Nhà thuốc găm khẩu trang bị phạt 20 triệu
Nhà thuốc Mạnh Đức (TP Buôn Ma Thuột) còn 39 hộp khẩu trang y tế nhưng khi người dân đến mua họ không bán và bị lực lượng quản lý thị trường phát hiện lập biên bản xử phạt.
Ngày 3/2, Cục Quản lý thị trường (QLTT) Đắk Lắk cho biết vừa ra quyết định xử phạt nhà thuốc Mạnh Đức (đường Lý Thái Tổ, phường Tân An, TP Buôn Ma Thuột) 20 triệu đồng về hành vi găm hàng theo khoản 2, Điều 47, Nghị định 185/2013/NĐ-CP.
Sáng cùng ngày, tổ công tác Cục QLTT kiểm tra nhà thuốc Mạnh Đức, phát hiện trong kho có 39 hộp khẩu trang loại 50 cái mỗi hộp.
Lúc kiểm tra, quầy thuốc này không xuất trình được hóa đơn chứng từ và thông báo hết hàng khi người dân đến mua.
Nhà thuốc Mạnh Đức găm hàng khẩu trang trong mùa dịch. Ảnh: T. N.
Ngoài ra, nhà thuốc này còn vi phạm khi người quản lý chuyên môn vắng mặt nhưng không có ủy quyền hoặc cử người thay; không thực hiện việc mở sổ theo dõi hoạt động mua, bán thuốc.
Theo lãnh đạo Cục QLTT Đắk Lắk sau 5 ngày kiểm tra trong đợt dịch virus corona, đơn vị cũng ra quyết định xử phạt 5 trường hợp khác với tổng số tiền 14 triệu đồng về hành vi không mở sổ theo dõi hoạt động mua bán, không niêm yết giá khẩu trang.
Video đang HOT
Dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV) được phát hiện lần đầu tiên tại thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc vào tháng 12/2019.
Đến nay dịch bệnh đã lan ra nhiều thành phố của Trung Quốc và 27 quốc gia, vùng lãnh thổ. Tính đến ngày 3/2, đã có hơn 17.000 ca nhiễm trên toàn cầu, 362 người chết, chủ yếu ở Trung Quốc.
Philippines hôm 2/2 thông báo về trường hợp một người đàn ông Trung Quốc 44 tuổi, ca nhiễm thứ hai ở đảo quốc, qua đời.
Việt Nam có 8 trường hợp mắc virus corona. Trong đó, 2 cha con người Trung Quốc (1 người đã khỏi); 4 công dân Việt Nam trở về từ Vũ Hán, Trung Quốc; 1 công dân Việt Nam là lễ tân khách sạn có tiếp xúc gần với 2 cha con người Trung Quốc; 1 Việt kiều bay từ Mỹ về Việt Nam và quá cảnh ở Vũ Hán trong vòng 2 tiếng.
Theo news.zing.vn
Dừng cấp nước sông Đà, cuộc sống người dân đảo lộn
Ngày 16-10, liên quan tới sự cố nước sạch sông Đà cấp cho nhiều quận, huyện trên địa bàn TP Hà Nội bị nhiễm chất Styren từ dầu thải .
Công ty cổ phần Đầu tư nước sạch Sông Đà (Viwasupco) đã ký văn bản gửi UBND TP Hà Nội, Sở Xây dựng và khách hàng thông báo việc tạm ngừng cấp nước để súc xả tuyến ống truyền tải nước sạch.
Trên 2.000 cuộc điện thoại cầu cứu
Theo đó, trong thời gian thay rửa bể chứa, súc xả toàn bộ tuyến ống, Viwasupco buộc phải tạm ngừng cấp nước. Sau khi hoàn thành công tác này, công ty sẽ cấp nước trở lại. Viwasupco ra thông báo để khách hàng, người dân có kế hoạch sử dụng nước tiết kiệm, phù hợp với nhu cầu nước sạch và mong người dân thông cảm. Cùng ngày, một số khách hàng lớn của Viwasupco như: Công ty Nước sạch Hà Đông, Công ty cổ phần Viwaco đều đã có thông báo tới người dân về việc tạm ngừng cấp nước.
Tại cuộc làm việc giữa Tổ công tác của Thủ tướng với TP Hà Nội chiều 16-10, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng đánh giá, sau sự cố đổ trộm dầu thải xuống hồ Đầm Bài - hồ chứa nước cấp cho nhà máy nước sạch sông Đà, Hà Nội đã khuyến cáo người dân "không ăn, không uống" nguồn nước máy này, đồng thời cung cấp miễn phí nước sạch cho người dân bị ảnh hưởng. Đây có thể nói là phản ứng khá kịp thời.
Công ty Nước sạch Hà Nội cho biết, trong vòng 24 giờ qua, đơn vị đã tiếp nhận trên 2.000 cuộc điện thoại đề nghị xin hỗ trợ được cấp nước. Trước yêu cầu cấp nước của người dân, công ty đã huy động khẩn cấp nhiều xe bồn chở nước sạch của công ty và của Công ty Viwaco tới cấp nước miễn phí cho nhiều khu dân cư trên địa bàn các quận bị ảnh hưởng từ đêm 15-10 và cả ngày 16-10.
Đồng thời, công ty đã vận hành tối đa nguồn nước dự phòng mở cửa tại các nhà máy nước Mai Dịch, Hạ Đình, Pháp Vân, trạm cấp nước Quỳnh Mai để người dân vào lấy nước tự do. Cùng với đó, đơn vị đã tiến hành mở thông tuyến ống TD D800 Pháp Vân - đường vành đai 3 để cấp nước sạch sang khu vực bán đảo Linh Đàm, Định Công, Đại Kim, Thanh Liệt của quận Hoàng Mai và một phần khu vực Khương Trung, Khương Đình của quận Thanh Xuân.
Trong khi đó, đại diện Công ty Nước sạch Hà Đông cho biết, đơn vị sử dụng các nguồn nước gồm: nước tự khai thác sản xuất, nước mặt sông Đà và nước mặt sông Đuống. Trong đó, nước sông Đà chiếm 30% sản lượng cung cấp nước nên chỉ 1/3 các khu vực trên địa bàn bị ảnh hưởng chất lượng, bao gồm các khu đô thị như: Dương Nội, Mỗ Lao, Nam Cường, Văn Khê, Pack City, An Khánh, La Phù, Tây Mỗ, Đại Mỗ...
Với tình hình nước sông Đà ngừng cung cấp, Công ty Nước sạch Hà Đông sẽ cấp nước cho khách hàng bằng nguồn nước sạch do công ty tự sản xuất và nguồn nước mặt. Đồng thời, doanh nghiệp này cũng điều tiết nước bằng xe bồn và mở cửa 24/24 giờ các cơ sở cấp nước để phục vụ người dân lấy nước. Đại diện doanh nghiệp này cũng cho biết, nguồn nước sông Đà sẽ chỉ được cấp trở lại khi có thông báo chính thức của cơ quan chức năng TP Hà Nội.
Đổ xô mua nước
Trước việc nguồn nước sạch sinh hoạt đang bị cắt giảm nghiêm trọng do ô nhiễm, rất nhiều gia đình ở Hà Nội không chỉ hoang mang lo lắng cho sức khỏe mà còn đổ xô tới các siêu thị để mua nước bình về sử dụng cho việc ăn uống. Ghi nhận của phóng viên cho thấy, tại nhiều đại lý cung cấp nước đóng bình loại 20 lít như: Lavie, Laska, Aquafina, Vĩnh Hảo, Kim Bôi... đang trong tình trạng cháy hàng, không ít nơi đã phải khất khách hàng 2 - 3 ngày nữa mới có nước để giao.
Trong khi đó, tại nhiều siêu thị, các loại nước đóng bình có dung tích 5 lít và 1,5 lít đều đã hết nên có đại lý đội giá lên gấp 2 - 3 lần ngày thường khiến người dân vừa lo lắng về an toàn nguồn nước vừa bức xúc về giá cả.
Ngày 16-10, thông tin từ Bộ Công thương cho biết, Tổng cục Quản lý thị trường vừa có công văn hỏa tốc gửi Cục Quản lý thị trường TP Hà Nội đề nghị ngăn chặn việc tăng giá bất hợp lý đối với mặt hàng nước đóng chai, đóng bình.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng vừa có văn bản yêu cầu UBND tỉnh Hòa Bình chỉ đạo ngay Viwasupco khắc phục sự cố, kịp thời cung cấp nguồn nước sạch, bảo đảm chất lượng cho nhân dân. UBND TP Hà Nội, UBND tỉnh Hòa Bình có giải pháp kịp thời bổ sung, thay thế nguồn nước bị ô nhiễm, bảo đảm cung cấp đủ nước sạch, ổn định đời sống nhân dân khu vực trên.
Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng các địa phương kiểm tra tình hình hoạt động của các nhà máy nước sạch trong cả nước để bảo đảm nguồn nước sạch, an toàn phục vụ nhân dân. Thủ tướng giao Bộ Công an khẩn trương điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ việc nguồn nước bị ô nhiễm và việc cung cấp nước sạch từ Viwasupco không bảo đảm chất lượng, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm. Thủ tướng đề nghị các bộ, cơ quan khẩn trương thực hiện các nhiệm vụ nêu trên, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 25-10.
Theo SGGP
Hà Nội: Không phát hiện sự cố mất an toàn thực phẩm dịp Tết Trung thu Sở Công Thương Hà Nội vừa ban hành Báo cáo số 265/BC-SCT, về kết quả triển khai công tác đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP) Tết Trung thu trên địa bàn thành phố năm 2019 và đề xuất một vấn đề về ATTP. Theo đó, cùng với thông tin, tuyên truyền, Sở Công Thương đã tập trung cho công tác cấp giấy...