Nhà Trắng đánh giá Tổng thống Biden tạo ra các liên minh mạnh nhất lịch sử Mỹ
Nhà Trắng tuyên bố Tổng thống Mỹ Joe Biden đã tạo ra được những liên minh mạnh nhất mà Washington từng có.
Tổng thống Mỹ Joe Biden. Ảnh: AP
“Các liên minh và quan hệ đối tác của Mỹ đang mạnh mẽ chưa từng thấy – một dấu hiệu cho thấy cách tiếp cận của Tổng thống Biden với thế giới nhằm thúc đẩy các lợi ích và giá trị của chúng ta”, Nhà Trắng tuyên bố trên mạng xã hội Twitter ngày 27/11.
Theo Nhà Trắng, cách tiếp cận của ông Joe Biden gồm các biện pháp như sau: tăng cường an ninh tập thể của liên minh quân sự Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương ( NATO), làm sâu sắc thêm quan hệ đối tác xuyên Đại Tây Dương và để Phần Lan, Thụy Điển gia nhập NATO.
Video đang HOT
NATO đã hoàn thiện một khái niệm chiến lược mới tại hội nghị thượng đỉnh được tổ chức ở Madrid vào cuối tháng 6.
Nga đã nhiều lần lên án NATO là một liên minh được xây dựng nhằm mục đích đối đầu. Phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết việc liên minh này mở rộng hơn về phía Đông về bản chất là hành động gây hấn và không giúp châu Âu an toàn hơn. Đồng thời, ông chỉ ra rằng Điện Kremlin không coi việc Thụy Điển và Phần Lan gia nhập NATO là mối đe dọa hiện hữu đối với Nga.
Hồi tháng 7, Thư ký Hội đồng An ninh Nga Nikolai Patrushev cảnh báo rằng các học thuyết mới của NATO có thể làm leo thang căng thẳng, cũng như gây bất ổn ở châu Âu.
Tổng thống J.Biden đảo ngược chính sách hưu trí của người tiền nhiệm
Ngày 22/11, chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ban hành quy định cuối cùng liên quan đến các quỹ hưu trí tư nhân, theo đó yêu cầu chủ lao động cân nhắc các yếu tố ESG (môi trường-xã hội-quản trị) khi lựa chọn hình thức đầu tư từ nguồn tiền trích từ các quỹ này.
Tổng thống Mỹ Joe Biden ký một sắc lệnh tại Nhà Trắng. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Quy định sẽ có hiệu lực sau 60 ngày, qua đó đảo ngược chính sách ban hành dưới thời Tổng thống Donald Trump.
Quy định này được đề xuất vào năm ngoái sau khi Tổng thống Biden chỉ thị cho các cơ quan chính phủ đánh giá rủi ro của những khoản đầu tư từ các quỹ hưu trí tư nhân đối với khí hậu. Các quỹ hưu trí tư nhân này đang đầu tư với số tiền lên đến 12.000 tỷ USD.
Theo quy định ban hành năm 2020 dưới thời Tổng thống Trump, chủ lao động khi đưa ra quyết định đầu tư chỉ cần xem xét các yếu tố tài chính. Bộ Lao động Mỹ cho rằng quy định này không tính đến tác động tích cực của việc cân nhắc các yếu tố ESG đối với các khoản đầu tư sinh lợi trong dài hạn.
Ở các quốc gia phát triển, các quỹ hưu trí tư nhân được lập ra nhằm đề phòng rủi ro các chính phủ không đủ tiền mặt để trả lương hưu cho người lao động. Chủ lao động trích một phần tiền lương của nhân viên để cho vào quỹ hưu trí, sau đó dùng số tiền này để đầu tư sinh lợi (vào chứng khoán, trái phiếu...), tùy nguyện vọng của nhân viên. Tiền mang đi đầu tư có thể mang về lợi nhuận cao, nhưng rủi ro cũng cao, vì vậy nhiều nhân viên chọn cách chia nhỏ số tiền và bỏ vào nhiều khoản đầu tư khác nhau.
Hiện các công ty đang đối mặt với sức ép ngày càng tăng từ các cổ đông, yêu cầu phải cân nhắc các yếu tố ESG trong các quyết định đầu tư. Các cổ đông cho rằng việc bỏ qua các yếu tố ESG, chẳng hạn như lượng khí thải carbon, có thể khiến giá trị cổ phiếu của công ty sụt giảm.
Đầu tư ESG còn được gọi là đầu tư bền vững. Có rất nhiều hình thức đầu tư ESG, chẳng hạn đầu tư vào các công ty năng lượng Mặt Trời, năng lượng gió hoặc rút vốn đầu tư khỏi các công ty liên quan đến nhiên liệu hóa thạch.
Các quỹ đầu tư ESG đã trở nên phổ biến hơn trong những năm gần đây. Theo Morningstar, trong năm 2021, các nhà đầu tư đã rót 69,2 tỷ USD vào các quỹ này, mức cao kỷ lục so với hằng năm.
Mức tín nhiệm của Tổng thống Biden tăng vọt sau bầu cử giữa kỳ Niềm tin về một chính quyền dưới sự lãnh đạo của một tổng thống đảng Dân chủ đang gia tăng kể từ khi đảng này giành những thắng lợi bất ngờ trong cuộc bầu cử giữa kỳ Quốc hội và giữ được quyền kiểm soát Thượng viện, ngăn chặn một 'làn sóng đỏ" từ đảng Cộng hòa. Tổng thống Mỹ Joe Biden phát...