Nhà Trắng cảnh báo hậu quả nghiêm trọng khi Mỹ cắt giảm kinh phí ứng phó COVID-19
Nhà Trắng ngày 9/3 đã cảnh báo “hậu quả nghiêm trọng” đối với công tác ứng phó đại dịch COVID-19, sau khi Quốc hội Mỹ cắt kinh phí ứng phó đại dịch trong gói tài trợ chính phủ.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại một điểm xét nghiệm ở New York, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden cảnh báo rằng nếu không có kinh phí bổ sung, năng suất xét nghiệm sẽ bắt đầu giảm trong tháng này và có thể sẽ mất nhiều tháng để khởi động nếu một biến thể mới xuất hiện gây ra một đợt bùng phát mới.
Theo dự tính, vào tháng 5 tới, nguồn cung các liệu pháp điều trị bằng kháng thể đơn dòng sẽ cạn kiệt. Tiếp đó, vào tháng 9, nguồn cung các loại thuốc kháng virus như Paxlovid của Pfizer cũng không còn. Nhà Trắng trước đó đã lưu ý rằng cần đặt hàng sớm các liệu pháp và thuốc điều trị này.
Trong một phát biểu ngày 9/3, một quan chức Nhà Trắng cho biết: “Nói một cách đơn giản, nếu không hành động ngay bây giờ, người dân Mỹ sẽ gánh chịu hậu quả nặng nề. Chúng tôi đã yêu cầu khoản tiền 22,5 tỷ USD để đáp ứng những nhu cầu cấp thiết nhằm tránh những gián đoạn nghiêm trọng trong công tác ứng phó với đại dịch COVID-19 và chúng tôi yêu cầu Quốc hội cung cấp khoản tiền này như các nguồn hỗ trợ khẩn cấp”.
Video đang HOT
Tuy nhiên, khoản 15,6 tỷ USD để ứng phó đại dịch COVID-19 – vốn đã ít hơn so với yêu cầu của Nhà Trắng – đã bị loại khỏi dự luật cấp kinh phí cho chính phủ trong ngày 9/3, trong bối cảnh tranh cãi đảng phái trong Quốc hội Mỹ.
Một số nghị sĩ Cộng hòa tại Thượng viện yêu cầu cắt giảm kinh phí ở những lĩnh vực khác để bù vào khoản chi trên.
Trước đó, dường như đã có một thỏa thuận lưỡng đảng về khoản tiền 15,6 tỷ USD nói trên, được bù đắp một phần bằng cách cắt giảm kinh phí cứu trợ cho một số bang. Tuy nhiên, một số thành viên đảng Dân chủ tại Hạ viện phản đối việc các bang của họ bị giảm kinh phí cứu trợ, mặc dù Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi khẳng định rằng tất cả các bang sẽ vẫn nhận được ít nhất 91% tổng số tiền dự kiến. Những ý kiến phản đối nói trên rốt cuộc đã khiến các nhà lãnh đạo đảng Dân chủ phải loại bỏ khoản kinh phí ứng phó COVID-19, và bà Pelosi đánh giá đây là một điều “đau lòng”.
Hiện chưa rõ các khoản kinh phí này sẽ được đưa vào đạo luật như thế nào. Nếu không cắt giảm kinh phí cứu trợ các bang thì các nghị sĩ Cộng hòa tại Thượng viện phản đối, nhưng nếu cắt giảm, thì một số nghị sĩ Dân chủ tại Hạ viện lại phản đối.
Trong bối cảnh tranh cãi về kinh phí nói trên, khả năng ứng phó với một biến thể trong tương lai và ngăn chặn sự gia tăng số ca mắc COVID-19 có thể bị ảnh hưởng. Trong khoản kinh phí bị loại bỏ nói trên có 5 tỷ USD chi cho các nỗ lực ứng phó đại dịch COVID-19 toàn cầu, trong đó bao gồm triển khai tiêm chủng cho người dân tại các quốc gia khác nhằm ngăn chặn hình thành các biến thể mới của virus gây bệnh dịch này.
Covid-19 "tấn công" quốc hội Mỹ giữa "bão" Omicron
Quốc hội Mỹ đang chứng kiến số ca Covid-19 tăng chưa từng có, khi tỷ lệ xét nghiệm cho ra kết quả dương tính với SARS-CoV-2 tăng gấp 13 lần chỉ trong một tháng.
Nhà quốc hội Mỹ (Ảnh: Reuters).
Reuters đưa tin, cơ quan lập pháp của Mỹ đang đối diện với làn sóng Covid-19 bùng phát dữ dội, chưa từng có tiền lệ. Cụ thể, tỷ lệ xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 (số ca dương tính trên tổng số người được xét nghiệm) trong 7 ngày qua đã tăng lên 13%. Con số này hồi cuối tháng 11 chỉ là 1%, theo bác sĩ làm việc trong tòa nhà quốc hội Mỹ Brian Monahan.
Trong lá thư ông Monahan gửi các nhà làm luật và nhân viên quốc hội hôm 3/1, một thống kê quy mô nhỏ cho thấy, số ca nhiễm biến chủng Omicron chiếm 61% và Delta chiếm 38%.
Đợt bùng dịch ở quốc hội Mỹ xảy ra trong bối cảnh nước này cũng đang phải đối mặt với làn sóng lây lan dữ dội do Omicron trong thời gian qua. Số ca Covid-19 trung bình trong 7 ngày qua ở Mỹ tăng lên 418.000, tăng gấp 2 lần thời điểm trước đó, theo Reuters.
Khoảng 65% các ca Covid-19 tại quốc hội Mỹ có triệu chứng. Ông Monahan khuyến cáo các nhà làm luật và nhân viên quốc hội nên đeo khẩu trang y tế thay vì đeo khẩu trang vải thông thường.
Ông kêu gọi các bên có thẩm quyền ở quốc hội Mỹ xem xét lại các quy trình và áp dụng tối đa chính sách làm việc từ xa để giảm việc tiếp xúc nhiều nhất có thể giữa lúc dịch bệnh phức tạp.
Ông Monahan cho biết, các trường hợp mắc "Covid-19 đột phá"- chỉ những người đã tiêm chủng nhưng nhiễm mầm bệnh - không phải nhập viện, mắc các biến chứng nghiêm trọng hoặc tử vong. Ông nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tiêm vaccine.
Hiện thời, chính phủ Mỹ đã kêu gọi người dân nước này đi tiêm chủng đủ mũi hoặc tiêm mũi tăng cường để giảm nguy cơ rủi ro trước sự lây lan nhanh chóng của mầm bệnh.
Người mắc COVID-19 mà chưa tiêm vaccine có nguy cơ cao phải điều trị tích cực Theo một nghiên cứu mới, những người mắc COVID-19 mà chưa tiêm phòng có nguy cơ phải nằm phòng chăm sóc tích cực (ICU) cao gấp 60 lần so với những người mắc bệnh nhưng đã tiêm phòng. Điều trị cho bệnh nhân nhiễm COVID-19 tại bệnh viện ở London, Anh. Ảnh: AFP/TTXVN Theo các số liệu của Trung tâm nghiên cứu và...