Nhà thờ khắp châu Á vắng vẻ vì dịch bệnh, tín đồ không bắt tay nhau
Nhiều đền, chùa và nhà thờ ở nhiều nước châu Á đang bị đóng cửa hoặc áp dụng các biện pháp phòng ngừa sự lây lan nhanh chóng của virus corona chủng mới.
Số tín đồ Công giáo tham dự thánh lễ ngày chủ nhật tại Philippines giảm đáng kể vì dịch viêm phổi cấp do virus corona chủng mới (Covid-19). Tại nhà thờ nổi tiếng Binondo ở khu phố người Hoa, thủ đô Manila, gần một nửa số băng ghế trong thánh đường để trống vì vắng tín đồ. Trong ảnh, linh mục Fr. Joseph Arellano (phải) cùng một tín đồ đang đeo khẩu trang khi cử hành thánh lễ tại nhà thờ Binondo hôm 10/2.
Những tín đồ có mặt tại nhà thờ được khuyến cáo hạn chế bắt tay người khác để ngăn chặn virus corona lây lan. “Chúng tôi chia sẻ với giáo dân và nhiều người khác. Chúng tôi biết bằng thị trấn đang quan tâm đến vấn đề virus và rõ ràng nhiều người tỏ ra sợ hãi”, Siegfred Arellano, linh mục tại nhà thờ Binondo, nói với AP.
Linh mục Arellano cho biết số người đi lễ đã “giảm thực sự”. Sau khi tham khảo ý kiến tư vấn từ chuyên gia y tế, Hội đồng Giám mục Công giáo Philippines công bố một số biện pháp chống virus corona từ tháng 1. Giáo dân đến nhà thờ được khuyến cáo nên tránh tiếp xúc bằng tay và giữ bí tích thánh thể trong tay thay vì cho vào miệng như trước đây.
Nước thánh cũng được thay thế thường xuyên hơn. Nhà thờ cũng lắp thêm màn che bằng vải để ngăn cách linh mục và các tín đồ đến xưng tội.
Nhiều đền, chùa và nhà thờ ở nhiều nước châu Á đang bị đóng cửa hoặc áp dụng các biện pháp phòng ngừa sự lây lan nhanh chóng của virus corona chủng mới.
Số tín đồ Công giáo tham dự thánh lễ ngày chủ nhật tại Philippines giảm đáng kể vì dịch viêm phổi cấp do virus corona chủng mới (Covid-19). Tại nhà thờ nổi tiếng Binondo ở khu phố người Hoa, thủ đô Manila, gần một nửa số băng ghế trong thánh đường để trống vì vắng tín đồ. Trong ảnh, linh mục Fr. Joseph Arellano (phải) cùng một tín đồ đang đeo khẩu trang khi cử hành thánh lễ tại nhà thờ Binondo hôm 10/2.
Những tín đồ có mặt tại nhà thờ được khuyến cáo hạn chế bắt tay người khác để ngăn chặn virus corona lây lan. “Chúng tôi chia sẻ với giáo dân và nhiều người khác. Chúng tôi biết bằng thị trấn đang quan tâm đến vấn đề virus và rõ ràng nhiều người tỏ ra sợ hãi”, Siegfred Arellano, linh mục tại nhà thờ Binondo, nói với AP.
Linh mục Arellano cho biết số người đi lễ đã “giảm thực sự”. Sau khi tham khảo ý kiến tư vấn từ chuyên gia y tế, Hội đồng Giám mục Công giáo Philippines công bố một số biện pháp chống virus corona từ tháng 1. Giáo dân đến nhà thờ được khuyến cáo nên tránh tiếp xúc bằng tay và giữ bí tích thánh thể trong tay thay vì cho vào miệng như trước đây.
Nước thánh cũng được thay thế thường xuyên hơn. Nhà thờ cũng lắp thêm màn che bằng vải để ngăn cách linh mục và các tín đồ đến xưng tội.
Tại Hong Kong, Đức Hồng y John Hon Tong tuyên bố hoãn tổ chức thánh lễ trong hai tuần. Ông cũng kêu gọi tín đồ xem thánh lễ trực tuyến thay vì đến nhà thờ. Trong ảnh, các tín đồ đeo khẩu trang dự thánh lễ tại nhà thờ St.John ở Hong Kong hôm 9/2.
Ban đầu, Đức Hồng y Tong chấp nhận áp dụng các biện pháp phòng ngừa như khuyến cáo giáo dân đeo khẩu trang, không hát thánh ca tập thể…
Về sau, ông quyết định hoãn hẳn cử hành thánh lễ trong hai tuần vì cho rằng đây là biện pháp cần thiết để ngăn chặn dịch bệnh bùng phát trong cộng đồng Công giáo 400.000 người tại Hong Kong.
Số phật tử đến ngôi chùa Wat Pho nổi tiếng tại thủ đô Bangkok, Thái Lan, cũng giảm đáng kể vì lo ngại dịch bệnh. Thông thường vào thời điểm này trong năm, ngôi chùa đón hàng nghìn lượt khách, trong đó có rất nhiều người Trung Quốc. Trong ảnh, một nhà sư từ Việt Nam tại chùa Wat Pho hôm 13/2.
Nhưng hiện nay, nhà sư Phra Maha Udom Panyapho tại chùa Wat Pho cho biết khách du lịch và cả người dân địa phương cũng hạn chế đến chùa.
Indonesia, quốc gia có số tín đồ Hồi giáo nhiều nhất thế giới, hiện chưa xác nhận trường hợp nào nhiễm virus corona. Người dân vẫn đến nhà thờ và cầu nguyện tập thể 5 lần/ngày, nhiều người không đeo khẩu trang. Bộ trưởng Y tế Indonesia Terawan Agus Putranto cho biết hệ miễn dịch tốt, lối sống lành mạnh và duy trì việc cầu nguyện là vũ khí tốt nhất để chống lại dịch bệnh. “Đừng đánh giá thấp sức mạnh của những lời cầu nguyện”, bộ trưởng này nói.
Trong khi đó, hàng nghìn tín đồ Hindu giáo vẫn tập trung vào cuối tuần này để tổ chức lễ hội hàng năm có tên Thaipusam ở bang Selangor, miền Trung Malaysia. Hàng trăm nhân viên và người làm công ở đền thờ, cùng 20 xe cứu thương, cũng được huy động để đề phòng.
Dù trước mắt dịch viêm phổi cấp do virus corona chủng mới chưa có cách chữa trị, nhiều tín đồ đặt niềm tin vào tôn giáo. “Chúng tôi sẽ không nhiễm virus bởi vì có Thượng đế ở đây”, bà Saratha, 60 tuổi, nói với AP. Cho tới ngày 15/2, Malaysia xác nhận 19 trường hợp nhiễm virus corona chủng mới.
Bệnh nhân nhiễm virus corona đi từ Vũ Hán đến Ôn Châu bằng cách nào?
Các bác sĩ ở Vũ Hán nói với bệnh nhân rằng đây là căn bệnh bình thường. Sau đó, bệnh nhân trở nặng và nhập viện ở Ôn Châu thì mới phát hiện ra bệnh viêm phổi.
Theo news.zing.vn
Giáo hoàng cảnh báo về sự suy vong của Cơ Đốc giáo, lên án sự bảo thủ
Giáo hoàng Francis cho rằng sự "cứng nhắc" trong đức tin đang tạo ra "bãi mìn" của sự thù ghét và hiểu lầm trong thế giới khi mà đạo Cơ Đốc ngày càng giảm ảnh hưởng.
Theo AP, trong cuộc gặp gỡ thường niên với các hồng y, giám mục và linh mục làm việc trong toà thánh, được tổ chức trước thềm Giáng sinh, Giáo hoàng Francis kêu gọi các quan chức Vatican hãy đón nhận sự thay đổi.
Thông điệp của giáo hoàng được cho là nhắm tới tầng lớp bảo thủ và truyền thống trong giáo hội, bao gồm cả những quan chức trong Giáo triều Roma, những người từng bày tỏ sự phản ứng trước các quan điểm cấp tiến của người đứng đầu toà thánh.
Trước các quan chức tập trung tại hội trường Sala Clementina trong Dinh Tông Toà, Giáo hoàng Francis nhắc tới một sự thật phũ phàng rằng Cơ Đốc giáo không còn nắm giữ tầm ảnh hưởng và sự hiện diện mang tính chi phối với xã hội như từng có.
Giáo hoàng trích dẫn những quan điểm của hồng y quá cố Carlo Maria Martini, một trong những lãnh đạo phe cấp tiến trong giáo hội, người mà trong cuộc phỏng vấn cuối cùng trước khi qua đời vào năm 2012 đã nhận xét rằng nhà thờ đã "tụt hậu 200 năm" vì sợ thay đổi.
Giáo hoàng phát biểu tại hội trường Sala Clementina trong Dinh Tông Toà, trong cuộc gặp trước thềm Giáng sinh với các nhân viên của Vatican. Ảnh: AP.
"Ngày nay chúng ta không còn là thứ duy nhất tạo ra văn hoá, không còn được lắng nghe nhiều nhất hay đầu tiên. Đức tin ở châu Âu và hầu hết phương Tây không còn là một giả định rõ ràng, mà thường bị từ chối, cười nhạo, bị gạt ra ngoài lề và chế giễu", giáo hoàng nói.
Vì vậy, đức cha kêu gọi hệ thống phân quyền Công giáo hãy đón nhận các cải cách mục vụ cần thiết và những triển vọng sao cho nhà thờ trở nên hấp dẫn hơn, để có thể hoàn thành sứ mệnh truyền bá đức tin.
"Ở đây chung ta phải cẩn thận với sự cám dỗ của việc giả định về một viễn cảnh cứng nhắc. Sự cứng nhắc được sinh ra từ nỗi sợ thay đổi và cuối cùng sẽ reo rắc những mối nguy và vật cản vào nền tảng của lợi ích chung, biến nó thành một bãi mìn của sự hiểu lầm và thù hận", giáo hoàng chia sẻ.
Giáo hoàng nhắc lại rằng những người có quan điểm cứng nhắc thường dùng việc này để che giấu những vấn đề của riêng họ, những bê bối hay sự "mất cân bằng".
"Cứng nhắc và thiếu cân bằng nuôi dưỡng nhau trong một vòng tròn luẩn quẩn. Và những ngày này, cám dỗ của sự cứng nhắc đã trở nên rất rõ ràng", giáo hoàng nói.
Giáo hoàng cũng bảo vệ quan điểm và ưu tiên của mình như là một sự phản ánh của sách Phúc âm, và tiên đề rằng truyền thống thực sự của nhà thờ là một con đường thay đổi liên tục, không được nhận thức rõ ràng.
"Truyền thống không phải là một thứ tĩnh, nó động", giáo hoàng nói.
Theo news.zing.vn
Ông Trump đề nghị gửi quân trấn áp băng đảng Mexico Ít nhất 6 trẻ em và 3 phụ nữ, tất cả đều công dân Mỹ sống ở Mexico, đã bị sát hại dã man hôm thứ Hai, thủ phạm được cho là một băng đảng ma túy địa phương. Cuộc tấn công được báo cáo xảy ra vào ban ngày. Trong số các nạn nhân có 6 đứa trẻ khác được tìm thấy...