“Nhà tôi có 4 đứa con, mà 3 đứa cùng mắc bệnh… nhà giàu”
Con gái thứ 2 mắc bệnh hội chứng thận hư, hai anh em sau cùng thì bị thiếu máu Thalassemia – những căn bệnh được xếp vào dạng bệnh nhà giàu vì tốn kém, điều trị cầm cự lâu dài chứ không bao giờ khỏi – trong khi nhà chị lại rất nghèo
“Một đứa bị bệnh, rồi hai đứa và giờ đến đứa thứ ba…”
Nỗi khó khăn, vất vả ngày càng lớn khi gia đình chị Trương Thị Thủy (45 tuổi, trú tại Đội 4, thôn Vân Hòa, xã Triệu Hòa, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị) có 4 đứa con thì đã hết 3 đứa mắc bệnh.
Chỉ mỗi con gái đầu (25 tuổi) là khỏe mạnh, còn lại đứa nào cũng mang trong mình bệnh tật nhiều năm qua. Con gái thứ hai (23 tuổi) vừa tốt nghiệp trường ĐH Sư phạm Quảng Trị bị bệnh thận hư đã 10 năm nay. Hiện tại, bệnh tình có khá hơn nên chỉ cần nghỉ ngơi và uống thuốc. Nhưng mỗi khi căng thẳng hoặc suy nghĩ nhiều là bệnh lại tái phát.
Vì cha mẹ lo chữa bệnh cho các em nên hai chị gái phải vừa học vừa làm thêm để tự kiếm tiền nuôi sống bản thân. Hai em còn lại là Trương Anh Tuấn (15 tuổi) và Trương Thị Thanh Thúy (14 tuổi) đều mắc bệnh Thalassemia (bệnh thiếu máu do di truyền).
Từ khi sinh ra, Tuấn là một đứa bé khôi ngô, khỏe mạnh. Nhưng đến năm 2 tuổi, em đã bắt đầu có các triệu chứng của bệnh như: vàng da, chảy máu mũi hay biếng ăn. Lúc đó, cả gia đình chỉ nghĩ là những triệu chứng bình thường nên không đưa em đi khám. Khi bệnh tái phát nhanh chóng và có dấu hiệu tức ngực cũng như sốt cao thì em được chuyển vào Bệnh viện Trung ương Huế để điều trị. Dù đã 15 tuổi nhưng trông Tuấn rất gầy gò, ốm yếu bởi mỗi ngày em phải truyền thuốc đến 3 lần.
Hai anh em Tuấn, Thúy phải nằm viện suốt mấy năm trời vì bệnh
Trước đây, Tuấn còn bị bệnh viêm xương nên không hoạt động mạnh được. Em đã bị gãy tay 4 lần chỉ vì trượt chân ngã gần nhà. Suốt 7 năm trời, ngày nào mẹ cũng đưa đón đi học kể cả nắng mưa. Có lần, tưởng chừng cậu bé 15 tuổi không qua khỏi khi bị nhiễm trùng máu rất nguy kịch. “Gần 20 ngày phải nằm phòng cấp cứu, cả gia đình tôi dường như chẳng còn hy vọng nào nữa. Nhưng may mắn em nó đã vượt qua khỏi lần nguy kịch đó” – mẹ Tuấn xúc động kể lại.
Đó là khoảng thời gian khó khăn khi cả gia đình phải đối mặt với lần “thập tử nhất sinh” của đứa con trai duy nhất trong nhà. Đến tận bây giờ, khi thấy con ngày càng ốm dần vì bệnh, chị Thủy lại rưng rưng nước mắt. Qua bao nhiêu năm chật vật chữa bệnh cho Tuấn, gia đình chị Thủy lại đón nhận một nỗi đau khác khi biết tin đứa con út cũng bị bệnh như anh trai.
“Vào năm 2010, Thúy có những biểu hiện lạ giống Tuấn. Dường như, tôi chẳng còn can đảm để đưa con đi khám nữa! Đến năm 2012, bệnh tái phát, mũi của Thúy ngày một dẹt hơn và mặt cũng sưng lên. Thấy vậy, gia đình mới nhanh chóng đưa em nó vào viện”.
Bỗng, đôi mắt của người mẹ rưng rưng với giọng nói nghẹn lại: “Một đứa bị bệnh, rồi hai đứa và giờ đến đứa thứ ba… Ông trời thật nhẫn tâm! Gieo bệnh tật cho 2 đứa con của tôi chưa đủ hay sao mà còn giày vò đứa con út đáng thương nữa vậy?!”.
Bác sĩ Châu Văn Hà, Trưởng khoa nhi Tổng hợp 2, Trung tâm Nhi khoa, Bệnh viện Trung ương Huế cho biết: “Khi có triệu chứng da tái nhợt thì phải cho các cháu nhập viện liền. Bệnh của hai anh em cần được phẫu thuật cắt lách và ghép tủy thì mới có tiến triển. Nhưng để bệnh dứt khỏi thì không thể, vì bệnh này phải truyền máu và truyền thuốc thải sắt đến suốt đời”.
Cả hai anh em đều phải truyền thuốc một ngày đến 3 lần
“Chưa có lần nào cha tụi nó ở viện quá một ngày!”
1 tháng phải tái khám 1 lần nên hai anh em thường xuyên nghỉ học và không theo kịp bài vở trên lớp. Do nhà quá xa nên khi vào đây rất tốn kém. Mỗi lần nhập viện khoảng 10 ngày, chị Thủy phải chi trả hơn 5 triệu đồng để mua thuốc ở ngoài cho hai con. Hơn nữa, nếu tính cả tiền ăn uống, sinh hoạt cho ba mẹ con thì cũng lên đến 6 – 7 triệu đồng. “Cũng may là hai đứa đều có bảo hiểm y tế được miễn giảm 100%” – chị Thủy cho biết.
Gia đình cũng thuộc diện hộ nghèo của xã. Để có tiền chữa bệnh cho các con, chị buộc thế chấp sổ đỏ và vay mượn anh em, bà con trong xóm. Số tiền hiện giờ đã hơn 80 triệu đồng mà chưa thể trả được. Nghề chủ yếu của hai vợ chồng là làm nông. Ở nhà cũng nuôi vài con gà, con lợn hoặc ai thuê gì thì làm đó để kiếm thêm tiền chữa bệnh cho con.
“Cha tụi nó chăm làm lắm. Một phần kiếm tiền nuôi gia đình, một phần lo bệnh cho các con nên từ ngày hai đứa nằm viện đến giờ, chưa có lần nào cha tụi nó ở viện quá một ngày! Có thăm cũng chỉ vào buổi tối rồi sáng sớm hôm sau lại tất bật về nhà và tiếp tục công việc kiếm tiền chữa bệnh cho con. Nhiều lúc thiếu thốn, phải tạm ứng với chủ trước 2, 3 tháng rồi từ từ làm để trả dần” – chị Thủy chia sẻ.
Dù đã 15 tuổi nhưng trông Tuấn rất gầy gò, ồm yếu
Video đang HOT
Gương mặt của đứa con út ngày càng biến dạng vì bệnh. Bệnh tật, ốm đau nhưng vẫn cả hai em vẫn mong được về nhà để đi học cùng bạn bè
Chị cho biết thêm : “Có lần bệnh viện bắt tạm ứng 500.000 đồng/1 bệnh nhân nhưng tôi xin tạm ứng 300.000 đồng cho hai đứa. Bởi nếu đóng một lần thì ba mẹ con sẽ chẳng biết lấy đâu ra tiền để mua cơm cho những ngày về sau…”.
Mỗi người đều có những nỗi khổ của riêng mình. Có người chọn cách từ bỏ tất cả nhưng cũng có người cố gắng chịu đựng để vượt qua những khó khăn ấy dù tưởng chừng như tuyệt vọng. Vợ chồng chị Thủy cũng vậy, họ xem những đứa con là chỗ dựa tinh thần, là động lực để không gục ngã trước những thử thách của cuộc đời. Chẳng biết tương lai sẽ ra sao nhưng trong tâm thức của họ, chẳng có điều gì khác ngoài mong muốn con cái được khỏe mạnh, được vui chơi và học hành để giúp cho gia đình bớt khổ, bớt chật vật như bao năm qua.
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
1. Mã số 1918: Chị Trương Thị Thủy, trú tại Đội 4, thôn Vân Hòa, xã Triệu Hòa, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị – Hiện đang ở cùng con tại phòng 417, Khoa Nhi Tổng hợp 2, Trung tâm Nhi khoa, BV Trung ương Huế
ĐT: 0169.862.3956
2. Quỹ Nhân ái – Báo Khuyến học & Dân trí – Báo điện tử Dân trí.
Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội
Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490
Email: quynhanai@dantri.com.vn
Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau:
* Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 045 100 194 4487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thành Công – Hà Nội.
* Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name:Bao Khuyen hoc & Dan tri
Account Number: 045 137 195 6482
Swift Code: BFTVVNVX
Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank)
* Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Hoàn Kiếm
* Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB)
Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100356359
Tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thái Thịnh – Hà Nội
* Tài khoảnUSD tại Ngân hàng Quân đội (MB)
Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100357002
Swift Code: MSCBVNVX
Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK – MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam)
* Tài khoản VND tại Ngân hàng Agribank:
- Tên tài khoản: Báo Khuyến học và Dân trí
- Số tài khoản VND: 1400206027950.
- Tại Ngân hàng: Agribank CN Láng Hạ
* Tài khoản USD tại Ngân hàng Agribank:
- Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri
- Account Number: 1400206027966
- Swift Code: VBAAVNVX402
- Bank Name: Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development, Lang Ha Branch
3. Văn phòng đại diện của báo:
VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122
VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725
VP TPHCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0866786885
VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269
Quốc Nhật – Đại Dương
Theo Dantri
Hà Nội: Một phụ nữ có nguy cơ tử vong vì tự nặn nhọt
Bị một cái nhọt ở mông, chưa hình thành mủ nhưng bệnh nhân đã tự nặn khiến chỗ nhọt sưng tấy, lan rộng, sau đó người bệnh sốt cao. Được đưa đến BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương hôm 4/9 bệnh nhân trong tình trạng sốc nhiễm trùng máu nguy kịch, hôn mê, tiên lượng xấu.
Nhiễm trùng máu nặng vì một nốt nhọt
BV Bệnh nhiệt đới Trung ương (Hà Nội) cho biết, ca bệnh này được chuyển đến BV hôm 4/9 trong tình trạng bị sốc nhiễm trùng máu do bệnh nhân tự nặn nhọt.
Vi khuẩn có thể xâm nhập qua các tổn thương ngoài da, qua vết mụn, mủ gây nhiễm trùng máu nguy kịch.
Bệnh nhân là một phụ nữ 60 tuổi, có tiền sử tiểu đường, quê ở Phú Xuyên, Hà Nội. Trước khi vào viện 6 ngày, bệnh nhân bị nhọt ở mông và dù chưa hình thành mủ nhưng bệnh nhân đã tự ý nặn nhọt.
Sau khi nặn nhọt, chỗ nặn sưng tấy lan rộng khiến bệnh nhân không đi lại được, sốt cao. Sau 3 ngày sốt cao liên tục, bệnh nhân rơi vào tình trạng hôn mê và được đưa vào cấp cứu tại Bệnh viện Việt Đức. Tại đây các bác sĩ cho chụp CT scanner phát hiện nhiều ổ tổn thương di bệnh ở gan, lách, não và được chuyển sang Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương.
Khi vào BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương, bệnh nhân đã trong tình trạng sốc nhiễm trùng nặng. Do tình hình bệnh nhân quá nặng và tiên lượng xấu nên gia đình bệnh nhân đã xin cho bệnh nhân về.
Chớ nặn mụn non!
Theo BS Nguyễn Trung Cấp, phụ trách khoa Cấp cứu (BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương), trước đây, bệnh viện cũng đã tiếp nhận nhiều trường hợp nhiễm trùng máu do chích, nặn mụn non. Thậm chí đã có trường hợp tử vong vì áp xe, nhiễm trùng máu không được điều trị kịp thời.
"Nguyên nhân là do các mụn nhọt thường do tụ cầu gây ra. Bình thường khi sưng nề, cơ thể sẽ tự tạo hàng rào khu trú ổ nhiễm khuẩn lại và tạo thành các ngòi mủ. Các mụn nhọt khi đang sưng tấy cần được điều trị bằng những kháng sinh phù hợp và chỉ khi hàng rào bảo vệ đã hình thành rõ và đã hình thành ổ mủ mới nên chích nặn. Việc chích nặn non khi hàng rào bảo vệ chưa chắc chắn có nguy cơ phá vỡ hàng rào này, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào máu gây nhiễm trùngmáu hoặc tạo các ổ di bệnh ở nhiều cơ quan khác", BS Cấp nói.
Ngoài ra, BS Cấp đặc biệt lưu ý phải thận trọng với những mụn nhọt vùng mũi, miệng thường được gọi là đinh râu. Do cấu trúc đặc biệt của hệ mạch máu khu vực này nối thông với các mạch máu trong sọ não. Nếu nặn đinh râu non có nguy cơ đẩy vi trùng vào hệ mạch này và dẫn đến một bệnh lý rất nguy hiểm là viêm tắc tĩnh mạch xoang hang, có nguy cơ tử vong cao.
Ngoài nguy cơ nói trên, "bàn tay bẩn" cũng có thể là một tác nhân khiến vi khuẩn xâm nhập qua tổn thương của mụn nhọt vào máu gây nhiễm trùng huyết.
Như tại khoa Nhi BV Bạch Mai từng tiếp nhận bệnh nhân nhiễm tụ cầu vàng kháng thuốc gây nhiễm trùng máu nguy kịch, chỉ bởi bệnh nhi bị ngứa toàn thân sau đợt sốt, nhất là hai cẳng chân và không kìm được, gãi trầy xước dọc hai cẳng chân... Không ngờ, qua những vết xước nhỏ này, vi trùng tụ cầu kháng thuốc xâm nhập khiến cậu bé phải trải qua 45 ngày thập tử nhất sinh...
PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, nguyên trưởng khoa Nhi (BV Bạch Mai) cho biết: "Những vết xước, tổn thương da tuy nhỏ nhưng đôi khi rất nguy hiểm. Bởi bình thường, vi khuẩn tụ cầu vàng cư trú trên da nhưng không gây bệnh. Nhưng nếu có các vết xước, mụn trên người, cơ thể có sức đề kháng yếu, vi khuẩn tụ cầu có thể xâm nhập và gây bệnh nhiễm trùng máu".
BS Cấp cũng khuyến cáo những người bệnh có mụn nhọt không nên nặn non. Nếu mụn nhọt lớn, ở những vị trí nguy hiểm hay sưng tấy kéo dài nên đi khám để được chỉ định thuốc kháng sinh phù hợp và chích rạch dẫn lưu đúng thời điểm. Hơn nữa việc khám thày thuốc giúp người bệnh có thể phát hiện thêm các bệnh tiềm ẩn nào đó làm cho diễn biến của tình trạng nhiễm trùng trầm trọng thêm như đái tháo đường hoặc bệnh lý của hệ miễn dịch.
Tuyệt đối không nên coi thường các tổn thương ngoài da. Khi có bệnh về da liễu, cần mặc thoáng, sạch sẽ, bôi thuốc điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ đề phòng nhiễm trùng. Ngoài ra cũng cần lưu ý, trước khi bôi phải rửa tay thật sạch với xà phòng, đề phòng vi khuẩn có trong "bàn tay bẩn" có thể xâm nhập qua các vết tổn thương từ da vào máu, gây nhiễm trùng huyết rất nguy hiểm.
Khi tổn thương trên da có hiện tượng bội nhiễm, tấy đỏ, nổi mủ, trẻ có sốt... cần đưa con đến cơ sở y tế gần nhất để được theo dõi, điều trị vì có thể đó là những dấu hiệu viêm da bội nhiễm, cần có bác sĩ chỉ định thuốc phòng bội nhiễm nguy hiểm.
Hồng Hải
Theo Dantri
Mẹ tưới xăng đốt con gái: Bé gái bị nhiễm trùng máu Sau 5 ngày nhập viện, bé gái bị mẹ tưới xăng đốt vì bán vé số không hết đã qua giai đoạn sốc phỏng, nhưng cô bé đang bị nhiễm trùng máu. Bệnh nhi đang được điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng 1 - Ảnh: Nguyên Mi Sáng nay (31.8), thạc sĩ - bác sĩ Đặng Thị Thanh Thúy, Phó trưởng khoa...