Nhà thờ bị bỏ hoang từ thế kỷ 14 ở Cộng hòa Séc có nhiều ‘ma’
Nhà thờ bị bỏ hoang từ lâu tại thị trấn nhỏ bé Lukova có nhiều tượng hình thù kỳ lạ màu trắng. Họ ngồi nghiêm trang ở các hàng ghế, quây quần tại bàn thờ và đứng ở cửa ra vào, như muốn vẫy gọi bạn vào bên trong.
Nhà thờ St. George, được xây dựng vào thế kỷ 14, nằm trên ngọn đồi ở làng Lukova, Séc.
Những bức tượng ma của nghệ sĩ Jakub Hadrava được đặt tại nhà thờ St. George gần Plzen ở Lukova ở Cộng hòa Séc.
Bên ngoài nhà thờ
Lukova là thị trấn nhỏ cách thành phố Prague 2 tiếng rưỡi. Cả thị trấn có 708 người.
Theo tạp chí du lịch Atlas Obscura, thánh George được thờ cúng tại nhà thờ năm 1352.
Nhà thờ tồn tại hàng trăm năm trước khi bị bỏ hoang năm 1968, do mái nhà bị đổ trong một đám tang.
Bên trong nhà thờ St. George, một con ma đang mời gọi bạn
Điều này khiến người dân địa phương tin rằng nhà thờ bị ma ám – hoặc thậm chí bị nguyền rủa.
Nhà thờ bị bỏ hoang, mãi sau đó chính quyền quyết định tu sửa. Tuy nhiên, không ai có thể tài trợ chi phí sửa chữa.
Bên ngoài nhà thờ St. George.
Có thể hiểu, thị trấn chỉ vẻn vẹn 700 người không đủ tài chính để tân trang lại toàn bộ nhà thờ.
Video đang HOT
Tuy nhiên năm 2012, một nghệ sĩ địa phương đã đưa ra ý tưởng …
Dựa trên đồn đại nhà thờ bị ma ám, nghệ sĩ Jakub Hadrava đã tạo ra 32 “con ma” bên trong nhà thờ.
Một con ma điển hình
Hadrava đã nhờ bạn cùng lớp làm mẫu để tạo ra hình ma bằng thạch cao.
Họ ngồi ở các hàng ghế và nhiều nơi xung quanh nhà thờ, khiến không gian u ám bầu không khí ma quái.
Những bức tượng ma của nghệ sĩ Jakub Hadrava tại nhà thờ St. George
Thoạt nhìn, tưởng họ là những người trong giáo hội đội khăn choàng.
Các bức tượng đại diện cho người Đức Sudeten, nhóm dân tộc từng sống trong làng.
Người Đức Sudeten là người dân tộc Đức bị trục xuất khỏi Cộng hòa Séc (lúc đó là Tiệp Khắc) sau Thế chiến II. Có khoảng 3 triệu người Đức Sudeten ở Cộng hòa Séc và sau khi bị trục xuất, họ chuyển đến Đức và Áo.
Du khách từ khắp nơi trên thế giới đã ghé thăm nhà thờ vì tò mò với những bóng ma.
Khách du lịch Pháp đến thăm nhà thờ St. George.
Năm 2013, ngày càng nhiều người biết đến nhà thờ khi người ta đăng tải video về nhà thờ lên Youtube. Nó đạt 220.000 lượt view hiện nay.
Khách du lịch đã quyên góp hàng ngàn đô la sửa chữa mái nhà thờ.
Người trông nom nhà thờ – Petr Koukl cho biết: Tháng 9 năm 2018, khách du lịch đã quyên góp được hơn 600.000 koruna (đơn vị tiền tệ của Séc), tương đương gần 26.000 đô la để cải tạo.
Petr Koukl nói: “Trong khi hầu hết du khách hào hứng muốn nhìn thấy những con ma, ngược lại vài ba du khách sợ từ chối không vào. Họ lén nhìn vào trong qua cánh cửa.”
Nhà thờ mở cửa vài tiếng vào chủ nhật hằng tuần.
Yến Phạm
Theo dulich.petrotimes.vn
Đến Praha để ngắm đồng hồ thiên văn
Praha là thành phố lớn nhất và là thủ đô của Tiệp Khắc từ năm 1918 và của Cộng hòa Séc từ năm 1993. Nếu bạn đã từng một lần du lịch Châu Âu, chắc chắn không thể bỏ qua thủ đô của Cộng hoà Séc.
Chiếc đồng hồ cổ tại Praha
Là "trái tim bé bỏng" của Châu Âu, cho tới nay Praha (hay Prague) vẫn giữ được vẻ đẹp cổ kính khó có thành phố nào ở Châu Âu sánh kịp.
Không chỉ nổi tiếng bởi những công trình kiến trúc cổ hàng trăm năm tuổi, Praha còn nổi tiếng bởi Đồng hồ thiên văn Con Gà (Prague Orloj) nằm sừng sững tại bức tường phía Nam của Toà thị Chính cũ của thành phố.
Đồng hồ cơ 600 năm tuổi
Prague Orloj là một trong ba chiếc đồng hồ cổ nhất và là đồng hồ cơ duy nhất còn hoạt động. Trong suốt 600 năm lịch sử, Orloj cũng trải qua nhiều lần hư hỏng và trùng tu, để ngày hôm nay, công trình trở thành một tuyệt tác của Prague, một điểm thu hút khách du lịch quốc tế của Cộng hòa Séc.
Hệ thống máy móc của Orloj được thợ đồng hồ Mikulas làm từ năm 1410, hiện vẫn còn giữ được 80% so với nguyên gốc. Đến năm 1490, các chi tiết trang trí mang phong cách Gothic dần được thêm vào. Cuối Thế chiến thế hai năm 1945, Toà thị chính nơi đặt chiếc đồng hồ bị trúng pháo cháy, dù máy móc của đồng hồ được di tản kịp thời, nhưng các chi tiết trang trí xung quanh đã bị phá huỷ. Orloj được phục dựng trong ba năm và hoạt động trở lại từ 1948 cho đến ngày nay.
Niềm tự hào của người dân Praha
Không chỉ là biểu tượng của kiến trúc, đồng hồ Orloj còn chứng minh được sức mạnh trí óc tuyệt vời của con người từ thời Trung Cổ.
Đồng hồ này về mặt kỹ thuật thì bao gồm ba gồm ba bộ phận chính: mặt đồng hồ thiên văn, tượng trưng cho vị trí của Mặt Trời và Mặt Trăng trên bầu trời và hiển thị các chi tiết thiên văn khác nhau; "Bước chân của các Tông đồ", một bộ máy đồng hồ hiển thị mỗi giờ một nhân vật trong các Tông đồ và các nét điêu khắc chuyển dịch khác- đáng chú ý là một nhân vật của Cái chết (đại diện là một bộ xương); và một mặt đồng hồ lịch với các mề đay đại diện cho các tháng.
Mặt trên là đồng hồ thiên văn nổi bật với nhiều vòng tròn và chữ số đầy bí ẩn. Hai cây kim mang dấu hiệu của Mặt trời và Mặt trăng. Đồng hồ thiên văn chỉ sự vận hành của các thiên thể trên bầu trời theo nhận thức về vũ trụ thời Trung cổ: Trái đất là trung tâm và Mặt trời, Mặt trăng quay xung quanh Trái đất.
Có ba vòng tròn trên mặt đồng hồ thiên văn chỉ ba cách đếm thời gian khác nhau: Vòng ngoài cùng khắc chữ số kiểu Schwabacher chỉ giờ Czech cổ hay còn gọi là giờ Ý. Vòng ở giữa khắc chữ số La Mã chỉ giờ của Trung Âu. Vòng trong cùng khắc chữ số Ả Rập chỉ giờ Babylon: chiều dài của mỗi giờ khác nhau tùy theo mùa (dài hơn vào mùa hè và ngắn hơn vào mùa đông).
Bên dưới hai bên mặt đồng hồ chỉ ngày là các tượng như nhà triết học, thiên thần, nhà thiên văn học và nhà chép sử.
Hai bên mặt đồng hồ thiên văn là các biểu tượng như sự kiêu căng tự phụ được thể hiện bằng một người mãi soi mình trong gương, trong khi người biển lận thể hiện qua hình tượng một anh chàng Do Thái ôm túi vàng lắc đầu từ chối. Bên phải là bộ xương - biểu tượng Thần chết và người Thổ Nhĩ Kỳ (thời kỳ đó châu Âu bị đe dọa bởi các cuộc tấn công của người Thổ).
Bên trên của hai mặt đồng hồ là một tượng thiên thần bằng đá, hai bên là hai ô cửa, trên cùng là một con gà bằng đồng.
Hàng ngày, cứ khoảng 15-20 phút trước giờ chẵn, đồng hồ sẽ điểm chuông và các mô hình xung quanh đồng hồ sẽ chuyển động. Rất nhiều du khách đều hi vọng, mình có thể một lần được nghe tiếng chuông ngân vang và ngắm nhìn hình ảnh sống động trên chiếc đồng hồ cả trăm năm tuổi.
Theo thegioidulich.com
Salta: Vùng đất xinh đẹp và huyền bí Nếu bạn chỉ đủ thời gian tham quan một điểm ở Argentina, hãy đến tỉnh Salta, vùng đất của khủng long, xác ướp, những truyền thuyết và dân du mục... Một góc thành phố Salta. (Nguồn: Shutterstock) Ở phía Bắc xa xôi của Argentina, Salta được xem như như một công viên quốc gia nằm dưới chân dãy núi Andes. Nơi có vách...