Nhà trai lên trao vàng nhưng chỉ trao cho chú rể nói: “Giữ đi, đừng để vợ lấy”
Bố mẹ Thu chỉ có mỗi mụn con gái, nhà lại giàu nhưng vì lo cho con, lại không muốn có một chàng rể mang tiếng đào mỏ nên ông bà sống rất giản dị, không phô trương, khi Thu đến tuổi đi học đại học, ông bà cho con thuê nhà ở riêng để tự lập, đồng thời cũng che mắt thiên hạ. Người ngoài không ai biết rằng bố mẹ Thu là người rất giàu có.
ảnh minh họa
Thế nên khi Thu yêu Vinh, anh cũng không biết được gia cảnh nhà Thu như thế nào vì Thu cũng như bao cô gái khác, ở trọ, đi xe đạp đi học. Nhưng rồi tiếp xúc với Thu lâu ngày, thích tính tình của Thu nên yêu cô khi nào không hay. Ngày Vinh đưa Thu về nhà giới thiệu, mẹ anh có vẻ không thích. Bà bảo với con trai:
- Sao con không yêu đứa nào sáng sủa một tí? Con bé này vừa chẳng xinh vừa nhìn nghèo nghèo.
- Mẹ, cô ấy tốt lắm, nhà cô ấy cũng bình thường, không phải nghèo đâu mẹ ạ.
- Tốt có mài ra mà ăn được không? Tao chán với mày lắm con ạ. Gia đình ta mấy đời nay danh giá, không nhẽ giờ mày lại lấy một con vợ bình thường, nghèo rớt mồng tơi?
- Mẹ, con đã bảo cô ấy không nghèo rồi mà…
Cứ thế, những cuộc tranh cãi của mẹ con Vinh về thu chả bao giờ kết thúc êm đẹp. Vinh thì một mực bảo vệ cho tình yêu của mình, mẹ anh thì chỉ muốn tìm ra những điểm yếu của Thu để chỉ trích hòng làm cho con trait hay đổi ý định nhưng bất lực.
5 năm sau, Vinh quyết định tiến đến hôn nhân với Thu sau khi cả hai cùng ra trường và tìm được việc làm. Mẹ Vinh sôi máu nhưng vì con trai cũng thuộc dạng cứng đầu nên bà không làm được gì. Ngày đi sang nhà gái để nói chuyện, mặt bà như đưa đám khi bước vào căn nhà cấp bốn cũ kỹ của cha mẹ Thu. Họ hàng nhà Vinh hôm đó có cả 3 người cô của anh đi cùng, họ cứ ngồi im cau có, đến lúc ra về, họ nhao nhao:
- Giời ơi! Sao thằng cháu của tôi ngu thế không biết? Sao chọn cái đứa nghèo kiết xác mà lấy thế hả cháu?
- Các cô buồn cười, cháu yêu cô ấy chứ có yêu của cải nhà cô ấy đâu?
Video đang HOT
- Mày cứ nói văn vẻ thế chứ sau này sống với nhau rồi mới biết, kinh tế mới là thứ quan trọng.
Vinh tức lắm, nhưng ý anh đã quyết rồi, đằng nào anh cũng phải cưới Thu, nếu không anh sẽ không lấy ai hết. Mẹ Vinh thấy không lay chuyển được con trai thì quay sang kế hoạch khác, bà dự định sẽ hành cho con dâu một trận cho bõ ghét.
Ngày cưới, nhà trai vênh mặt bê tráp đến đón dâu. Bố mẹ Thu thấy vậy hơi choáng nhưng rồi ông bà nín nhịn vì ngày vui của con gái. Nhà trai thấy vậy thì càng khinh ra mặt.
Đến đoạn lên trao quà cho cô dâu chú rể, chả hiểu sao cả 18 người bên họ hàng nhà trai đang có mặt ở đó, ai cũng cầm vàng lên nhưng đều đeo vào tay cho Vinh, Thu không hề có một chỉ vàng nào. Cô cứ đứng trơ ra thế. Bố mẹ Thu nóng mặt lắm.
Cô của Vinh bước lên, trao hẳn cho Vinh một cái lắc to rồi không quên nhắn nhủ với Vinh:
- Giữ đi, đừng để vợ lấy nhá!
Thu điếng người, lúc đó Vinh nhìn vợ với vẻ ái ngại. Anh cũng không nghĩ rằng mình sẽ rơi vào tình cảnh này. Đang chưa biết làm thế nào thì Thu đã chạy xuống cầm lên một cái hộp gỗ, xong xuôi, cô mở ra rồi bảo:
- Thấy mọi người cho vàng rôm rả quá nên cho cháu góp vui với ạ. Trong thùng này có 30 cây vàng, để cháu trao cho mọi người.
Xung quanh cứ nhao nhao, Thu mỉm cười nói tiếp:
- Gì chứ thứ này cháu có nhiều lắm, để cháu phát cho mỗi người 1 chỉ đeo chơi.
Nói rồi cô đi phát cho bên nhà trai thật. Gửi cho người nào, Thu đều thưa gửi rõ ràng, lễ phép khiến họ nhà trai cứ đứng đần mặt ra. Đến lượt mẹ chồng Thu, cô bảo:
- Con xin gửi số vàng còn lại này cho mẹ, cảm ơn mẹ đã sinh và nuôi dưỡng chồng con.
Đúng lúc đó thì bố của Thu cũng bước lên nói:
- Tôi chỉ có một mụn con gái, cả đời làm lụng thực ra cũng chỉ để dành cho con. Vợ chồng tôi cũng chẳng có gì nhiều, chỉ muốn tặng cho chúng nó căn biệt thự giá 10 tỷ làm quà cưới.
Nói xong, bố Thu đưa cho con gái và con rể tờ giấy sở hữu biệt thự. Ông cầm lấy tay Vinh rồi bảo:
- Đã vào nhà này rồi thì ta sẽ coi con như con trai, không hề có sự phân biệt nào cả.
Thu cười hỉ hả, cả cô và bố cô đã cho nhà chồng một bài học nhớ đời ngay từ lúc rước dâu. Vinh cũng hả dạ lắm, anh muốn bố mẹ và họ hàng nhà anh hiểu rằng mình giàu 1 thì có kẻ khác giàu 10, đừng vì đồng tiền mà khinh bỉ hay làm khó nhau. Vinh nhận tờ giấy rồi cảm ơn bố vợ rối rít trong khi đó, nhà Vinh chỉ còn biết há hốc miệng ú ớ trước tình thế bất ngờ này.
Theo Webtretho
Nhà trai thách cưới bằng cân nặng của chú rể
Nhiều nhà trai còn oái oăm khi cân chú rể lên rồi lấy số cân nặng quy ra tiền thách cưới. Cuộc trả giá cho mỗi lần thách cưới đầy bi hài khiến nhiều sơn nữ đành ngậm ngùi vì không có tiền lấy chồng.
Nỗi buồn sơn nữ ế chồng
Một cô gái có vóc dáng nhỏ nhắn, xinh đẹp có ánh mắt đượm buồn kể lại. H'Sướt là con gái út trong gia đình vì đã trót mang tiếng bắt chồng không thành. Theo như lời cô gái kể, thì khoảng hai năm về trước, H'Sướt quen Nay Trung (25 tuổi, ở Krong Pa, Gia Lai) ở làng bên khi H'Sướt qua làng bên chơi với bạn trong một ngày hội làng. Ngay từ lần gặp gỡ đầu tiên ấy cả hai đã phải lòng nhau, từ đó Sướt ngày đêm thương nhớ đến chàng trai tên Nay Trung này.
Ưng cái bụng lắm rồi, H'Sướt quyết bắt Trung về làm chồng cho bằng được. Thế nhưng sự việc oái oăm lại xảy ra khi bên nhà trai nhất quyết không chịu giảm "của hồi môn" khi Nay Trung về làm chồng H'Sướt. Nhà nghèo, bố mất sớm, nhà không ruộng đất, mẹ tần tảo nuôi 5 anh chị em, muốn bắt chồng nhưng gia đình không đủ sính lễ theo yêu cầu phía gia đình Nay Trung. Nhà Nay Trung đòi tiền mặt 60 triệu đồng, 6 con bò sống để dắt về bên ấy, mấy chục bộ đồ truyền thống đổ giữa sàn nhà phải đến 5 - 6 bao, 3 con heo làm thịt vì họ đã có công nuôi dưỡng Trung. Vì nhà chỉ có mình Trung là con trai, nên họ phải đòi nhiều như thế. Nhưng nhà H'Sướt nghèo thế này, lấy đâu ra chừng ấy tiền, chừng ấy bò. Một con bò còn không có chứ đừng nói tới 6 con. Thế là H'Sướt đành nhìn Trung đi làm chồng người khác.
Nhiều sơn nữ muốn bắt chồng nhưng bị thách cưới quá cao. (ảnh minh họa)
Theo phong tục của người đồng bào Jrai ở Tây Nguyên này, khi một người con gái khi đã sang nhà trai hỏi bắt chồng thì cũng đồng nghĩa với việc đã qua một đời chồng. Và một khi bắt không người con trai làm chồng thì chắc hẳn là người con gái đó không còn trinh nguyên, hay vì một lý do nào đó mới không được nhà trai chấp nhận.
Không chỉ riêng gì H'Sướt, nhiều trường hợp khác cũng mang tiếng ế chồng dù chị em cô chưa một lần nào đi hỏi chồng. Hơn 40 mùa rẫy nhưng chị em Chuch không đánh mất đi vẻ đẹp hoang sơ của người con gái núi rừng. Trong khóe mắt cô vẫn không giấu được nổi niềm khát khao mong mỏi có một mái ấm gia đình nho nhỏ như bao cô gái khác trong làng. Rơ Ô H'Chuch buồn buồn nói: "Bố mẹ mình mất sớm, nhà mình thì nghèo, còn 3 đứa em thơ dại nữa. Mặc cảm với số phận nên mình không dám bắt chồng. Bắt về rồi không có chỗ ở, không có rẫy để làm thì lấy gì để ăn. Thôi thì đành ở vậy!".
Bi hài đòi sính lễ theo cân nặng của chú rể
Theo tìm hiểu, tục thách cưới lấy giá "trên trời" chỉ mới vài năm trở lại đây thôi hiện tượng này bắt đầu xảy ra. Trước đây việc bắt chồng không tốn kém như bây giờ, chỉ cần có chiếc vòng tay thay cho nhẫn cưới và một con heo hay con bò, cùng mời họ hàng và làng xóm đến hút thuốc, uống rượu, và một ít tiền gọi là tượng trưng cùng tiếng vỗ tay ủng hộ và công nhận của mọi người. Bây giờ mỗi lần lấy vợ, gả chồng phải tiêu tốn hàng trăm triệu đồng, khiến nhiều gia đình đã nghèo lại càng nghèo hơn. Sau khi cưới, nếu nhà gái có đủ số tiền thách cưới thì có thể đưa chàng rể về. Nếu không đủ, thì coi như hôn lễ không thành.
Cá biệt có trường hợp còn lấy cân nặng của chú rể ra để thách cưới bằng vật chất. Đó là trường hợp của Siu Chơn khi định bắt Ksor Muich làm chồng. Vì hai người đã ưng nhau gần 2 năm, cả buôn đều đã biết rồi nên Chơn muốn bắt Muich làm chồng. Thế nhưng cha mẹ của Muich lại đòi sính lễ rất nhiều. Nhà Chơn xin thách cưới ít thôi nhưng nhà bên kia nhất định không chịu. Họ quyết định sính lễ quy ra tiền mặt bằng cân nặng của Muich. Muich thì to như con trâu rừng vậy. Khi cân lên thì Muich nặng gần tới 70kg, nhà Muich đòi sính lễ như tố, xà lung, xà gạc... hiện rất khó tìm nên nhà trai quy ra tiền để trả của. Giá trị của cải mà nhà trai đòi cho đám cưới ấy khoảng 70 triệu đồng. Nhà Chơn chẳng kiếm đâu ra được số tiền khổng lồ như thế để bắt chồng, nên Chơn đành ngậm ngùi bị ế.
Tục thách cưới đã bị biến tướng khá nhiều. (ảnh minh họa)
Tục bắt chồng là một trong những phong tục tập quán mang đậm bản sắc dân tộc của đồng bào Tây Nguyên. Vậy mà chính những con người của núi rừng này đã đánh mất đi cái thuần phong mỹ tục mà ông bà ta đã để lại. Chỉ vì lòng tham của cha mẹ mà có nhiều cô gái phải sống trong nổi đau buồn không biết giãi bày cùng ai.
Có gia đình 5 người con gái đều đến tuổi bắt chồng nhưng thu nhập của cả nhà chỉ trông vào mấy rẫy mỳ. Mỗi lần lo sính lễ đám cưới cho con là đem rẫy đi cầm, cầm tới cầm lui được vài năm thì bán đứt. Thế nên nghèo khổ trong đồng bào cứ dai dẳng. Chính quyền địa phương đã nhiều lần tuyên truyền, vận động bà con, có người nghe nhưng đa số không đồng ý. Họ cứ làm theo hủ tục, ai muốn bỏ cũng khó. Hiện nay các bậc làm cha làm mẹ ở các buôn làng rất lo lắng việc bắt chồng cho con gái mình.
*Tên nhân vật đã được thay đổi.
Ksor M'thu
Cưới 'máy bay bà già' vì tiền, chàng rể trẻ vẫn làm mình làm mẩy Chỉ đến khi cả khay tiền bê ra đặt trước mặt, chàng trai trẻ mới chấp nhận uống rượu giao bôi với cô dâu đáng tuổi mẹ mình. Người ta có câu: "Có tiền là có tất cả" không phải là không có cơ sở. Những ngày gần đây, cư dân mạng Trung Quốc xôn xao với một đám cưới giữa chàng "phi...