Nhà Trắng cảnh báo trừng phạt Trung Quốc vì dự luật an ninh
Nhà Trắng cảnh báo dự luật an ninh có thể dẫn đến các lệnh trừng phạt của Mỹ và đe dọa tình trạng trung tâm tài chính của Hong Kong.
“Có vẻ như với luật an ninh này, Trung Quốc sẽ tiếp quản Hong Kong về cơ bản”, Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Robert O’Brien nói trên chương trình “Gặp gỡ báo chí” của NBC hôm 24/5. “Và nếu họ làm thế, Ngoại trưởng Mike Pompeo có thể sẽ không chứng nhận Hong Kong duy trì mức độ tự trị cao và sẽ có các biện pháp trừng phạt được áp dụng đối với Hong Kong và Trung Quốc đại lục”.
Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Robert O’Brien trả lời phóng viên bên ngoài Nhà Trắng hôm 24/5. Ảnh: Reuters.
Dự luật an ninh Hong Kong được đệ trình lên quốc hội Trung Quốc trong phiên khai mạc kỳ họp quốc hội thường niên tại Bắc Kinh hôm 22/5, trong đó cấm các hoạt động ly khai, lật đổ, cũng như sự can thiệp của nước ngoài và khủng bố trong thành phố. Theo thỏa thuận Anh trao trả Hong Kong cho Trung Quốc năm 1997, Hong Kong được hưởng mức độ tự trị cao, các quyền tự do, có hệ thống luật pháp và tình trạng thương mại riêng.
Video đang HOT
Quan chức Mỹ cho biết luật an ninh khi được ban hành sẽ chấm dứt quyền tự trị của Hong Kong và gây hại cho cả nền kinh tế của Hong Kong và Trung Quốc đại lục. Theo ông, luật có thể gây nguy hiểm cho tình trạng đặc biệt của Hong Kong trong luật pháp Mỹ, nền tảng giúp thành phố duy trì vị thế trung tâm tài chính toàn cầu.
“Thật khó để nhìn thấy Hong Kong vẫn là trung tâm tài chính châu Á nếu Trung Quốc tiếp quản”, O’Brien cho hay. “Các tập đoàn toàn cầu sẽ không có lý do để ở lại. Một lý do khiến họ đến Hong Kong là bởi thành phố có thượng tôn pháp luật, hệ thống doanh nghiệp tự do, hệ thống tư bản, dân chủ và bầu cử lập pháp địa phương. Nếu tất cả những thứ đó biến mất, tôi không chắc làm thế nào cộng đồng tài chính có thể ở lại đó”.
Bắc Kinh khẳng định dự luật trên thực tế củng cố nguyên tắc “một quốc gia, hai chế độ”, phục vụ lợi ích và hỗ trợ Hong Kong phát triển. Trưởng Đặc khu Hong Kong Carrie Lam tuyên bố sẽ “hợp tác hoàn toàn” với quốc hội Trung Quốc để hoàn thành dự luật. Bà Lam nói dự luật an ninh sẽ không ảnh hưởng đến quyền, tự do và tính độc lập về tư pháp của đặc khu.
Hàng nghìn người Hong Kong hôm qua xuống đường biểu tình để phản đối dự luật. Cảnh sát sử dụng hơi cay, vòi rồng để giải tán đám đông. Phát biểu tại cuộc họp báo bên lề kỳ họp quốc hội trong lúc biểu tình diễn ra, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị tuyên bố dự luật nên được áp đặt “không chậm trễ phút nào”. Ông Vương cũng nói rằng dự luật an ninh Hong Kong sẽ không ảnh hưởng đến quyền tự do hoặc quyền lợi của các công ty nước ngoài, đồng thời kêu gọi mọi người thay vì lo lắng, nên tự tin hơn về sự ổn định của Hong Kong.
Nhiều quốc gia như Mỹ, Canada, Australia, Anh và EU đã lên tiếng bày tỏ quan ngại về dự luật an ninh Hong Kong, kêu gọi Trung Quốc tôn trọng các quyền, tự do cũng như quyền tự trị cao của Hong Kong. Tổng thống Mỹ Donald Trump trước đó cảnh báo sẽ “phản ứng cứng rắn” nếu Trung Quốc ban hành luật này.
Nghị sĩ nhiều nước phản đối dự luật an ninh Hong Kong
Hơn 200 nghị sĩ và nhà lập pháp từ 23 nước đã ra tuyên bố chung lên án việc Bắc Kinh đề xuất dự luật an ninh Hong Kong.
Trong tuyên bố chung, các nghị sĩ bày tỏ quan ngại sâu sắc về việc Bắc Kinh "đơn phương đề xuất luật an ninh" ở Hong Kong. "Những điều luật hà khắc sẽ chỉ khiến tình hình thêm leo thang, gây khó khăn cho tương lai của Hong Kong với tư cách một thành phố quốc tế của Trung Quốc", tuyên bố có đoạn. "Nếu cộng đồng quốc tế không thể tin tưởng những cam kết của Trung Quốc về vấn đề Hong Kong thì người dân cũng không thể tin ở những vấn đề khác".
Người biểu tình chống dự luật an ninh tuần hành trên một đường phố ở Hong Kong ngày 24/5. Ảnh: AFP.
Những người tham gia ký tên trong tuyên bố chung gồm thống đốc Anh cuối cùng của Hong Kong Chris Patten, cựu ngoại trưởng Anh Malcolm Rifkind, thượng nghị sĩ Mỹ Ted Cruz, Josh Hawley, Marco Rubio, hàng chục nghị sĩ Anh cũng như các nghị sĩ đến từ châu Âu, New Zealand, Canada, Australia, Ấn Độ, Indonesia, Hàn Quốc và Malaysia.
Nói chuyện trên một chương trình radio sáng 24/5, Elsie Leung Oi-sie, phó chủ tịch Ủy ban Luật Cơ bản, đã bác bỏ những ý kiến chỉ trích. Theo bà, quyền tự trị của đặc khu Hong Kong vẫn sẽ không thay đổi và được bảo vệ bởi Luật Cơ bản.
"Nếu luật an ninh giúp cải thiện hệ thống pháp luật thì tại sao nó lại làm suy yếu pháp quyền", bà đặt câu hỏi, tái khẳng định quyền tự do của người dân sẽ không bị ảnh hưởng bởi luật mới chỉ nhắm tới một nhóm người rất nhỏ.
Phó thủ tướng Trung Quốc Hàn Chính ngày 24/5 cũng nhấn mạnh luật mới chỉ nhắm đến "một nhóm người nhỏ bé" nhằm lấp đầy một lỗ hổng pháp lý được phơi bày sau các cuộc biểu tình nổ ra ở Hong Kong hồi năm ngoái.
Dự luật an ninh Hong Kong được đệ trình lên quốc hội Trung Quốc hôm 22/5, trong đó cấm các hoạt động ly khai và lật đổ, cũng như sự can thiệp của nước ngoài và khủng bố trong thành phố. Theo thỏa thuận Anh trao trả Hong Kong cho Trung Quốc năm 1997, Hong Kong được hưởng mức độ tự trị cao, các quyền tự do, có hệ thống luật pháp và tình trạng thương mại riêng.
Các nghị sĩ ủng hộ dân chủ ở Hong Kong chỉ trích mạnh mẽ dự luật trên, nói rằng nó đi ngược lại mô hình "một quốc gia, hai chế độ", theo đó Bắc Kinh cam kết duy trì các quyền tự do cho thành phố. Các nhà ngoại giao nước ngoài lo ngại dự luật có thể mở rộng sự hiện diện của các cơ quan tình báo và an ninh của đại lục tại Hong Kong, "gây nguy hiểm cho quyền và tự do" tại đây.
Bắc Kinh khẳng định dự luật này thực tế củng cố nguyên tắc "một quốc gia, hai chế độ", phục vụ lợi ích và hỗ trợ Hong Kong phát triển. Trưởng Đặc khu Hong Kong Carrie Lam tuyên bố sẽ "hợp tác hoàn toàn" với quốc hội Trung Quốc để hoàn thành dự luật. Carrie Lam nói dự luật an ninh sẽ không ảnh hưởng đến quyền, tự do và tính độc lập về tư pháp của đặc khu.
Hàng nghìn người Hong Kong hôm nay biểu tình để phản đối dự luật an ninh tại các quận Causeway Bay và Wan Chai sầm uất, hô khẩu hiệu phản đối chính quyền. Cảnh sát chống bạo động đã phải phun hơi cay và vòi rồng vào người biểu tình, buộc họ phải giải tán.
Tác động của luật an ninh mới tới Hong Kong Luật an ninh do quốc hội Trung Quốc thông qua có thể ảnh hưởng sâu sắc đến hệ thống tư pháp, truyền thông và vị thế thương mại của Hong Kong. Nửa triệu dân Hong Kong hồi năm 2003 xuống đường biểu tình phản đối việc chính quyền đặc khu đề xuất dự luật an ninh theo Điều 23 trong Luật Cơ bản....