Nhà thiết kế Lư Bích Sơn: Đưa Eco-printing vào thời trang Việt
Nhà thiết kế Lư Bích Sơn đã tạo ấn tượng với người yêu thời trang qua hành trình sáng tạo độc đáo.
Eco-printing là kỹ thuật in hoa văn từ lá cây, hoa cỏ lên bề mặt chất liệu bằng chất cầm màu tự nhiên. Ảnh: TL
Nhà thiết kế Lư Bích Sơn: Đưa Eco-printing vào thời trang Việt
San Design Garden, thương hiệu do nhà thiết kế Lư Bích Sơn sáng lập, mang đến cảm giác tươi mát và tràn đầy cảm hứng như được ngồi trong khu vườn xanh mướt. Một cái tên chưa quá lớn trong vô số local brand của Việt Nam nhưng với hành trình sáng tạo độc đáo, cũng đủ khiến người yêu thời trang không thể rời mắt.
Nhuộm họa tiết, dấu ấn mới của thời trang Việt
Eco-printing là kỹ thuật in hoa văn từ lá cây, hoa cỏ lên bề mặt chất liệu bằng chất cầm màu tự nhiên mà không cần thêm bất cứ công đoạn xử lý tốn kém nào hay dùng bất kỳ loại mực in nào. Nhờ đó, tiết kiệm tối đa chi phí sản xuất cũng như giảm thiểu lượng nước thải, hóa chất tác động vào môi trường. “Có lẽ việc sinh ra và lớn lên trong một gia đình không khá giả khiến tôi luôn muốn tiết kiệm mọi thứ. Cho nên, hoa lá cỏ cây sau khi cắm rồi mà đem bỏ đi, tôi vẫn thấy tiếc”, chị dí dỏm.
Sự thú vị của kỹ thuật Eco-printing là hình dáng tự nhiên của cây cỏ sẽ in dấu lên vải, tạo ra hoa văn độc bản, bền màu và lưu được mùi hương tự nhiên. “Cái khó của kỹ thuật này chính là việc tính toán đường cắt may để họa tiết in trên chất liệu được như ý muốn. Kỹ thuật này cũng đòi hỏi sự kiên nhẫn của người thực hiện để bảo đảm họa tiết in ra không bị lem hoặc bị đen, làm hỏng vải”, chị chia sẻ.
Tại Việt Nam, đã xuất hiện nhiều thương hiệu thời trang chọn nhuộm chất liệu tự nhiên từ nguồn nhằm kiểm soát được sắc độ màu vải. Tuy nhiên, hình thức Eco-printing như miêu tả ở trên còn khá mới mẻ, vì đòi hỏi dụng công và mất rất nhiều thời gian. “Tôi đã phải thử đi thử lại khá nhiều lần mới có thể rút tỉa được kinh nghiệm cho mình. Nhưng cảm giác khi hiện thực hóa được điều mình muốn cho bạn động lực rất lớn”, chị bộc bạch.
San Design Garden là cái tên mới toanh trong làng thiết kế nhưng ở những sản phẩm đầu tiên, ngay lập tức gây ấn tượng mạnh trong lòng người yêu thời trang. Không chỉ kỹ thuật nhuộm Eco-printing, các chất liệu mà San Design Garden sử dụng đều có nguồn gốc tự nhiên. Cotton, Line, Dupion, Hemp, Silk Haboutai, Silk Sateen… cho quần áo, khăn choàng, khẩu trang…; gỗ, sợi đay, mây, cói, sợi tơ chuối cho giày, nón và các loại phụ kiện.
“Tính thiên nhiên và thủ công là đặc trưng sản phẩm của San Design Garden. Tôi chọn lọc các kỹ thuật thủ công có thể áp dụng dễ dàng cho sản xuất, nên khi làm được một chi tiết thủ công đẹp và khả thi, tôi thực sự rất hạnh phúc”, chị nói.
Nhà thiết kế Lư Bích Sơn đã đi khắp các làng nghề, xưởng may lùng sục nguyên liệu nhằm đảm bảo chất lượng cho từng khối vải, từng mét sợi tơ chuối để cho ra sản phẩm ưng ý nhất. “Tất cả đều hướng đến sự thoải mái, mát mẻ (công năng của sản phẩm) vì Sài Gòn nóng quanh năm, nhưng cũng phải đảm bảo yêu cầu bền, dễ bảo quản và thân thiện với môi trường. Tôi luôn ý thức được con người hiện đại rất bận rộn, nên tôi muốn sản phẩm của mình đẹp, thơ, gợi nhớ về những điều kỳ diệu của thiên nhiên mà vẫn có thể giặt được bằng máy”, chị nhấn mạnh.
Đi một đường thật dài để hiểu thời trang
Không giống với nhiều nhà thiết kế trẻ chọn thời trang bền vững làm định hướng ngay ở buổi đầu bước chân vào ngành này, nhà thiết kế Lư Bích Sơn đã đi một quãng khá dài, kinh qua nhiều vị trí ở các hãng thời trang lớn nhỏ tại Việt Nam sau khi tốt nghiệp khoa Mỹ thuật công nghiệp, Đại học Kiến trúc TP.HCM năm 2003. Chặng đường thời trang của Lư Bích Sơn có thể chia làm 3 giai đoạn: trước và sau năm 2010, từ năm 2019 đến nay.
Nếu giai đoạn trước năm 2010 giúp chị tích lũy kinh nghiệm thực tiễn tại các thương hiệu cao cấp quốc tế ở Việt Nam như SxS, Sống (của nhà thiết kế người Pháp Valerie McKenzie) thì giai đoạn sau đó, chị được thỏa sức sáng tạo khi trở thành nhà thiết kế chính của Valenciani, một thương hiệu thời trang cao cấp của Việt Nam. Năm 2009 chị đến Singapore học thêm về thời trang tại Raffles Desgin Institute.
“Thời gian làm việc tại các hãng, ngoài tính thẩm mỹ cao trong thiết kế, tôi còn học được tinh thần yêu thiên nhiên và phong cách sống lạc quan và lành mạnh”, chị nhớ lại. Công việc ở các hãng cho chị đủ không gian sáng tạo và cũng đủ để chị có cuộc sống thong dong, thư thả. Chị chưa từng nghĩ một ngày nào đó sẽ ra mắt thương hiệu thời trang riêng vì hơn ai hết, chị hiểu để khởi dựng một thương hiệu, tìm một chỗ đứng trên thị trường là điều không dễ. “Nhưng như một cái duyên, điều gì đến sẽ phải đến”, chị chia sẻ.
Video đang HOT
Việc trở thành giảng viên tại Học viện Thời trang FACE Fashion Design và một số trường đại học đã giúp nhà thiết kế Lư Bích Sơn làm một cú “flash-back”. Ảnh: TL
Việc trở thành giảng viên tại Học viện Thời trang FACE Fashion Design và một số trường đại học đã giúp nhà thiết kế Lư Bích Sơn làm một cú “flash-back” những gì chị đã làm, những nơi chị đã đi và những điều chị đã trải qua. Nó đánh thức giấc mơ thời thơ bé: sống hài hòa với cỏ cây và yêu vẻ đẹp của từng bông hoa, cái lá kể cả khi chúng tàn phai. Workshop về Eco-printing do Style-Republik tổ chức đã thôi thúc chị phải làm điều gì đó, mới mẻ hơn, thú vị hơn cho thời trang.
“Khi xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu của con người càng nhiều, thời trang lại là một ngành công nghiệp ô nhiễm nhất nhì, nên tôi luôn trăn trở phải làm một điều gì đó với nghề mà tôi theo đuổi. Tôi nhận ra thiên nhiên quanh mình thật kỳ diệu, những sắc màu, những dáng hình của chúng không chỉ đẹp mà còn có tác dụng xoa dịu, đem đến sự bình yên cho tâm hồn, sự an tâm cho người mặc”, chị chia sẻ.
"Bridgerton" và những bộ trang phục lộng lẫy: Mỗi một màu sắc "bật mí" một bí mật
"Bridgerton" của Netflix là một bộ phim đầy ắp những trang phục lộng lẫy tuyệt đẹp và rất công phu. Điều thú vị là những màu sắc của mỗi trang phục thì thầm những bí mật đáng ngạc nhiên của người đang mặc chúng.
Bridgerton là bộ phim truyền hình mới của Netflix, hiện đang là một trong những bộ phim đáng chú ý nhất, riêng ở Việt Nam phim cũng kiên trì trụ vững ở Top 10 phim nổi bật. Bridgerton mang đến bầu không khí lãng mạn ngọt ngào với những cô gái xinh đẹp và những chàng trai hào hoa giữa các buổi khiêu vũ lộng lẫy. Đây thực chất là một "hội chợ hôn nhân", bởi ở đây các cô gái lẫn các chàng trai sẽ tìm kiếm một người thích hợp để yêu và kết hôn.
"Bridgerton" mang đến cho khán giả thế giới thượng lưu Luân Đôn.
Nhân vật chính của Bridgerton là Daphne. Cô muốn tìm một người chồng xứng đáng, chính vì thế cô phải nâng cao giá trị bản thân bằng cách có được sự chú ý của một chàng trai nổi bật nhất mùa khiêu vũ. Công tước Simon thì đang tránh né các bà mẹ cứ "săn đuổi" mình cho vị trí con rể, anh cần một đối tượng làm lá chắn. Thế là cả hai giả vờ bên nhau, chẳng ngờ rằng cuối cùng lại yêu thật.
Bộ phim rực rỡ và lộng lẫy với các mẫu trang phục cầu kỳ, bắt mắt.
Nhắc đến thành công của Bridgerton không thể bỏ qua phần trang phục lộng lẫy. Được biết, người chịu trách nhiệm cho những bộ trang phục rực rỡ cầu kỳ này là Ellen Mirojnick, nhà thiết kế trang phục 71 tuổi nổi tiếng đứng sau các bộ phim đình đám như The Greatest Showman , Maleficent: Mistress of Evil ... Ellen Mirojnick cùng 238 thợ sản xuất đã mất 5 tháng để chuẩn bị 7500 mẫu gồm váy, mũ, khăn choàng... Có khoảng 5000 mẫu đã được sử dụng trên phim.
Có một điểm thú vị là những màu sắc của mỗi trang phục thì thầm những bí mật đáng ngạc nhiên của người đang mặc chúng.
Màu sắc trang phục cũng phần nào nói lên tính cách mỗi nhân vật.
Penelope và những điều màu vàng muốn nói
Cũng có những màu sắc khác xuất hiện trong tủ quần áo của Penelope, nhưng màu vàng là chiếm đa số nhất. Thoạt nhìn, màu vàng có vẻ như phản ánh sự tươi sáng và tính cách vui vẻ của Penelope, nhưng nó còn nói lên nhiều thứ hơn thế. Có một phân cảnh, Penelope đã hài hước nói rằng mình không thích màu của mình lắm, nhưng kì thực màu vàng là một màu rất thời trang của thời kì đó. Những chiếc váy vàng của Penelope thể hiện rằng bất chấp tất cả, cô là một cô gái có vẻ đẹp và giá trị thực sự, ngay cả khi chính cô còn chưa nhìn thấy nó.
Tủ quần áo của Penelope đa số là màu vàng.
Màu vàng cũng phản ánh sự lừa dối, điều này liên quan đến một danh tính khác của Penelope - Quý bà Whistledown, người "buôn chuyện" giấu mặt nổi tiếng nhất Luân Đôn. Cô con gái út nhà Featherington sử dụng trí thông minh của mình để che giấu danh tính, đánh lừa gia đình cô, người bạn thân đang tìm kiếm bí mật về Quý bà Whistledown, và thậm chí cả những người điều tra của Nữ hoàng.
Màu vàng cũng biểu thị cho sự khai sáng, nói lên tính cách bất ngờ và khả năng đọc vị người khác tuyệt vời của Penelope - một kỹ năng quý giá mà cô sử dụng để trở thành Quý bà Whistledown bí ẩn.
Điều này nói lên sự vui vẻ, thông minh cũng như khả năng "dối gạt" người khác của cô.
Bảng màu cam quýt nhà Featherington
Nhà Featherington mới nổi trong giới thượng lưu thường diện những trang phục rực rỡ nhưng lòe loẹt. Gu thời trang của gia đình Featherington táo bạo hơn người khác, nhưng đồng thời cũng trơ trẽn hơn khi mọi thứ luôn bị tô điểm quá mức.
Gu thời trang lòe loẹt của nhà Featherington.
Những màu sắc này mâu thuẫn với gu thời trang của các thành viên khác trong xã hội thượng lưu Luân Đôn - điển hình như nhà Bridgerton. Điều này như một dấu hiệu cho thấy dù được tham gia các buổi khiêu vũ, họ vẫn bị coi là người ngoài trong cộng đồng thượng lưu.
Sự lúng túng trong xã hội của nhà Featherington được nhấn mạnh trong suốt Bridgerton , khi ba cô con gái phải vật lộn để tìm kiếm đối tượng kết hôn phù hợp. Đỉnh điểm là cả nhà bị tẩy chay, bị buộc rời khỏi bữa tiệc của Nữ hoàng trong bối rối và xấu hổ.
Trong khi nhà Bridgerton trang nhã, tinh tế, đúng chuẩn một gia đình kiểu mẫu.
Thì nhà Featherington táo bạo hơn, đồng thời cũng... trơ trẽn hơn, điều này thể hiện phần nào qua những bộ trang phục "gây chú ý" của họ.
Màu sắc tươi sáng quá đà của nhà Featherington cũng phần nào thể hiện mong muốn của người mẹ. Bà muốn các cô con gái của mình được chú ý trong các buổi khiêu vũ, có nhiều mối kết hôn. Cho các cô gái mặc những chiếc váy sặc sỡ, hoa văn họa tiết to bản lòe loẹt, là vì muốn họ được nhìn thấy, chỉ là bà không biết thế nào là đủ.
Không chỉ sử dụng màu nổi trội hơn, hoa văn họa tiết trên trang phục cũng to bản hơn.
Daphne Bridgerton trưởng thành từ "búp bê sứ"
Xuyên suốt Bridgerton , khán giả thường thấy Daphne mặc trang phục có màu trắng hoặc các màu nhạt khác như xanh lơ, màu be, da trời nhạt... Những màu sắc này phản ánh sự thuần khiết và ngây thơ của Daphne. Đầu phim, cô con gái lớn của nhà Bridgerton hầu như chẳng biết gì về tình yêu, mối quan hệ nam nữ lẫn vợ chồng, khiến cô buộc phải tự mình tìm hiểu và không tránh khỏi bị sốc.
Daphne thường mặc trang phục có màu trắng, màu nhạt.
Màu sắc trên trang phục của Daphne càng về sau càng sẫm dần, tuy vẫn không thay đổi quá nhiều, thể hiện sự trưởng thành và chín chắn của cô. Từ một búp bê sứ dễ vỡ ở đầu phim, Daphne đến cuối cùng đã trở thành một người phụ nữ.
Màu sắc trang phục của cô sẫm dần theo thời gian, phản ánh sự trưởng thành của cô.
Daphne có một tính cách táo bạo ẩn sâu, kiên quyết sử dụng tiếng nói của mình trong một thế giới thường không lắng nghe phụ nữ. Tuy vậy, những trang phục nhẹ nhàng, êm dịu và truyền thống cho khán giả biết rằng trên tất cả Daphne là một cô gái tốt, đáng tin cậy.
Tuy nhiên vẫn rất tao nhã, tinh tế, dịu dàng.
Công tước Simon "tô màu" cho trang phục
Quý bà Danbury - người nuôi dưỡng và cũng là người bạn lớn của Công tước Simon - đầu phim đã chế giễu bộ trang phục buồn tẻ của anh rằng: "Cháu có thấy đau khi mặc màu sắc không? Luân Đôn vốn đã đơn điệu lắm rồi." Thật vậy, những lần xuất hiện đầu tiên, Simon thường diện trang phục chủ yếu là màu đen. Màu sắc này tượng trưng cho quá khứ đen tối, u buồn và tâm trạng tiêu cực của Simon khi trở về Luân Đôn.
Khi chưa có tình yêu, Công tước Simon thường mặc trang phục đơn điệu.
Tuy nhiên, tủ quần áo của Simon dần trở nên sinh động và tinh tế hơn, Công tước đã biết kết hợp với màu đỏ. Sắc màu này tượng trưng cho niềm đam mê và tình yêu, đặc biệt là khi tình yêu dành cho Daphne lớn dần. Vào đêm mà Simon trao cho Daphne nụ hôn đầu tiên trong vườn, anh mặc một chiếc áo đỏ rực khác với phong cách thường thấy. Khán giả cũng có thể để ý thấy Simon cũng thường mặc trang phục có sắc đỏ vào những khoảnh khắc hạnh phúc khác xuyên suốt bộ phim.
Nhưng yêu rồi thì sắc đỏ xuất hiện trên áo quần ngay.
Không mặc màu đen - Quý bà Featherington "ngửa bài"
Quý bà Featherington có thể trông buồn bã sau cái chết của chồng, nhưng việc bà không muốn mặc trang phục màu đen đã ngầm "ngửa bài" những suy nghĩ sâu thẳm trong lòng. Rằng bà không thực sự để tang chồng mình.
Chồng qua đời nhưng từ chối mặc trang phục màu đen, đó là lời thách thức cuối cùng mà Quý bà Featherington dành cho người chồng thất bại của mình.
Thực tế, cuộc hôn nhân của bà là một cuộc hôn nhân không tình yêu. Việc người chồng đánh bạc và nói dối bà, khiến gia đình có thời điểm gặp khó khăn tài chính đã gây nguy hiểm cho vị trí của gia đình họ trong xã hội. Chiếc váy xanh màu ô liu đi kèm chiếc vòng cổ nạm ngọc màu hồng dường như là một thách thức bà đáp lại những thất bại cuối cùng của người chồng.
Vì sao người mẫu nhí 11 tuổi Bảo Hà đắt sô? Người mẫu nhí Bảo Hà biến hóa đa sắc màu trên sàn diễn Vietnam International Fashion Festival: bước ra từ hộp quà, quấn trăn gấm khổng lồ... Mới 11 tuổi những Bảo Hà gây ấn tượng trên sàn catwalk khi quấn trăn gấm trên cổ và tự tin sải bước Xuất hiện trên sàn runway 5 lần với 5 bộ sưu tập của...