Nhà thiết kế Trịnh Thủy: Đủ tình yêu để theo đuổi áo bông chần
Tưởng rằng chiếc áo này giờ chỉ còn là hoài niệm, nhưng qua bàn tay của NTK Trịnh Thủy, áo bông chần đã có một diện mạo mới.
Những ai sinh ra và lớn lên ở Thủ đô chắc hẳn đều có ít nhiều kỷ niệm với chiếc áo bông chần. Tưởng rằng chiếc áo này giờ chỉ còn là hoài niệm, nhưng qua bàn tay của NTK Trịnh Thủy, áo bông chần đã có một diện mạo mới: Vẫn giữ được nét truyền thống nhưng đầy sang trọng, cá tính!
NTK Trịnh Thủy.
Giữ nét truyền thống nhưng không rời xa xu hướng thời đại
PV: Chị là nhà thiết kế có nhiều bộ sưu tập về áo bông chần. Có cảm hứng với áo bông chần nhiều như vậy, chắc hẳn tuổi thơ chị có nhiều kỷ niệm về loại áo này?
Nhà thiết kế Trịnh Thủy: Tôi sinh ra và lớn lên tại Hà Nội. Hằng ngày đi qua những con phố nhỏ có những cửa hàng nhỏ xinh, tôi đặc biệt ấn tượng với những cửa hàng bày bán những sản phẩm truyền thống như áo dài, áo bông chần… Mẹ tôi đã đưa tôi đến những cửa hàng như vậy để may áo dài. Mẹ cũng đã mua cho tôi một chiếc áo bông chần để tôi mặc mỗi khi Hà Nội sang đông. Chiếc áo có những bông hoa xanh nhỏ li ti, thật ấm êm, mềm mại.
Qua năm tháng, tôi lớn lên, những cửa hàng đó không có nhiều thay đổi. Những kiểu áo, màu sắc vẫn vậy… Đặc biệt là những chiếc áo khoác 3 lớp (áo chần bông) vẫn được bày tại một vị trí, thậm chí bị phủ bụi… Tôi đã tự hỏi tại sao không có người làm mới các sản phẩm thời trang này? (lúc đó tôi chưa nghĩ sau này sẽ là nhà thiết kế thời trang).
Khi tôi theo nghề thiết kế thời trang, chiếc áo bông chần và những cửa hàng nhỏ năm xưa vẫn in đậm trong tâm trí tôi. Vì vậy, sản phẩm tôi làm trong bộ sưu tập đầu tiên đã có áo dài và áo bông chần!
Video đang HOT
PV: Từ ý tưởng nào mà chị bắt tay vào làm ra những sản phẩm áo bông chần, để nó không mất đi mà hiện hữu đầy sang trọng, cá tính trong đời sống đương đại?
Nhà thiết kế Trịnh Thủy: Tôi còn nhớ các cụ ngày xưa thường chỉ có một chiếc áo cho mùa đông: Đó là áo 3 lớp được liên kết với nhau, ở giữa là lớp bông để tạo độ ấm cho người mặc. Đó là một kết cấu đặc biệt để tạo nên bông chần. Tôi luôn trân trọng và lưu giữ điều này trong các sản phẩm của mình. Sản phẩm bông chần không thể thiếu các đường chần bông (dùng một sợi chỉ để kết nối và giữ lớp bông không bị xô lệch). Tôi đã dựa vào điều này để sáng tạo ra những loại chần mới, tạo thành điểm nhấn cho chiếc áo bông chần.
PV: Chị đã có những cải tiến, cách tân như thế nào để chiếc áo bông chần xưa vẫn được người nay yêu thích?
Nhà thiết kế Trịnh Thủy: Tôi luôn giữ những nét truyền thống, nhưng không rời xa những xu hướng của thời đại, cân đối để đem lại một sản phẩm bông chần mang phong cách Trịnh, không sao chép. Các công đoạn được tôi lưu giữ như chần, khâu tay… Các cách chần được tôi nghiên cứu kỹ để tạo nên những nghệ thuật trang trí trên mặt vải, luôn tạo phom dáng mới cho phù hợp thời đại. Phần trang trí được thiết kế mỹ thuật với những hình ảnh hoa văn xưa nhưng được cách điệu, sáng tạo, tạo hình với phong cách hiện đại. Phần chất liệu cũng rất quan trọng để tạo nên một sản phẩm sang trọng, quý phái. Tôi sử dụng các loại tơ lụa, nhung cho áo bông chần để tạo độ êm ấm, mềm mại, thân thiện với cơ thể con người.
Muốn mọi người yêu sản phẩm truyền thống như một di sản văn hóa
PV: Mỗi sản phẩm làm ra từ bông chần đều mất rất nhiều thời gian bởi sản phẩm này được thực hiện thủ công. Cách làm kỳ công như vậy, là vì chị mong muốn tạo ra sự độc đáo riêng cho từng sản phẩm?
Nhà thiết kế Trịnh Thủy: Khi nghiên cứu và thực hành nhiều sản phẩm chần bông, tôi đã cảm nhận việc để làm ra một chiếc áo chần bông là cả một nghệ thuật.
Từ khâu chọn chất liệu vải, chọn bông cho phù hợp rồi mới thực hiện các công đoạn cần thiết để hoàn thành một áo chần bông. Tất cả các khâu đều cần sự tỉ mỉ, linh hoạt và tinh tế. Các quá trình luôn đồng nhất để có được một chiếc áo ưng ý. Nhưng để tạo ra sự độc đáo riêng cho sản phẩm thì phải bắt đầu từ ý tưởng và sáng tạo khâu chần bông. Đây là điểm nhấn để mang lại hình ảnh đặc biệt cho áo bông!
PV: Hiện nay, nói tới áo bông chần là mọi người nghĩ ngay đến Trịnh fashion. Có được kết quả này chắc hẳn là một chặng đường dài?
Nhà thiết kế Trịnh Thủy: Đối với tôi đây là niềm vui không nhỏ. Những ngày đầu khi mở một cửa hàng nhỏ, tôi đã bày bán những chiếc áo bông chần tự làm… Tôi biết mình đủ tình yêu để kiên định theo đuổi sản phẩm này. Từ những ngày đầu lập nghiệp cho đến nay chưa năm nào tôi ngừng làm áo bông bởi tình yêu tôi dành cho nó chưa bao giờ vơi cạn. Trong suốt những năm tháng đó, tôi không ngừng sáng tạo, học hỏi và dành nhiều thời gian và tâm huyết cho áo bông, bởi tôi muốn mọi người yêu một sản phẩm mang tính truyền thống như là di sản văn hoá.
Khi nói tới sản phẩm truyền thống không ít người có cảm nhận sẽ già và xưa cũ… Chính vì vậy, để gìn giữ truyền thống và tiếp nối hiện đại là một công việc không hề đơn giản. Tôi muốn để mọi người nhìn thấy áo bông chần đầu tiên là thấy nó đẹp và muốn sở hữu nó! Đó là chặng đường dài mà tôi từng đi và có lẽ tôi sẽ đồng hành với nó cho tới cuối con đường của mình!
PV: Áo bông chần của Trịnh fashion là một sản phẩm đậm nét văn hóa khiến người dân Việt Nam rất muốn được sử dụng trong mỗi dịp lễ, Tết; thế nhưng giá khá cao khiến không phải ai cũng có thể tiếp cận được. Chị có kế hoạch gì để áo bông chần có thể đến được với đại đa số người dân?
Nhà thiết kế Trịnh Thủy: Vì là sản phẩm thủ công nên không tránh khỏi giá thành cao. Thêm nữa hiện nay, những thợ làm thủ công càng ngày càng ít, mình phải tạo điều kiện tốt nhất để họ yên tâm gắn bó với công việc. Cũng có cách làm ra sản phẩm bông chần với giá thành thấp hơn, nhưng chất lượng sản phẩm sẽ khác. Ví dụ khi chần bằng máy thì tính kết nối tình cảm mất đi, kém phần tinh tế…
Đối với tôi, mỗi đường chần bông chứa đựng tình cảm của người chần khi kết nối nhiều lớp vải với nhau chỉ bằng một sợi chỉ… Từ khi bắt đầu làm nghề, tôi đã tìm hiểu làng nghề chần áo bông và nhận ra đường chần bao năm họ làm vẫn vậy, nếu tôi đưa chút sáng tạo vào là rất khó. Vì thế, tôi phải tự học cách chần và dạy lại cho nhân viên của tôi và hướng họ theo các sáng tạo của mình để dần có nhiều loại đường chần khác nhau phù hợp với từng loại áo!
Để áo bông đến được với nhiều người hơn, tôi sẽ làm nhiều dòng áo bông khác nhau, phù hợp với chất lượng. Tuy nhiên, tôi thường thích làm những sản phẩm mang tính văn hoá và nghệ thuật cao. Khi bạn sở hữu một chiếc áo bông chần, bạn có thể mặc được trong rất nhiều năm bởi tuổi thọ của sản phẩm này dài và không bị lỗi mốt. Thay vì mua nhiều loại áo khoác khác khiến bạn nhanh chán và bỏ đi gây hại tới môi trường, bạn có thể mua cho mình một chiếc áo bông chần có thể sử dụng trong nhiều năm, vừa mang tính thời trang vừa có giá trị về văn hóa.
PV: Cảm ơn chị và chúc chị luôn thành công trên con đường đã chọn! ./.
Thanh Vân
Theo vov.vn
Apple đóng cửa cửa hàng nhỏ nhất tại Nhật Bản sau hơn 13 năm kinh doanh
Apple nhiều khả năng sẽ mở lại một cửa hàng mới rộng rãi, khang trang hơn tại Nhật Bản.
Hầu hết chúng ta đã quen với các cửa hàng Apple tương đối rộng rãi, với nhiều lối đi uốn lượn dọc theo những chiếc bàn gỗ xếp chồng lên nhau cùng với các sản phẩm được trưng bày. Tuy nhiên, tại Nhật Bản, nơi không gian sống khá hạn chế, có một cửa hàng Apple trông giống như một hành lang hẹp. Nằm trong khu mua sắm Ichibancho ở thành phố Sendai, đây là cửa hàng nhỏ nhất của Apple tại Nhật Bản và là một trong những cửa hàng nhỏ nhất trên thế giới. Apple đã lên kế hoạch để đóng cửa cửa hàng này vào ngày 25 tháng 1, sau 13 năm hoạt động.
Apple sẽ đóng cửa cửa hàng nhỏ nhất của mình ở Nhật Bản
Apple đã mở cửa hàng tại Sendai vào ngày 10 tháng 12 năm 2005. Vào thời điểm đó, đây là địa điểm bán lẻ thứ 6 của công ty tại Nhật Bản (con số này đã tăng lên 9 trong những năm sau đó). Trong thập kỷ qua, các địa điểm của Apple ở các khu vực khác nhau của Nhật Bản và các quốc gia khác đã được cải tạo và mở rộng nhưng cửa hàng ở Sendai vẫn giữ nguyên. Tuy nhiên, do nhu cầu không gian ngày càng tăng trong hoạt động bán lẻ, Apple đã quyết định đóng cửa cửa hàng này.
Tất cả các cửa hàng của Apple hiện bắt buộc phải có đủ chỗ cho việc trưng bày, nhân viên và đặt biệt là không gian trải nghiệm rộng lớn cho khách hàng. Vì vậy, cửa hàng ở Sendai Ichibancho đơn giản là không phù hợp với tiêu chí hiện tại của công ty.
Mặc dù quyết định này sẽ kéo con số cửa hàng của Apple tại Nhật Bản xuống còn 8 nhưng có thông tin cho rằng công ty sẽ mở lại một cửa hàng mới rộng lớn hơn tại đất nước mặt trời mọc (địa điểm chưa được xác định).
Tham khảo: PhoneArena
Triển lãm Áo bông chần lần thứ 3, nét đẹp người Hà Nội xưa qua phong cách hiện đại và trẻ trung Tuần lễ "Áo bông chần 2019" vừa khai mạc tại Trung tâm Giao lưu Văn hóa phố cổ Hà Nội, số 50 Đào Duy Từ (Hoàn Kiếm, Hà Nội). Triển lãm giới thiệu tới người xem 5 mẫu áo bông chần xen kẽ các mẫu áo dài nằm trong bộ sưu tập Thọ 2018 do nhà thiết kế Trịnh Bích Thủy sáng tạo....