Nhà thờ đá Phát Diệm điểm đến không thể bỏ qua khi đặt chân đến Ninh Bình
Nhà thờ đá Phát Diệm không chỉ là nơi sinh hoạt văn hóa tâm linh chung của bà con giáo dân trong vùng Kim Sơn, mà còn là công trình kiến trúc độc đáo thu hút du khách gần xa đến tham quan, chiêm ngưỡng.
Nhà thờ đá Phát Diệm được Chánh xứ Phát Diệm Phêrô Trần Lục (tức Cụ Sáu) – người được bổ nhiệm làm Chánh xứ Phát diệm vào năm 1865 cho xây dựng vào những năm cuối thế kỷ 19 sau nhiều năm nghiên cứu, hoàn chỉnh phác thảo họa đồ và tập trung tài lực, vật lực.
Nhà thờ được làm bằng chất liệu chủ yếu là đá và gỗ. Trên từng phiến đá, phiến gỗ như nở hoa khoe sắc với các đường nét khắc trạm tinh xảo. Đặc biệt là nghệ thuật điêu khắc đá vô cùng mềm mại, uyển chuyển, có những mảnh đá chỉ dày 3,5cm.
Cả khu kiến trúc gồm có 9 vỉ kèo với 9 giai thợ khác nhau, do vậy mỗi vỉ kèo mang một nét văn hoá riêng biệt, thể hiện khiếu thẩm mỹ phong phú của những người thợ thủ công lành nghề.
Mặt khác, nhà thờ được xây dựng hoàn toàn bằng đá mà không cần đến lõi bê tông cốt thép. Tuy nhiên, điều làm cho các nhà nghiên cứu văn hóa, kiến trúc sư say mê ở quần thể nhà thờ Phát Diệm là kiểu kiến trúc đình chùa phương Đông kết hợp hài hòa với lối kiến trúc Gôtic của phương Tây.
Cụ Sáu là người đã thiết kế, sáng tạo ra nhà thờ với những chi tiết vô cùng mới lạ. Cũng có thể do cụ không phải là người theo đạo Thiên chúa mà theo đạo Phật nên trong bản thiết kế của mình, cụ đã có sự kết hợp rất tài tình giữa kiến trúc nhà thờ phương Tây và kiến trúc mái uốn cong như mái đình trong đạo phật.
|
Tinh hoa nghệ thuật ở nhà thờ đá Phát Diệm còn thể hiện rõ sự hài hòa giữa nghệ thuật chạm khắc đá và nghệ thuật chạm khắc gỗ của Việt Nam như biểu tượng thánh giá (biểu trưng đạo Công giáo) ngự trên đài sen (biểu trưng Phật giáo), những chữ “vạn” của nhà Phật khắc trên mấy đóa hoa mân côi, các phù điêu đá, gỗ chạm khắc hình ảnh Chúa Jesus và các vị thánh; trong đó các vị thánh trang phục theo kiểu Việt nhìn thật sống động mà gần gũi, quen thuộc như xem tranh dân gian; cột đá chạm hình hoa sen biểu hiện các giai đoạn “sinh – lão – bệnh – tử” theo triết lý nhà Phật.
Video đang HOT |
Ấn tượng hơn nữa là nhà thờ Trái tim Đức Mẹ được tạo dựng hoàn toàn bằng đá, cung thánh sơn son thếp vàng chói lọi với nhiều hoa văn, họa tiết chạm trổ tinh tế, công phu nhưng vẫn tạo cảm giác thật dịu dàng, yên bình bởi thiết kế bình dị và quen mắt theo nguyên lý Dịch học của phương Đông “trời tròn, đất vuông”. Nơi đây còn có một câu Kinh thánh được chạm khắc lên đá bằng Việt ngữ thời sơ khai.
Quần thể nhà thờ đá Phát Diệm chính là sự giao thoa, sự kết hợp hài hoà, tinh tế của lối kiến trúc nhà thờ phương Tây và kiến trúc truyền thống phương Đông. Giờ đây, nhà thờ Phát Diệm đã trở thành điểm đến không thể bỏ qua đối với du khách trong nước và quốc tế khi đến với Ninh Bình.
|
|
Nhà thờ đá Phát Diệm: Toạ độ sống ảo đẹp bậc nhất Ninh Bình
1. Giới thiệu về nhà thờ đá Phát Diệm
Nhà thờ đá Phát Diệm được xây dựng vào năm 1875 và hoàn thành trong 30 năm. Công trình nhà thờ được làm hoàn toàn bằng đá và gỗ lim quý. Đến năm 1988, nhà thờ đá đã được Bộ Văn hoá nước ta xếp hạng di tích Lịch sử - Văn hoá cấp quốc gia. Nơi đây không chỉ là nơi sinh hoạt Công giáo lớn hàng đầu cả nước mà còn là điểm tham quan, khám phá của nhiều du khách đến Ninh Bình.
Nhà thờ này được đánh giá là quần thể nhà thờ Công giáo đẹp nhất Việt Nam. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, nhà thờ vẫn trường tồn với nét đẹp cổ kính, tinh tế, làm say lòng người. Với cách thiết kế tiêu biểu cho nghệ thuật kiến trúc đậm chất phương Đông, nhà thờ đá ngày càng thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nước.
2. Nhà thờ đá Phát Diệm được xây dựng như thế nào?
Nhà thờ đá Phát Diệm do linh mục Phêrô Trần Lục, còn được gọi là cụ Sáu, chủ trì xây dựng. Từ năm 1865, cụ đã là linh mục chính xứ Phát Diệm. Cụ Sáu đã dành 34 năm để giáo dục đời sống đạo đức cho giáo dân và cho xây dựng quần thể nhà thờ Phát Diệm. Vào năm 1975, nhà thờ được khởi công xây dựng.
Vùng đất Phát Diệm ngày xưa được phù sa bồi đắp nên nền đất yếu. Vì vậy, để tạo chân móng vững chắc cho nhà thờ, cụ Sáu phải cho nhân công đóng xuống hàng triệu cọc tre và hàng nghìn khối đất đá. Hàng nghìn tấn đá, cột gỗ lim lớn được vận chuyển từ các vùng Thanh Hoá, Nghệ An xa hàng trăm cây số về Phát Diệm để xây dựng công trình. Đến năm 1891, nhà thờ cơ bản hoàn thành.
3. Nhà thờ đá Phát Diệm cách Tràng An bao xa?
Nhà thờ đá Phát Diệm tọa lạc trên khu đất rộng khoảng 117m, dài 243m, nằm ngay giữa trung tâm thị trấn Phát Diệm, huyện Kim Sơn, Ninh Bình. Điểm tham quan này cách thành phố Ninh Bình 28km về phía Nam, cách Tràng An 30km và cách Hà Nội khoảng 120km.
Bạn có thể di chuyển từ Tràng An đến nhà thờ bằng xe máy, ô tô hay xe buýt tuỳ theo nhu cầu. Nếu chọn đi xe máy, bạn chỉ cần đi theo quốc lộ 10, qua cầu Trì Chính thì đi theo hướng Tây Nam thêm 800m. Đến đoạn Cầu ngói Phát Diệm thì rẽ phải, đi thêm 300m nữa là thấy được khu nhà thờ.
4. Thời điểm lý tưởng đi nhà thờ đá Phát Diệm
Bạn có thể đến tham quan nhà thờ đá Phát Diệm vào bất cứ thời điểm nào trong năm, phụ thuộc vào kế hoạch du lịch của bạn. Nếu bạn muốn kết hợp tham quan nhà với các địa điểm khác của Ninh Bình thì nên đi vào tháng 1. Vào thời gian này, trời khá lạnh nhưng ít mưa, thuận tiện để di chuyển, ngắm cảnh, chụp hình. Hơn thế, tháng 1 ở Ninh Bình thường rất yên ả, thanh bình, thích hợp cho những ai yêu thích cảm giác tĩnh lặng, nhẹ nhàng.
Tuy nhiên, thời điểm lý tưởng nhất để đến nhà thờ là dịp Giáng sinh. Vào dịp này, bạn sẽ được hoà mình vào những hoạt động thú vị của nhà thờ. Ngoài ra, bạn còn được thưởng thức vẻ đẹp lộng lẫy, tráng lệ với những ánh đèn màu rực rỡ. Đây chắc chắn sẽ là không gian tuyệt vời để mang đến cho bạn những bức ảnh đẹp lung linh.
5. Nhà thờ đá Phát Diệm có gì thú vị?
Nhà thờ đá Phát Diệm thu hút khách du lịch ở nét kiến trúc có một không hai, kết hợp hài hoà phong cách phương Đông và phương Tây. Quần thể gồm có 5 nhà thờ, tháp chuông, ao hồ và 3 hang đá nhân tạo. Đến đây, bạn có thể ghé thăm tượng đài Phương Đình, nhà thờ kinh thánh Rô Cô, nhà thờ lớn, nhà nguyện kinh thánh Giê-su, nhà thờ nguyện kinh trái tim chúa, hang nhân tạo độc đáo,...
Nơi đây là quần thể Công giáo nhưng được mô phỏng theo kiến trúc đình chùa truyền thống của Việt Nam. Cách thiết kế đậm chất Á Đông được thể hiện từ kiểu mái ngói cong hình mũi thuyền, thánh ngự trên đài sen đến các chi tiết chạm trổ tinh xảo. Ngoài ra, trong nhà thờ còn có nhiều hình tượng tiêu biểu người Việt như tùng, cúc, trúc, mai hay hoa sen.
Nổi bật ở khu trung tâm là nhà thờ lớn. Công trình này được xây dựng đầu tiên trong cụm di tích, được làm hoàn toàn bằng đá, có tên là Trái Tim Đức Mẹ. Nhà thờ có 4 mái và 5 lối vào được chạm trổ vô cùng tinh tế. Đây chắc chắn là địa điểm lý tưởng cho team mê "sống ảo". Bất cứ góc nào của nhà thờ cũng sẽ mang đến cho bạn những bức ảnh "siêu chất".
6. Lưu ý khi đến nhà thờ đá Phát Diệm
Vì có ý nghĩa tôn giáo nên khi đến nhà thờ đá Phát Diệm, bạn cần lưu ý những điều sau:
Nên chọn kiểu trang phục lịch sự, kín đáo, tránh kiểu váy, quần quá ngắn hay quá hở.
Khi tham quan nhà thờ cần giữ trật tự, tránh đùa giỡn, cưới nói lớn tiếng làm ảnh hưởng đến không khí trang nghiêm, hoài cổ ở đây.
Chụp ảnh thì nên giữ đúng thuần phong mỹ tục, không xâm hại đến di tích, ngồi hay đạp lên các bức tượng.
Diện tích khu nhà thờ khá lớn nên bạn cần chọn giày thể thao hoặc giày bệt để tránh đau chân khi phải di chuyển nhiều.
Nhớ mang theo ô vì Ninh Bình thường hay có những cơn mưa bất chợt.
Nếu đi vào những ngày đông người như dịp lễ Giáng sinh thì nên bảo quản đồ đạc cẩn thận, tình trạng chen lấn dễ xảy ra mất cắp.
Mùa bướm đẹp lung linh tại Vườn quốc gia Cúc Phương Cuối tháng 4 đến rừng Cúc Phương, du khách không khỏi ngỡ ngàng trước cảnh sắc huyền ảo mà loài bướm ở đây mang lại. Nằm cách Hà Nội 120km, Vườn quốc gia Cúc Phương nằm trên địa bàn 3 tỉnh Ninh Bình, Hòa Bình và Thanh Hóa. Từ lâu, đây đã là nơi tham quan nghỉ dưỡng cho rất nhiều du khách...