạt thỏa thuận lưỡng đảng.
“Tôi mong muốn đạt thỏa thuận lưỡng đảng, để chúng tôi có thể cung cấp nguồn cứu trợ kinh tế quan trọng này tới người lao động Mỹ, cùng các gia đình và doanh nghiệp”, Bộ trưởng Mnuchin thông báo hôm 8/12, thêm rằng ông đã xem xét đề xuất cùng Tổng thống Donald Trump và lãnh đạo phe đa số tại Thượng viện Mitch McConnell, đồng thời trình bày với Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi.
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin trong một phiên điều trần tại Washington hôm 2/12. Ảnh: AFP .
Theo Mnuchin, đề xuất này bao gồm “ngân sách dành cho chính quyền địa phương và các bang, cùng sự đảm bảo mạnh mẽ về tài chính đối với các doanh nghiệp và trường học”. Giá trị gói đề xuất của chính phủ cao hơn một chút so với mức 908 tỷ USD mà một nhóm nghị sĩ lưỡng đảng đưa ra hôm 1/12.
Video đang HOT
Suốt nhiều tháng qua, phe Dân chủ và Cộng hòa tại quốc hội Mỹ cùng với chính quyền Trump không thể nhất trí một dự luật nào nhằm tiếp nối gói giải cứu trị giá 2,2 nghìn tỷ USD theo Đạo luật CARES được thông qua hồi đầu năm, giúp hỗ trợ nền kinh tế Mỹ trong bối cảnh đại dịch Covid-19 càn quét đất nước.
Gói giải cứu này bao gồm các khoản cho vay và trợ cấp cho những doanh nghiệp nhỏ, khoản thanh toán 1.200 USD cho tất cả người Mỹ, trợ cấp thất nghiệp, cùng các chương trình được coi là giúp bảo đảm việc làm. Tuy nhiên, hầu hết khoản viện trợ trên đã hết hạn. Những chương trình phúc lợi cuối cùng theo Đạo luật CARES dành cho người thất nghiệp cũng sẽ hết hạn vào cuối tháng.
Đề xuất của Mnuchin được cho là một trong những nỗ lực cuối cùng nhằm đạt thỏa thuận trước khi Tổng thống đắc cử Joe Biden tiếp quản Nhà Trắng, cũng là thời điểm quốc hội mới bắt đầu công việc. Trước đó, McConnell thúc đẩy mức ngân sách 500 tỷ USD, trong khi Pelosi đề xuất tới 2,2 nghìn tỷ USD.
Chính quyền ông Trump tung đòn "khóa chặt" 455 tỉ USD, gây khó dễ cho phe ông Biden
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin thông báo sẽ chuyển 455 tỉ USD tiền phục vụ cứu trợ Covid-19 sang một quỹ khác đòi hỏi phải có sự đồng ý của Quốc hội mới được giải ngân. Động thái được coi là làm khó chính quyền của Tổng thống đắc cử Joe Biden.
Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin.
Theo The Hill, ông Mnuchin bắt đầu có những động thái đóng các khoản cho vay khẩn cấp phục vụ cứu trợ Covid-19. Khoản tiền 455 tỉ USD chưa được sử dụng, được coi là động lực thúc đẩy niềm tin cho thị trường Mỹ.
Khoản tiền này nằm trong khoản phân bổ trị giá 500 tỉ USD thuộc Đạo luật CARES. Đây là gói chi tiêu 2,2 nghìn tỉ USD để giúp đỡ doanh nghiệp và người lao động Mỹ bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19. Ông Trump thông qua đạo luật này hồi tháng 3.
Ông Mnuchin yêu cầu rút khoản tiền 455 tỉ USD chưa được sử dụng với lý do Đạo luật CARES chỉ có hiệu lực đến cuối năm nay. Số tiền này sẽ được chuyển về Quỹ Tổng hợp và cần Quốc hội xác nhận mới có thể tiếp tục được giải ngân.
Động thái này được coi là bước đi nhằm gây khó dễ cho cựu Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED), bà Janet Yellen, người được ông Biden lựa chọn là ứng viên cho chiếc ghế Bộ trưởng Tài chính vào năm tới.
Bharat Ramamurti, cựu cố vấn cho thượng nghị sĩ Elizabeth Warren, thành viên ủy ban giám sát quốc hội, coi hành động này là "phi pháp". "Đây là động thái nguy hiểm của Bộ Tài chính nhằm gây tổn hại cho chính quyền ông Biden".
Ngược lại, các thượng nghị sĩ Mỹ lại ủng hộ hành động của ông Mnuchin, cho rằng Bộ trưởng Tài chính đang tuân theo đúng các quy định.
"Vấn đề rất rõ ràng, đạo luật trên chỉ là tạm thời, có hiệu lực cho đến hết năm 2020", các thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa cho biết. "Nếu cần tiếp tục sử dụng khoản tiền cứu trợ, Quốc hội có thể bỏ phiếu thông qua".
Bộ Tài chính Mỹ và đội ngũ của Tổng thống đắc cử Joe Biden hiện chưa lên tiếng bình luận.
Mỹ: Đàm phán về gói kích thích kinh tế mới tiến triển chậm Giám đốc Hội đồng Kinh tế Quốc gia Mỹ Larry Kudlow ngày 26/10 cho biết Quốc hội Mỹ đang tiếp tục đàm phán về gói kích thích mới nhằm hỗ trợ nền kinh tế chịu tác động của đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 nhưng các cuộc đàm phán diễn ra chậm do sự bất đồng quan điểm giữa các bên....