Nhà tôi tiêu Tết chỉ gói gọn trong 7 triệu!
Tết Bính Thân năm nay, gia đình tôi chỉ tiêu gói gọn trong 7 triệu đồng không hơn không kém. Tất cả tôi đã lên kế hoạch chi tiết.
Lên mạng thấy mọi người kêu sợ Tết vì tốn kém này nọ, tôi thấy lạ vì tính đi tính lại nhà tôi chỉ tiêu hết 7 triệu. Mà chừng đấy là tôi còn tính dư giả ra đấy, chứ không cũng chỉ 5 triệu là vừa.
Như hôm qua đi làm, có bà chị trong cơ quan bảo, năm nay riêng mừng bố mẹ chồng đã chục triệu, ông bà ngoại 5 triệu, tiền chuẩn bị ở nhà riêng cũng mười mười lăm triệu. Vậy là mỗi cái Tết mà đã tiêu gần 30 triệu rồi.
Thực sự tôi không thể nào hiểu được, Tết có hơn 1 tuần, mọi người ăn gì tiêu gì mà tốn kém đến như vậy. Đành rằng đây là ngày lễ chỉ có một lần trong năm nhưng 1 lần sung sướng, ăn chơi để rồi cả năm cò cổ làm trả nợ và chi tiêu thì quá khổ.
Một số người lại nói, tùy vào từng hoàn cảnh cụ thể mà tiêu pha. Người nhiều tiền tiêu nhiều, người ít tiền tiêu ít, người không có không tiêu. Thiết nghĩ, tiêu thế nào cho hợp lý mới khó chứ còn nói xuề xòa như thế ai chẳng nói được. Chẳng ai biết tiêu thế nào là nhiều, thế nào là ít cả. Người nói tiêu ít nhưng mà không tính toán rồi cũng sẽ thành tiêu nhiều. Mà người giàu thường là những người biết tính toán chứ chẳng bao giờ họ bỏ tiền ra một cách phung phí cả. Vậy nên tốt nhất là cứ tính toán trước rồi hẵng chi.
Tôi xin kể ra kế hoạch chi tiêu của gia đình mình để mọi người xem và cho ý kiến. Cũng chẳng phải khoe khoang hay tự biện hộ cho mình, chỉ là viết ra để mọi người thấy, Tết không quá tốn kém và ghê gớm như mọi người lo sợ.
Tôi và chồng quê ở gần nhau, đều sinh ra và lớn lên ở Thanh Hóa, nhà cách nhau 6km. Bình thường như mọi năm, cứ đến tầm 27, 28 Tết là cả nhà rục rịch về quê ăn Tết. Nhưng năm nay đã có nhà mới nên chúng tôi ở lại để còn cúng Giao thừa, tất niên nên mùng 3 mới về quê được.
Đầu tiên cứ nghĩ đón năm mới hai nơi sẽ tốn kém nhưng khi tính lại cũng chỉ đến 7 triệu thôi. Như năm ngoái, nếu về quê thì rơi vào khoảng hơn 4 triệu, trong đó có 1 triệu tiền tàu xe đi lại. Tiền mừng bố mẹ hai bên khoảng 2 triệu. Còn lại hơn 1 triệu là tiền mừng tuổi và chi tiêu linh tinh.
Còn năm nay, ở lại ăn Tết nên tôi cũng phải sắm sanh vài thứ lặt vặt trong nhà và mâm cúng cỗ như: trang trí cành đào, thức ăn trong 5 ngày: 2 triệu rưỡi, tiền mừng tuổi bố mẹ hai bên gửi về quê 2 triệu, tiền tàu xe đi lại về quê sau Tết 1 triệu 2. Còn 1 triệu 3 là để về quê mừng tuổi các cháu nội ngoại, các cụ và chi tiêu phát sinh. Tổng cộng hết: 7 triệu.
Sở dĩ tiền mừng tuổi năm nào của gia đình tôi cũng gói gọn trong khoảng 1 triệu vì quan niệm của tôi khác mọi người. Mừng tuổi là để lấy lộc chứ không phải để tính thiệt hơn về giá trị tình cảm. Vậy nên với cháu nào tôi cũng bỏ bao lì xì 20 nghìn hoặc 10 nghìn, các cụ thì nhỉnh hơn chút là 50 nghìn. Thế nên với khoản mừng tuổi cũng chỉ đến 700 nghìn là cao rồi, đấy là tôi còn tính ra cho những cái bao lì xì với các cháu nhỏ hàng xóm nhà mới, không thì còn ít hơn nữa.
Video đang HOT
Đồ ăn thức uống tôi cũng lên danh sách cụ thể từng món theo mỗi ngày. Và đặc biệt là tính cho số người ăn chứ không bạ gì mua nấy, thấy thích, thèm cái gì là mua lấy mua để rồi chất đống trong tủ lạnh. Thực phẩm vừa dễ hỏng, mất ngon khi để quá lâu, vừa tốn kém, lãng phí.
Ngay như mấy cái thứ kẹo bánh, nhiều người cứ thích chọn đồ ngoại ăn cho sang chảnh, tôi thì thấy không cần thiết. Thứ nhất ăn nhiều đồ ngọt dễ bị tăng cân mà hại sức khỏe . Thứ hai, kẹo bánh nội cũng đầy thứ ngon, chẳng dại bỏ tiền ra cho những thứ không đâu.
Rượu bia cũng mua 1 két cho chồng dùng khi tiếp khách chứ bình thường chẳng ai uống. Thêm nữa nước ngọt cũng hại cho sức khỏe nên tôi chỉ chi vào hoa quả là chính. Năm nay có mối quen tôi đặt sẵn một yến cam hết có 250 nghìn, táo ngọt 1 yến 230 nghìn, kẹo bánh cũng chỉ gói gọn trong 200 nghìn, 1 cân thịt trâu gác bếp: 650 nghìn. Một cành đào cho có không khí Tết 150 nghìn. Còn lại là tiền thức ăn trong 5 ngày khoảng hơn 1 triệu nữa. Vậy là tiền tiêu Tết ngoài này chỉ hết 2 triệu rưỡi.
Đấy là kế hoạch chi tiêu Tết Bính Thân năm nay của gia đình tôi. Tôi đã cất riêng ra một khoản 7 triệu không đụng vào rồi. Không biết mọi người thì thế nào? Cùng chia sẻ để học hỏi kinh nghiệm của nhau nhé.
Theo Blogtamsu
Cận cảnh phật thủ chơi Tết tiền triệu bung hàng
Nhiều cây phật thủ chơi Tết đã được nhà vườn bán trên thị trường với mức từ 1 đến 7 triệu đồng.
Tại các chợ hoa, cây cảnh trên đường Hoàng Hoa Thám, Lạc Long Quân, Nghi Tàm (Hà Nội) nhiều loại cây cảnh chơi Tết độc lạ, đủ mức giá, chủng loại đã bung hàng để thu hút khách mua. Năm nay, cây phật thủ chơi Tết có nhiều dáng đẹp mắt và thu hút.
Cây phật thủ cảnh hầu hết được nhà vườn từ Đắc Sở (Hoài Đức) mang về Hà Nội bán dịp Tết. Giá mỗi chậu phật thủ dao động từ 1- 7 triệu đồng. Theo anh Minh (chủ cửa hàng cây cảnh trên đường Hoàng Hoa Thám): "Những chậu có nhiều quả phật thủ, quả vàng, bóng, đều ngón, trọng lượng quả từ 1,3 - 1,4kg có giá từ 5-7 triệu đồng, có những chậu từ 10 triệu đồng thường là quả to, từ 1,6 - 1,9kg".
Anh Hoàng (người bán phật thủ trên đường Lạc Long Quân) cho biết: "Không chỉ cầu kỳ chọn dáng cây đẹp, nhiều khách còn quan trọng số lượng quả theo ý nghĩa phong thủy. Họ thường chọn những chậu có số lượng quả như 6, 8, 9 hoặc kết thúc bằng những con số 1,6,7,8,9 để lấy may năm mới".
Theo những người bán, cây có quả nặng từ 2- 3,5kg hiếm hơn, những cây này phải có giá từ 10 triệu đồng. Những cây được lựa chọn cẩn thận, quả to, tay dài, mập, có nhiều ngón đều, trơn cật, màu vàng, mùi thơm dễ chịu khi để trong nhà.
Để bảo quản phật thủ khi di chuyển từ nhà vườn ra điểm bán, các chủ vườn phải bọc quả cẩn thận trong các túi nilon, giấy báo.
Ngoài các dáng cây thường thấy, nhiều người uốn tròn cành phật thủ, để từng quả rủ xuống lạ mắt hơn.
Có giá "mềm" hơn, các chậu phật thủ lùn ghép cùng bưởi, cam được bán từ 2 triệu đồng/chậu. Chúng được mua để trang trí nhà ngày Tết hoặc biếu tặng. Chị Lan Anh (một khách mua hàng) chia sẻ: "Cây Phật thủ có ý nghĩa đón khách quý, rước tâm an, lại mùi thơm thanh, nhẹ .Theo quan niệm dân gian có thể trừ tà khí , mang lại sự tốt lành cho gia chủ nên năm nào gia đình tôi cũng mua 2 chậu. Thường thì tôi chọn chậu nhỏ, tán thấp vì diện tích nhà khiêm tốn".
Đủ loại phật thủ cảnh được bày bán trên đường phố Hà Nội.
Bên cạnh phật thủ chơi Tết, các loại cảnh ghép nhiều loại quả như cam, chanh, bưởi, phật thủ, quýt... đã bung hàng.
Tùy theo số lượng các loại quả ghép trên cùng một cây mà mức giá của chúng khác nhau. Những cây có từ 3-5 loại quả được rao bán 3-5 triệu đồng. Những cây được ghép 6 loại có giá "chát" hơn, trên 5 triệu đồng.
Hình ảnh những cây ngũ quả, thất quả "hốt bạc" ngày Tết.
Năm nay, thị trường Tết còn có thêm các loại bưởi cảnh đắt đỏ, cá biệt có cây cho thuê với giá cả trăm triệu đồng.
Mặt bằng giá chung cho bưởi cảnh Tết Bính Thân từ 7 - 40 triệu đồng. Theo lời nhiều người bán, mặc dù giá bưởi cảnh không hề rẻ song vẫn đắt hàng, khách mua chủ yếu là đại gia hoặc doanh nghiệp.
Theo_Kiến Thức
Truy thu tiền người "tù treo vẫn nhận lương 7 triệu" TAND huyện Đức Cơ tuyên phạt ông Sơn 24 tháng tù treo về tội "Nhận hối lộ" . Tuy nhiên, từ khi bị tòa tuyên phạt đến nay, ông Sơn chưa được bố trí công việc mới nhưng vẫn nhận lương hơn 7 triệu đồng/tháng. Theo tin tức báo Giao Thông, ngày 11/11, UBND huyện Đức Cơ, Gia Lai cho biết, đã chỉ...