Nhà trai bỏ chạy khỏi lễ ăn hỏi vì bị đòi phong bì 10 triệu
Gia đình nhà trai thấy bị phê bình thì nóng mắt. Ông bố chồng em đứng dậy cắt lời đại diện nhà gái và cho rằng, số tiền 10 triệu là quá lớn. Đặt số tiền đó không khác gì mua đứt em.
Ảnh minh họa
Ngày hôm qua là lễ ăn hỏi của em. Lẽ ra, đó là ngày vui, ngày kỷ niệm đáng nhớ của em, không ngờ ngày vui đó lại biến thành bi kịch.
Em năm nay 27 tuổi. Em làm việc trong một cơ quan nhà nước. Bạn trai bằng tuổi em. Chúng em quen và yêu nhau đã được một năm.
Hai tháng trước, chúng em đã về ra mắt gia đình và được đồng ý nên đã sắp xếp để bố mẹ hai bên gặp nhau.
Gia đình nhà trai đến nhà em nói chuyện rồi xin phép làm lễ ăn hỏi và xin cưới em. Bố mẹ em không phản đối nên hai nhà dễ dàng đi đến thống nhất. Riêng lễ ăn hỏi, bố mẹ em không thách cưới nhưng yêu cầu nhà trai phải có đầy đủ lễ lạt theo quy định chung của địa phương.
Gia đình nhà trai có hỏi, quy định đó bao gồm những gì vì mỗi địa phương lại có một phong tục riêng? Bố mẹ em đã thẳng thắn yêu cầu: Lễ ăn hỏi phải có 5 đến 7 tráp (bao gồm: trầu cau, chè thuốc, bánh kẹo, hoa quả) và một lễ đen- tức phong bì.
Trong phong bì đó phải có số tiền 10 triệu. Số tiền đó chính là tiền để bố mẹ em mua sắm lễ mặn cúng ông bà tổ tiên. Đây là quy định chung của địa phương em chứ không phải của riêng gia đình em.
Họ nhà trai, sau khi nghe đến khoản tiền 10 triệu thì tái nhợt mặt. Tuy nhiên, sau đó, ông bố (em tạm gọi là bố chồng) đã nhanh chóng lấy lại tinh thần và nhất trí cao với yêu cầu của bố mẹ em.
Cách ngày ăn hỏi một ngày, bạn trai em nhắn tin cho em bảo, bố mẹ anh ấy chỉ đồng ý mức tiền 5 triệu để bỏ vào phong bì. Lý do là vì, cách đây 1 năm, trong họ hàng bên nội nhà anh ấy cũng có người lấy vợ ở xã em. Khi đó, họ chỉ có phong bì 3 triệu. Bố chồng em bảo, không lý gì phải bỏ phong bì 10 triệu để cưới em.
Video đang HOT
Em đọc tin nhắn của bạn trai, cảm thấy bị xúc phạm ghê gớm. Tuy nhiên, em vẫn nhẹ nhàng giải thích.
Em bảo: “Mỗi địa phương có một quy định khác nhau và mỗi làng trong xã cũng không giống nhau. Ở làng em, đám cưới nhà nghèo cũng phải theo quy định đấy thì tại sao nhà trai lại kỳ kèo 5 triệu – 10 triệu với gia đình em?”.
Sau đó, em bảo bạn trai nhận lo chiếc phong bì đó để bố mẹ chồng không phải tiếc rẻ và gia đình em cũng không bị ê mặt trước họ hàng. Bạn trai em đã đồng ý với em.
Hôm qua là lễ ăn hỏi, em cứ đinh ninh rằng, mọi chuyện đã được sắp đặt ổn thỏa. Tuy nhiên, lúc đại diện gia đình em mở lễ và bóc phong bì trước mặt họ hàng đôi bên thì phát hiện chiếc phong bì chỉ có 5 triệu đồng. Vị đại diện này rất thẳng thắn nói rằng, nhà trai làm như vậy là chưa đúng yêu cầu của nhà gái.
Bố em định đứng lên nói đỡ lời cho thông gia nhưng vì phong tục tập quán, bố em là chủ nhà nhưng vẫn là bậc con cháu nên không được phép cắt lời bề trên.
Kết quả, gia đình nhà trai thấy bị phê bình thì nóng mắt. Ông bố chồng em đứng dậy cắt lời đại diện nhà gái và cho rằng, số tiền 10 triệu là quá lớn. Đặt số tiền đó không khác gì mua đứt em. Vì thế, ông ấy không chấp nhận. Ông còn đưa ra dẫn chứng, đám A, đám B ở xã em chỉ có phong bì 3 triệu, 4 triệu.
Đến đây thì họ hàng bên em càng thêm bức xúc. Mọi người cho rằng, nhà trai như vậy là không tôn trọng nhà gái và quá tính toán. Thành ra, đôi bên gia đình lời qua tiếng lại.
Cuối cùng, gia đình nhà trai ôm theo lễ lạt và bỏ về.
Bây giờ, em không biết phải giải quyết thế nào nữa? Không lẽ, vì chuyện này mà chuyện trăm năm của chúng em bị dang dở hay sao?
Theo Vietnamnet
Nhìn tráp cưới nhà trai mang đến mà muốn ngất xỉu
Nhìn tráp, em chỉ muốn xỉu. Đã thế, mẹ chồng em còn dõng dạc: 'Tiền chỉ có giá trị tượng trưng. Sính lễ ít không có nghĩa là tôi không thương cháu nó'.
Em vừa làm đám cưới mấy hôm trước nhưng đến nay vẫn buồn vì sính lễ nhà trai quá kém. Giá mà cưới lại thì em sẽ nhắc bố mẹ thách cưới chứ không để tùy nhà trai nữa. Tuy không đến mức 80 triệu giống nhà tác giả bài viết: 'Chán quá, hình như nhà bạn gái tôi đang muốn 'bán con", song cũng phải 10 - 20 triệu. Vì em nghĩ con gái là phải được thách cưới.
Em với chồng quen nhau từ hồi đại học. Chồng em là con trai một, gia đình anh giàu có nổi tiếng ở khu phố. Ngày dẫn anh về ra mắt, ai cũng nói em may mắn khi tìm được một người khá khẩm như thế.
Nhưng chỉ có em mới hiểu, tuy giàu có nhưng gia đình anh rất kĩ càng trong chuyện tiền bạc. Nếu nói thẳng có lẽ là phải dùng từ keo kiệt.
Ảnh minh họa
Nhà 5 tầng, sân vườn rộng thênh thang nhưng mẹ anh không thuê giúp việc. Hàng ngày, bà dành 3 tiếng để dọn, lau chùi. Mỗi khi đến chơi, thấy mẹ anh làm túi bụi không ngơi tay, em cũng phụ giúp. Nhưng nghĩ đến cảnh cưới về, hàng tá việc đó chuyển lên vai là em rùng mình sợ hãi.
Em nói với chồng, anh nói cưới về, anh sẽ thuê người giúp việc theo giờ cho em đỡ khổ. Anh còn khen không ngớt mẹ mình. Nào là đảm đang, tảo tần, giỏi giang... Rồi anh nói em phải học hỏi nhiều từ mẹ cho hoàn thiện bản thân.
Hôm hai gia đình gặp mặt, nhà em đặt 5 bàn, bia bọt thoải mái. Vậy mà nhà trai lên có 8 người bao gồm chú rể, ba mẹ chú rể. Thấy họ trai đi ít quá, mẹ em mới thắc mắc. Bà hỏi vì sao chồng em nói nhà trai lên 16 người mà giờ còn có 8 người.
Mẹ chồng em trả lời lại thế này: 'Đi nhiều tốn nhiều, đi ít tốn ít chị sui ạ. Vả lại, đi 16 người thì phải thuê thêm chiếc xe, tốn thêm một khoản. Chi bằng để tiền đó cho hai đứa làm vốn sau này. Dạm hỏi chỉ là lễ nghi thôi mà, đâu cần rườm rà'.
Gia đình em và họ gái há hốc mồm. Hóa ra, mẹ chồng em cắt nửa số người đi chỉ vì sợ tốn kém. Nhưng thấy trong lời nói của bà có phần nghĩ đến tương lai của tụi em, nên em ngậm ngùi bỏ qua.
Đến phần thách cưới, mẹ chồng em hỏi một câu rất thật: 'Con gái anh chị sui nuôi bao lâu nay, tốn kém không biết bao nhiêu là tiền. Nay nó về làm dâu con nhà tôi, tôi sẽ thương yêu nó như con gái ruột. Nhưng không biết anh chị sui định thách cưới bao nhiêu cho vừa?'.
Một lần nữa, nhà em lại sững sờ. Mẹ em lịch sự nhỏ nhẹ đáp lại: 'Nhà tôi nuôi con là mong con hạnh phúc chứ không phải bán con. Nên tiền sính lễ, thôi thì tùy ý nhà trai'. Nghe vậy, mẹ chồng em tỏ ra hứng khởi lắm.
Khi chuẩn bị cưới, em cũng vài lần hỏi chồng về tiền cưới. Anh nói tiền đó do mẹ chuẩn bị, anh cũng không biết. Nhưng chắc mẹ anh sẽ đi cưới nhiều, nên em đừng lo.
Khi biết tin em làm dâu nhà giàu có, mọi người đều nói em chuột sa chĩnh gạo. Nhà trai chắc chắn sẽ cho nhiều tiền vàng để nở mày nở mặt. Em cũng mong là như thế. Ai ngờ, sự thật lại khiến em bẽ bàng, xấu hổ trước mọi người.
Ảnh minh họa
Vì nhà xa nên gia đình thống nhất làm lễ ăn hỏi và lễ cưới cùng trong ngày để bớt các khoản chi phí không cần thiết. Hôm đó, nhà trai đi tổng cộng 10 tráp. Khi mở tráp tiền, em hồi hộp lắm, nghĩ mẹ chồng chỉ có một cậu con trai, nên chắc chắn cọc cưới phải vài chục triệu.
Thế mà, trong cái tráp to tướng, chỉ có đúng 4 tờ 500 ngàn xòe ra. Nhìn tráp, em chỉ muốn xỉu. Đã thế, mẹ chồng em còn dõng dạc: 'Tiền chỉ có giá trị tượng trưng. Sính lễ ít không có nghĩa là tôi không thương cháu nó'.
Trời ạ, có mẹ nào rơi vào cảnh như em không? Mọi người bên ngoài nhốn nháo khi biết nhà trai đi cưới em có 2 triệu bạc, còn thảm hơn một gia đình nghèo. Lúc đó, em chỉ ước có cái lỗ nào để chui xuống cho bớt xấu hổ. Chồng em vẫn cười hề hề, vui vẻ trao nhẫn cho em như không có chuyện gì.
Suốt đám cưới, em không nở được một nụ cười nào. Em có cảm tưởng mình rớt giá thảm hại khi được cưới đúng 2 triệu không hơn. Nhìn tráp ăn hỏi, em chỉ muốn hủy hôn ngay lập tức.
Giờ đã khuya, tân hôn động phòng cũng đã xong. Mà lời hứa sáng nay, mẹ chồng em chẳng thấy thực hiện, thật là chán quá các mẹ ạ. Dự báo tương lai, em sẽ khổ dài dài với bà mẹ chồng keo kiệt này đây.
Theo Afamily
Giận tím mặt vì lễ ăn hỏi toàn vàng giả của nhà trai "Em không sứt mẻ đui què gì, thế mà nhà anh lại mang vàng giả đến bôi tro trát trấu vào mặt bố mẹ em. Nhà anh và cả anh nữa, tại sao không coi nhà em ra gì hết", tôi hét lên. ảnh minh họa Kể ra chắc chẳng mấy người tin vào câu chuyện trớ trêu này nhưng nó là sự...