Nhà thờ Đức Bà trùng tu sau 140 năm
Dự kiến 3 tháng tới Nhà thờ Đức Bà (quận 1, TPHCM) sẽ đi vào trùng tu. Thời gian tu sửa có thể kéo dài nhiều năm nên tạm thời người dân TPHCM sẽ không nhìn thấy vẻ bên ngoài của công trình trình kiến trúc đặc sắc này.
Nằm giữa trục đường chính, Nhà thờ Đức Bà nổi bật với màu gạch đỏ. Ảnh: Thái Sơn
Đại diện Tổng giáo phận TP HCM vừa xác nhận thông tin trên. Theo đó, nhà thờ Đức Bà đã có tuổi thọ 140 năm chưa một lần trùng tu. Thoạt nhìn bên ngoài, trông nhà thờ rất vững chãi nhưng kết cấu bên trong đã xuống cấp. Việc tu sửa là điều bắt buộc để đảm bảo an toàn cho giáo dân. Người đại diện Tổng giáo phận TPHCM cho biết chỉ thay thế một số vị trí hỏng hóc bằng vật liệu mới mà không hề thay đổi thiết kế ban đầu.
Việc tu sửa nhà thờ Đức Bà là điều bắt buộc vì kết cấu bên trong đã xuống cấp nghiêm trọng. Dự kiến thời gian tu sửa có thể kéo dài nhiều năm liền. Ảnh: Lê Phong
Theo kế hoạch, bên ngoài nhà thờ được bao bọc bởi một giàn giáo khổng lồ trùm từ trên mái xuống dưới đất. Giàn giáo này sẽ đảm bảo an toàn cho các nhóm thợ thi công và người đi đường. Loại gạch thay thế được nhập trực tiếp từ Pháp, có khả năng chống mảng bám rong rêu và tuổi thọ cao.
Video đang HOT
Thời gian tu sửa có thể kéo dài nhiều năm liền, vì thế tạm thời người dân TPHCM sẽ không nhìn thấy vẻ bên ngoài công trình trình kiến trúc đặc sắc này.
Một vài viên gạch đã bong tróc, tường bị bôi bẩn đầy các ký tự. Ảnh: Lê Phong
Mái tòa nhà đã rơi rớt một vài tấm ngói. Ảnh: Lê Phong
Nhà thờ Đức Bà chụp năm 1882. Trải qua 140 năm vẫn chưa tiến hành tu sửa lần nào. Ảnh: Tổng Giáo phận TP HCM.
Nhà thờ có chiều dài 93 m, rộng 35 m và cao 75 m. Khi mới xây dựng, tháp chuông nhà thờ chưa có phần nhọn, mãi đến năm 1895, nhà thờ được xây thêm hai tháp chuông nhọn, mỗi tháp cao 57,6 m. Đây là một trong những điểm tham quan của nhiều du khách trong và ngoài nước khi đến TPHCM.
Theo L. Phong
Người lao động
TPHCM: Công bố 3 tuyến đường có mức giá đất cao nhất
UBND TPHCM vừa có quyết định ban hành bảng giá các loại đất trên địa bàn thành phố áp dụng từ nay cho đến hết 31/12/2019. Nguyễn Huệ, Đồng Khởi, Lê Lợi (quận 1) là 3 tuyến đường có mức giá đất cao nhất với 162 triệu đồng/m2.
Tuyến đường Lê Lợi, Nguyễn Huệ, Đồng Khởi cùng có mức giá 162 triệu đồng/m2. Trong ảnh, khu vực Nhà thờ Đức Bà, đầu đường Đồng Khởi
Theo bảng giá đất năm 2015, TPHCM có 19 quận áp dụng khung giá của đô thị đặc biệt (vùng 6 - vùng Đông Nam bộ), từ 1,5 triệu đồng/m2 đến 162 triệu đồng/m2; có 5 thị trấn của 5 huyện áp dụng khung giá đô thị loại V - vùng Đông Nam bộ, từ 120 ngàn đồng/m2 đến 15 triệu đồng/m2; các xã của 5 huyện áp dụng theo khung giá đất của xã đồng bằng vùng Đông Nam bộ.
Đất thương mại, dịch vụ có giá bằng 0,8 lần so với đất ở liền kề. Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại dịch vụ có giá đất bằng 0,6 lần giá đất ở liền kề.
Đất sử dụng vào các mục đích công cộng có mục đích kinh doanh; đất xây dựng trụ sở cơ quan, đất công trình sự nghiệp có giá bằng 0,6 lần giá đất ở liền kề. Đối với đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, UBND TP sẽ quyết định cụ thể cho từng trường hợp phát sinh.
Đối với đất chưa sử dụng, khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất để đưa vào sử dụng thì căn cứ phương pháp định giá đất và giá của loại đất cùng mục đích sử dụng đã được giao đất, cho thuê đất tại khu vực lân cận để xác định mức giá.
Thành phố có 3 tuyến đường áp dụng mức giá cao nhất khung giá của đô thị đặc biệt (vùng 6 - Vùng Đông Nam bộ). Tuy nhiên, mức giá này chị bằng khoảng 1/4 so với giá thị trường. Mức giá chung của 3.833 tuyến đường trên địa bàn thành phố chỉ bằng khoảng 30% mức giá thị trường.
Theo Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Hữu Tín, việc ban hành bảng giá đất năm 2015 bên cạnh thực hiện đúng quy định của Chính phủ về khung giá đất, còn nâng cao ý thức của người sử dụng đất nhằm làm cho đất đai ngày càng được quản lý, sử dụng một cách tiết kiệm, hiệu quả hơn, giảm tình trạng đầu cơ về đất. Bên cạnh đó là tạo sự minh bạch, công bằng hơn trong việc xác định nghĩa vụ tài chính về đất đai. Đồng thời, tạo môi trường thuận lợi thu hút đầu tư, thúc đẩy kinh doanh phát triển.
Quốc Anh
Theo Dantri
Biển người chen chân trong đêm Noel, giao thông "tê liệt" Tối 24/12, hàng vạn người dân đổ dồn về khu vực trung tâm TPHCM để đi nhà thờ, vui chơi Noel khiến giao thông quanh khu vực này kẹt xe trầm trọng kéo dài suốt nhiều giờ liền. Theo ghi nhận của PV Dân trí, khoảng 20h đêm 24/12, hàng vạn người cùng phương tiện từ khắp các ngả đường đổ về Nhà...