Nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ qua đời
Nhà thơ Lê Thiếu Nhơn thông tin tới VietNamNet, nữ sĩ Lâm Thị Mỹ Dạ qua đời lúc 5h sáng 6/7, hưởng thọ 75 tuổi.
Nhà thơ Lê Thiếu Nhơn cho biết, nữ sĩ Lâm Thị Mỹ Dạ mắc bệnh mất trí nhớ (alzheimer) từ nhiều năm nay.
“Nữ sĩ Lâm Thị Mỹ Dạ mang trái tim đàn bà đa đoan đi giữa cuộc đời nhiều bất trắc”, nhà thơ Lê Thiếu Nhơn chia sẻ.
Nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ sinh năm 1949 tại Quảng Bình, sống cùng chồng – nhà văn, nhà thơ Hoàng Phủ Ngọc Tường tại Huế. Bà là hội viên Hội nhà văn Việt Nam năm 1978, từng học Trường viết văn Nguyễn Du; tham gia khóa đào tạo tại Học viện Gorki (Liên Xô cũ), Ủy viên BCH Hội nhà văn Việt Nam khóa III và IV.
Bà từng giành giải Nhất cuộc thi thơ báo Văn nghệ 1971-1973; Giải thưởng Văn học Hội Nhà văn Việt Nam cho tập thơ Bài thơ không năm tháng; Giải A thơ của Ủy ban toàn quốc các Hội Liên hiệp VHNT Việt Nam năm 1999; Giải A thơ Giải thưởng văn học Nghệ thuật Cố đô (1998-2004) của UBND tỉnh và Hội Liên hiệp VHNT Thừa Thiên Huế.
Video đang HOT
Năm 2007, nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ được Chủ tịch nước tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật với 3 tập thơ: Trái tim sinh nở (1974), Bài thơ không năm tháng (1983), Đề tặng một giấc mơ (1988). Năm 2005, tập thơ Cốm non (Green rice) của bà được dịch ra tiếng Anh, in và phát hành tại Mỹ.
Nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ từng tâm sự về hành trình sáng tạo: “Ngày xưa khi còn rất trẻ, chỉ cần gọi một tiếng là tôi có thể lao vào nơi nguy hiểm, đó là vùng đất rất ác liệt, con đường loang lổ vết đạn bom… Tôi đã sống với những thực tế mà chính nó đã là bài thơ hùng tráng mà không cần phải lao động, sáng tạo nhiều.
Còn bây giờ khi đã thành một người vợ, người mẹ, người làm thơ thì tôi không còn sống cho riêng thơ được nữa. Làm vợ, làm mẹ đã khó mà làm thơ lại càng khó hơn.
Cái khổ của người làm vợ, làm mẹ là cái khổ của thân xác đồng hành cùng hạnh phúc, là cái khổ, niềm hạnh phúc có thể chia sẻ được. Còn cái khổ cũng như hạnh phúc của người làm thơ là mình tự biết mình, không ai chia, không ai gánh…”.
Nhà văn Lê Lựu, tác giả 'Thời xa vắng' qua đời
Nhà văn Lê Lựu, tác giả của nhiều tác phẩm nổi tiếng như: 'Thời xa vắng', 'Mở rừng', 'Đại tá không biết đùa', 'Sóng ở đáy sông', 'Chuyện làng Cuội', 'Một thời lầm lạc'... qua đời tại quê nhà ở huyện Khoái Châu (Hưng Yên), hưởng thọ 81 tuổi.
Nhiều năm nay, nhà văn Lê Lựu phải chống chọi với nhiều căn bệnh tuổi già: tai biến, tiểu đường, bệnh tim, bệnh gout, phổi, tụy, thận, tiền liệt tuyến...
Chiều 9/11, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, đã chia sẻ tin buồn lên trang cá nhân:
'Chiều nay, nhà thơ Trần Đăng Khoa gọi điện thông báo cho tôi nhà văn Lê Lựu đã trút hơi thở cuối cùng tại quê nhà: huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên. Sau nhiều năm chống chọi với bệnh tật, hưởng thọ 81 tuổi'.
Trước đó vài ngày, nhà thơ Trần Đăng Khoa đến nhà thăm nhưng ông đã rơi vào trạng thái hôn mê.
Được biết, trước kia Lê Lựu sống cùng người giúp việc tại Tam Trinh, Hà Nội. Thời gian gần đây khi bệnh tình nặng hơn, ông được con gái đón về quê chăm sóc.
Theo đánh giá của nhà thơ Nguyễn Quang Thiều, 'Nhà văn Lê Lựu là tác giả của những tác phẩm làm rung động đời sống văn học Việt Nam như: Mở rừng, Đại tá không biết đùa, Sóng ở đáy sông, Chuyện làng Cuội, Một thời lầm lạc, Thời xa vắng...'
'Tiểu thuyết 'Thời xa vắng' là một tác phẩm lớn với thông điệp: Con người chỉ là người đúng nghĩa khi họ được sống là chính họ chứ không phải sống bằng những cái (hay) những giá trị của người khác.
Với 'Thời xa vắng', Lê Lựu đã thay đổi đời sống văn học Việt Nam trong những năm 80 của thế kỷ trước. Tư tưởng của Thời xa vắng đã bẻ một bước ngoặt của văn học Việt Nam kể từ 1954.
Lê Lựu là nhà văn Việt Nam đầu tiên đến Mỹ sau chiến tranh. Ông chính là sứ giả hoà bình Việt Nam đầu tiên, người phá băng đầu tiên trong quan hệ Việt - Mỹ để cùng các nhà văn cựu binh Việt Nam và Mỹ kêu gọi Chính phủ Mỹ phá bỏ cấm vận và bình thường hoá quan hệ với Việt Nam.
Nhà văn Lê Lựu sinh ngày 12/12/1942 tại xã Tân Châu, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên. Ông là thành viên của Hội Nhà văn Việt Nam từ năm 1974.
Suốt cuộc đời cầm bút, ông đã để lại nhiều tác phẩm đặc sắc và từng giành nhiều giải thưởng như giải Nhì báo Văn nghệ 1968 cho truyện ngắn Người cầm súng; giải A Hội Nhà văn Việt Nam năm 1990 trao cho tiểu thuyết Thời xa vắng, Giải thưởng Nhà nước về văn học - nghệ thuật đợt 1...
Ông cũng là người thành lập và làm Giám đốc Trung tâm Văn hóa Doanh nhân với mong muốn xây dựng nền tảng văn hóa cho doanh nhân, lực lượng nòng cốt xây dựng kinh tế đất nước.
Ông từng chia sẻ: 'Tôi muốn giúp họ làm giàu không chỉ bằng tiền mà còn nhờ trí tuệ, tình cảm, văn hóa. Mặt khác, tôi muốn thay đổi một quan điểm. Đó là nếu đã xác định doanh nhân là dũng sĩ trong xây dựng đất nước thì không nên nhìn người ta như đám con buôn, chụp giật, trốn thuế, lừa đảo. Tất nhiên trên thực tế, cũng có một bộ phận doanh nhân không chịu tu dưỡng, coi tiền là tất cả. Nhiệm vụ của nhà văn là giúp họ ý thức được trách nhiệm làm giàu chính đáng'.
Nhận được tin nhà văn Lê Lựu qua đời, rất nhiều văn sĩ và những người mến mộ các tác phẩm của ông bày tỏ niềm tiếc thương một nhà văn tài hoa của nền văn học nước nhà đã rời cõi tạm.
Mẹ chồng chiều con dâu như con đẻ, cơm cữ ngày 3 bữa mang tận phòng Mối quan hệ mẹ chồng - nàng dâu luôn là vấn đề khiến nhiều cô gái lo ngại khi bước chân về nhà chồng. Thế nhưng, trên thực tế, ngày nay có rất nhiều mẹ chồng thương con dâu như con đẻ, luôn lo lắng, quan tâm, chăm sóc. Gia đình nhà chồng của chị Trang. (Ảnh: Thời báo Văn học Nghệ Thuật)...