Nhà trai cố tình làm thiếu 10 mâm cỗ cưới, lý do khiến cô dâu nghẹn lời
Sau 2 năm tìm hiểu, tôi quyết định làm đám cưới với bạn trai. Đáng lẽ đây phải là ngày hạnh phúc nhất trong đời nhưng thay vào đó, tôi lại cảm thấy chán nản và thất vọng.
Mọi chuyện bắt đầu từ cách mẹ chồng tính toán cho ngày trọng đại của chúng tôi.
Gia đình anh dự định tổ chức tiệc cưới tại nhà, với danh sách khách mời lên tới 50 mâm. Nhưng thay vì chuẩn bị đủ số mâm cỗ, mẹ anh bảo chỉ cần làm 40 mâm là đủ.
Cô dâu thất vọng vì cách hành xử của nhà trai. Ảnh minh họa: FP
Bà lý giải: “Không phải ai cũng đến. Nhiều người chỉ mừng mà không đi ăn cỗ. Nếu có ai đến mà không đủ chỗ ngồi thì ghép vào mâm khác, chật một chút cũng được. Mẹ rút kinh nghiệm từ đám cưới chị con rồi”.
Nghe bà nói, tôi cảm thấy vừa bất ngờ vừa thất vọng.
Đám cưới lẽ ra phải là ngày vui, là lúc gia đình tiếp đãi khách khứa một cách chu đáo để thể hiện sự trân trọng. Nhưng trong mắt mẹ chồng, đây lại giống như một bài toán kinh tế, lợi nhuận được đặt lên hàng đầu.
Bà còn dự trù cả phương án “nếu đông khách quá thì đành chịu khó chật chội một chút, người ta cũng thông cảm”.
Thực tế không diễn ra ra như bà dự đoán và còn tệ hơn thế. Ngày cưới, khách đến đông hơn dự kiến. Một số người, ăn mặc chỉnh tề, mang theo phong bì mừng cưới nhưng lại không có chỗ ngồi.
Video đang HOT
Có người còn đưa cả con cái đến để dự tiệc. Nhìn họ loay hoay, ngại ngùng đứng trước sân, rồi lặng lẽ ra về, tôi cảm thấy xấu hổ thay cho gia đình chồng.
Không chỉ tôi mà một số khách mời ngồi bên trong thấy cảnh đó cũng tỏ ra không hài lòng. Những bàn cỗ đông đúc, người ngồi chen chúc, thức ăn chia phần không đủ… khiến ngày vui bỗng thành bức xúc, khó xử.
Lễ cưới không chỉ là ngày hai người gắn bó với nhau mà còn là dịp để thể hiện lòng biết ơn, sự tôn trọng với những người đến chung vui.
Việc khách khứa phải ra về vì không có chỗ ngồi hay những ánh mắt ngao ngán khi bàn tiệc quá tải khiến tôi tự hỏi: Phải chăng, trong mắt gia đình anh, danh dự và sự tôn trọng cũng chỉ đáng giá vài mâm cỗ?
Sau buổi tiệc, tôi đã nói chuyện với chồng. Anh bảo: “Em nghĩ nhiều quá, ai cũng hiểu mà. Mẹ chỉ muốn tiết kiệm, đâu có ý gì xấu”.
Nhưng trong lòng tôi, đây không chỉ là chuyện tiết kiệm hay tính toán. Đây là vấn đề quan niệm và cách cư xử.
Tôi lo lắng, liệu đây có phải là dấu hiệu cho những bất đồng lớn hơn sau này? Nếu những điều như vậy đã không được coi trọng, liệu sau này tôi có thể sống hòa thuận, vui vẻ?
Tôi nghe nhiều lời bàn tán sau đám cưới và nói với chồng nhưng anh chỉ bảo: “Mọi người nói gì kệ họ. Cưới xin qua rồi, ai còn nhớ làm gì!”.
Anh có thể dễ dàng bỏ qua nhưng với tôi, những lời đồn thổi ấy cứ bám riết lấy, như muốn nhắc nhở rằng đám cưới không trọn vẹn là dấu hiệu cho những điều không tốt đẹp trong cuộc hôn nhân này.
Chồng quyết đi tuần trăng mật một mình, chuyện phía sau khiến cô dâu vỡ mộng
Anh lấy lý do muốn tận hưởng kỳ nghỉ lần đầu cùng nhau dưới danh nghĩa vợ chồng và tin rằng chuyến đi là cách để chúng tôi có thêm kỷ niệm, vun đắp tình cảm.
Từ nhỏ đến giờ, tôi luôn mơ ước được đến Nhật Bản và có một tuần trăng mật lãng mạn ở đây. Tôi chờ đợi đến lúc kết hôn để có thể thực hiện ước mơ của mình.
Đám cưới của chúng tôi diễn ra nhiều niềm vui trước sự chứng kiến của người thân, bạn bè. Chúng tôi đã lên kế hoạch cẩn thận trước đám cưới và tất nhiên là bao gồm cả chuyến đi trăng mật.
Ảnh minh hoạ: P.X
Chúng tôi quyết định sẽ đi hưởng tuần trăng mật ở Nhật Bản trong 4 ngày. Tôi lo việc đặt phòng khách sạn còn anh lo đặt vé máy bay. Tôi nghĩ mình sẽ có một chuyến trăng mật đáng nhớ. Nhưng sự cố bất ngờ khiến mọi kế hoạch đổ bể.
Nhà tôi có 2 chị em gái, cách nhau 3 tuổi. Bố mẹ tôi ly hôn. Mẹ đi nước ngoài còn bố lấy vợ mới. Hoàn cảnh như vậy khiến chị em tôi càng thân thiết, thương yêu nhau hơn.
Khi tôi lên thành phố học đại học, em gái ở dưới quê với gia đình mới của bố. Em kể rằng vợ mới của bố vẫn chăm sóc cho em nhưng dù đã cố gắng hai người vẫn không thể hòa hợp. Tôi động viên em cố gắng học tốt thi đại học để lên thành phố ở với tôi.
Kế hoạch của chị em tôi cuối cùng cũng thành hiện thực. Lên thành phố, chị em tôi chăm sóc cho nhau, tôi vừa làm vừa học kiếm tiền nuôi em.
Bố mẹ vẫn gửi tiền cho chị em chúng tôi nhưng có lẽ tuổi thơ thiếu thốn tình cảm của gia đình khiến tôi giận họ nhiều. Tôi chỉ nhận tiền của họ để đóng học phí cho hết 4 năm đại học còn từ đó tôi từ chối nhận thêm.
Thời gian trôi thật nhanh, em gái tôi lấy chồng trước tôi 2 năm. Đám cưới của tôi diễn ra khi em gái đang mang bầu ở những tháng cuối của thai kỳ.
Thật trùng hợp thế nào mà ngày cưới của tôi cũng là ngày em gái sinh con đầu lòng. Buổi sáng em vẫn đi dự đám cưới của tôi thì tối đến em đi viện sinh em bé sớm hơn dự định.
Mọi chuyện diễn ra quá bất ngờ, em tôi vào viện mổ cấp cứu. Khó khăn lúc đầu, nhưng rồi cũng được mẹ tròn con vuông. Đón em bé trên tay tôi lâng lâng như chính tôi là mẹ vậy. Chỉ có điều sức khoẻ của em tôi không được tốt.
Chồng em đi công tác chưa về kịp, bố mẹ chồng ở quê mới lên nên chưa quen việc, với lại ông bà cũng đã ngoài 70 tuổi. Vì thương em không có ai bên cạnh nên tôi quyết định ở lại chăm sóc em.
Tôi nói với chồng không đi tuần trăng mật nữa mà ở lại chăm em. Chúng tôi có thể lùi thời gian và đi tuần trăng mật sau cũng được. Tôi nghĩ anh sẽ thông cảm nhưng thái độ của anh khiến tôi vỡ mộng.
Anh khăng khăng, thậm chí còn thách thức nếu tôi không đi, anh sẽ đi một mình.
Anh lấy lý do muốn tận hưởng kỳ nghỉ lần đầu cùng nhau dưới danh nghĩa vợ chồng và tin rằng chuyến đi là cách để chúng tôi có thêm kỷ niệm, vun đắp tình cảm.
Nhưng sau một hồi cãi vã anh mới nói lý do thực sự vì không muốn mất số tiền đã bỏ ra. Anh tiếc tiền vé máy bay, tiền đặt cọc phòng. Anh lý giải rằng em tôi đã có bố đẻ, mẹ chồng, bố chồng của em, tại sao tôi phải ở lại. Chồng em ấy cũng sẽ về sớm thôi. Anh trách tôi bao bọc em gái quá, cứ như làm mẹ của em ấy vậy.
Tôi rất thất vọng vì hành động của chồng. Tôi thương em thiếu thốn tình cảm của mẹ nên lúc em sinh nở, tôi muốn ở cạnh để em cảm thấy ấm lòng.
Thật sự, đó là lúc mà anh nên cho thấy anh sẽ luôn ở bên tôi bất kể khó khăn có xảy ra, nhưng anh lại không làm như vậy. Lý do anh đưa ra tôi thấy khó chấp nhận. Nhà đang xảy chuyện nhưng anh vẫn quyết đi tuần trăng mật một mình. Tôi chợt nghĩ chúng tôi mới kết hôn, có một chút vấn đề khúc mắc, anh đã cư xử một mình một ý, không có sự thấu hiểu như vậy, không biết sau này sẽ ra sao?
Vừa đặt chân đến đám cưới cô bạn thân, tôi đã bị cô ấy đuổi về vì lý do khó đỡ Cuối tuần trước, tôi ăn diện đẹp đẽ đến dự đám cưới cô bạn thân. Nhưng vừa đến, cô dâu đã đuổi tôi về vì một lý do khó đỡ. Cuối tuần trước, khi tham dự đám cưới bạn thân, tôi đã bị cô ấy đuổi về vì một lý do khó đỡ. Tôi có một cô bạn thân từ thời học cấp...