Nhà Trắng để ngỏ khả năng Chủ tịch Cuba thăm Mỹ
Ngày 18/12, Nhà Trắng đã nêu khả năng Chủ tịch Cuba Raul Castro có chuyến thăm Washington.
Thư ký báo chí Nhà Trắng Josh Earnest cho biết: “Tôi sẽ không loại trừ một chuyến thăm của Chủ tịch Raul”. Tuy nhiên, ông Earnest cho biết thêm rằng Chủ tịch Raul chưa “nhất thiết biểu lộ mong muốn được thăm Mỹ”.
Cùng ngày, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách Tây Bán cầu Roberta Jacobson cho hay việc Mỹ – Cuba nối lại quan hệ ngoại giao sau hơn nửa thế kỷ có thể không liên quan trực tiếp tới vấn đề nhân quyền ở Cuba.
Nhận định về chuyến thăm của bà tới Cuba vào cuối tháng 1/2015, bà Jacobson khẳng định: “Tôi nghĩ rằng một số vấn đề nhân quyền sẽ được thảo luận trong chuyến đi này…Tôi không cho rằng chúng ta đang nói về sự phụ thuộc trực tiếp với nhân quyền cho việc khôi phục phần quan hệ ngoại giao”.
Người dân Cuba tại Camaguey, cách thủ đô Havana khoảng 600km về phía đông vui mừng sau khi thỏa thuận bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Mỹ được công bố ngày 17/12. Ảnh: AFP/ TTXVN.
Cũng theo bà Jacobson, một loạt biện pháp do Tổng thống Mỹ Barack Obama công bố hôm 17/12, trong đó có việc nới lỏng các lệnh trừng phạt kinh tế nhằm vào Cuba, sẽ không có hiệu lực cho đến khi các cơ quan hữu quan như Bộ Tài chính Mỹ công bố các quy tắc thực thi.
Giới chuyên gia: Việc Mỹ-Cuba cải thiện quan hệ là thắng lợi của Chủ tịch Raul Castro
Theo các nhà phân tích, nhờ chính sách của Chủ tịch Cuba Raul Castro mà Washington và La Habana nay đã chấm dứt hàng mấy thập niên thù địch căng thẳng.
Video đang HOT
Sau khi lên thay người anh cầm quyền vào năm 2008, Chủ tịch Raul Castro đã dần dần có những lời lẽ bớt nặng nề hơn đối với Mỹ.
Khi còn là Bộ trưởng Quốc phòng dưới thời của Fidel Castro, ông Raul Castro vẫn bị xem là thuộc thành phần cứng rắn của chế độ. Nhưng kể từ khi lên làm Chủ tịch Cuba, ông đã tiến hành một loạt cải tổ mà trước đây không ai nghĩ là La Habana có thể chấp nhận, chẳng hạn như mở cửa một phần sang nền kinh tế thị trường, cho người dân được tự do ra nước ngoài mà không cần giấy phép của chính quyền. Đồng thời, ông Raul Castro cũng đã tuyên bố sẽ đối thoại “trên cương vị bình đẳng với Mỹ”.
Kể từ mùa Xuân năm 2013, Chủ tịch Cuba đã mở các cuộc thảo luận bí mật với các giới chức Mỹ dưới sự bảo trợ của Canada.
Theo ý kiến của một nhà ngoại giao châu Mỹ Latin, được hãng tin AFP trích dẫn ngày 18/12, ông Raul Castro đã chấp nhận những nhân nhượng cần thiết để Mỹ và Cuba có thể xích lại gần nhau. Nhà ngoại giao này cho biết việc trả tự do cho 3 gián điệp Cuba và 2 tù nhân mà Mỹ đòi thả chỉ là phần nổi của thỏa thuận giữa Washington với La Habana.
Một trong những yếu tố dẫn đến việc Mỹ và Cuba cải thiện quan hệ đó là quyết định của ông Raul Castro mở một kênh ngoại giao với Vatican, trong khi trước đây La Habana có thái độ lạnh nhạt với Tòa Thánh.
Theo TN
Báo tin tức
Vì sao Barack Obama và Raul Castro tiến lại gần nhau?
Cả Tổng thống Mỹ Barack Obama và Chủ tịch Cuba Raul Castro đều có lý do để tiến lại gần nhau vào thời điểm này, đưa mối quan hệ Washington-Havana tới một thời kỳ mới, bình thường hóa sau hơn nửa thế kỷ.
Tổng thống Mỹ Barack Obama và Chủ tịch Cuba Raul Castro cùng tuyên bố bình thường hóa quan hệ ngoại giao - Ảnh: Reuters
Theo Reuters, quyết định trên được đưa ra sau 18 tháng đối thoại bí mật liên tục giữa Tổng thống Mỹ Obama và Chủ tịch Cuba Raul Castro. Do vậy, mặc dù với dư luận quốc tế, đây là một quyết định bất ngờ, thế nhưng nó đã có cả một quá trình chuẩn bị.
Chính quyền Obama đã nỗ lực trong nhiều năm đòi Cuba thả Alan Gross. Vào đầu năm 2013, nhà lãnh đạo Mỹ cho phép các cuộc đàm phán bí mật ở Canada và Vatican. Yếu tố then chốt của đàm phán là sức khỏe ngày càng suy yếu của Alan Gross, nhằm vào vấn đề nhân đạo, điều này gây sức ép lên chính phủ Cuba ngày càng lớn.
Các nhà quan sát nhận định đây là thời điểm thích hợp cho việc bình thường hóa quan hệ hai nước, bởi Tổng thống Obama đang muốn xây dựng di sản chính trị của riêng mình, khi chỉ còn 2 năm tại nhiệm và sau khi đảng Dân chủ của ông thất bại trong cuộc bầu cử giữa kỳ hồi tháng 11 vừa qua.
Ngay sau quyết định của ông Obama, dư luận thế giới đồng loạt hoan nghênh và cũng dành những lời ưu ái cho ông. "Chúng ta cuối cùng cũng có một vị tổng thống đưa ra được quyết sách đúng đắn, vì lợi ích của nước Mỹ, vì danh tiếng của Mỹ ở châu Mỹ Latin, vì nhân dân Cuba", tờ New York Times dẫn lời bà Julia Sweig, Chủ tịch Trung tâm nghiên cứu Mỹ Latin, thuộc Ủy ban quan hệ đối ngoại Mỹ.
Chủ tịch Cuba Raul Castro - Ảnh: Reuters
Về phía Cuba, theo một số nhà phân tích, quyết định bình thường hóa quan hệ với Mỹ trước hết xuất phát từ tình hình kinh tế, xã hội nước này. Suốt thời qua, dưới sự cấm vận của Mỹ, nền kinh tế Cuba bị thiệt hại nghiêm trọng, người dân Cuba vì thế bị hạn chế trong nhiều vấn đề, tiến độ và hiệu quả cải cách chậm chạp. Tháo gỡ được quan hệ với Mỹ, tiến tới nhẹ gánh những biện pháp trừng phạt có thể sẽ giúp Cuba thay đổi được tình hình.
Bên cạnh đó, quyết định này còn xuất phát từ tình trạng khủng hoảng kinh tế mà đồng minh của Cuba là Venezuela đang phải đối mặt. Venezuela đã hỗ trợ cho Cuba về kinh tế trong nhiều năm, nhưng tình trạng giá dầu tụt giảm đã tác động mạnh đến nước này và có thể làm dấy lên lo ngại ở Havana rằng, đồng minh của họ sẽ không thể hào phóng nữa.
Theo The Guardian, sự sống còn của Venezuela ảnh hưởng rất lớn đến Cuba, vì giao dịch với Venezuela chiếm tới 20% GDP của Cuba. Mỗi ngày Cuba vẫn phải nhập 80.000 thùng dầu từ quốc gia anh em này. Như vậy, việc quan hệ với Mỹ là một cách để Cuba tìm kiếm phương án mới cho lĩnh vực năng lượng cũng như cải thiện kinh tế.
"Cuba cần nguồn ngoại tệ mạnh nhưng Nga và Iran đang chịu các lệnh trừng phạt, còn Trung Quốc lại là một đối tác cứng rắn. Vì vậy, họ muốn nhanh chóng mở vòi nguồn cung ngoại tệ mới là Mỹ", tờ New York Times dẫn lời Paul Webster Hare, cựu đại sứ Anh tại Cuba.
Ngoài ra, bản thân Chủ tịch Raul Castro từng tuyên bố sẽ về hưu sau năm 2018. Vì vậy, quyết định bình thường hóa quan hệ với Mỹ của ông được cho là nhằm đặt Cuba vào quỹ đạo cải cách đúng đắn, sau khi nhà lãnh đạo này rút khỏi chính trường, theo Washington Post.
Tổng thống Mỹ Barack Obama - Ảnh: Reuters
Đánh giá về quyết định của ông Obama, 3 nghị sĩ Mỹ gồm Patrick Leahy, Jeff Flake và Chris Van Hollen đã ra tuyên bố chung rằng Tổng thống Obama đã khôn ngoan khi vạch ra một tiến trình mới về Cuba, phục vụ cho các lợi ích của Mỹ ở Tây bán cầu cũng như trên toàn thế giới, theo CNN.
Với quyết định này, các doanh nghiệp Mỹ, trong đó có các ngân hàng có điều kiện để thiết lập các mối quan hệ làm ăn và thương mại với Cuba. Các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông được phép cải thiện cơ sở hạ tầng của Cuba. Bên cạnh đó, du lịch giữa 2 nước cũng được thúc đẩy nhờ quyết định này.
Một điều cũng cần lưu ý rằng phần đông người dân Mỹ, đặc biệt là người trẻ có xu hướng ủng hộ quyết định của Tổng thống Obama. Trong khi đó, đảng Cộng hòa lại phản đối và có ý định ngăn chặn. Điều này cho thấy, Obama lại thêm một lần nữa dũng cảm đưa ra một bước tiến dài, không chỉ cho bản thân ông mà cho cả đảng Dân chủ của ông.
Ngọc Mai
Theo Thanhnien
Lịch sử thăng trầm quan hệ Cuba-Mỹ qua ảnh Mỹ và Cuba ngày 17/12 đã công bố các kế hoạch nhằm bình thường hóa quan hệ ngoại giao và kinh tế, đánh dấu một bước ngoặt lớn trong mối quan hệ vốn bị băng giá suốt hơn nửa thế kỷ qua. Tàu chiến USS Maine của Mỹ tiến vào cảng Havana vào năm 1897, khi Cuba đấu tranh giành độc lập từ...