Nhà thiết kế của Valve khẳng định công ty đang phát triển cùng lúc nhiều game
Trong bài phỏng vấn, nhà thiết kế Greg Coomer nói về Steam Deck cũng như những dự án tương lai của Valve.
Valve, công ty vốn nổi tiếng với những tựa game chất lượng cao và nền tảng bán game Steam, tiếp tục khẳng định mình trong mảng phần cứng. Họ đã chính thức gửi những cỗ máy Steam Deck đầu tiên tới tay người dùng, với hy vọng lấp đầy chỗ trống trong mảng game PC di động.
Trong buổi phỏng vấn với tạp chí Axios, nhà thiết kế Greg Coomer của Valve đã làm rõ một số điều xoay quanh Steam Deck, đồng thời hé lộ một số tin nội bộ đáng chú ý.
Greg Coomer.
Theo ông Coomer, đội thiết kế đặc biệt chú ý tới màn hình Steam Deck. Họ muốn một màn rộng, hiển thị chi tiết được những game vốn sinh ra cho màn hình máy tính. Thiết kế của máy cũng chịu ảnh hưởng nhiều từ kích cỡ pin cũng như hệ thống tản nhiệt. Valve cũng chưa sẵn sàng sản xuất Steam Deck với nhiều màu sắc, đã chọn màu đen vì nó là màu dễ công bố nhất.
Bên cạnh đó, ông Coomer khẳng định Valve sẽ kiểm tra tính tương tích của mọi game hiện đang được bán trên Steam. Trong tổng số hơn 50.000 (và vẫn đang tiếp tục tăng), Valve mới chỉ kiểm tra độ tương thích được khoảng 1.000 game. Một số game sẽ không thể chạy ổn định được trên Steam Deck, thậm chí vài game còn không được phép lên cỗ PC cầm tay này.
Video đang HOT
CEO của Epic, ông Tim Sweeney nêu lo lắng xoay quanh hệ thống anti-cheat chạy trên nền Linux, cho rằng nó không đủ an toàn để bảo vệ người chơi Fortnite. Ông Coomer bày tỏ mong muốn Epic đánh giá lại về Steam Deck, cân nhắc việc đưa tựa game đình đám lên hệ máy mới.
Nhà phát triển game Destiny 2 là Bungie cứng rắn khẳng định sẽ “ban” người chơi sử dụng Steam Deck, nếu người chơi cố gắng chạy tựa game chưa được tối ưu trên cỗ máy mới. Bungie cũng nêu lo ngại về vấn đề anti-cheat.
Khác với đại đa số đối thủ, Valve không phát hành game bom tấn kèm hệ máy Steam Deck, mà chỉ tung ra một game nhỏ giới thiệu các cơ chế vận hành của cỗ máy Deck. Tuy vậy, ông Coomer khẳng định ” có nhiều game đang được phát triển tại Valve ngay lúc này, và tôi nghĩ chúng là những tựa game rất thú vị“.
Valve vốn là hãng game kín tiếng trong việc công bố game mới. Đã rất nhiều dự án được lên kế hoạch rồi khai tử mà cộng đồng không hay biết. Khẳng định của ông Coomer tiếp tục gieo hy vọng cho cộng đồng người chơi, với đại đa số thành viên yêu mến Valve vì những chính sách thân thiện với người dùng và những tựa game chất lượng, sống sót được bài thử của thời gian.
Valve mong muốn phát triển tiếp những dòng máy kế tục sự thành công bước đầu của Steam Deck, tuy nhiên chưa đưa ra một kế hoạch nào cụ thể. Do ảnh hưởng của chuỗi cung ứng toàn cầu, lượng máy Steam Deck ra thị trường vẫn còn rất hạn chế. Nhưng theo nhận định của Lawrence Yang, một nhà thiết kế khác công tác tại Valve, số lượng máy xuất xưởng sẽ sớm đạt con số hàng chục ngàn trong tháng tới, khi quy mô sản xuất tăng mạnh.
Phong cách của sếp nữ quyền lực nhất 'Emily in Paris 2'
Không phải Emily, sếp của cô mới là nhân vật nhận nhiều lời khen về phong cách ở mùa hai với lối phối đồ đơn sắc sang trọng, quyến rũ.
Vogue cho rằng phong cách của Sylvie (Philippine Leroy-Beaulieu thủ vai) là nguồn cảm hứng phối đồ cho những người trên 50 tuổi. Nữ diễn viên 58 tuổi này là hình ảnh thu nhỏ của phụ nữ Pháp, sang trọng nhưng không kém phần quyến rũ. Khi những người phụ khác trong phim bối rối trước những mối tình, Sylvie cho thấy sự sắc sảo của mình qua cách đối xử với tình trẻ là nhiếp ảnh gia Erik do Sren Bregendal thủ vai.
Trong khi phong cách của nữ chính Emily Cooper nhận nhiều lời gièm pha, Sylvie được cho là tuyến nhân vật chính về thời trang ở mùa hai. Qua 10 tập phim, sếp của Emily hiện lên là người đáp ứng gần như tất cả yêu cầu thường được quy cho nhân vật chỉ đạo thời trang trong các bộ phim - có năng lực, cá tính và quyết đoán. Cảnh cô mặc bộ bikini đen ở bãi biển đã "phá tan" hình ảnh một người sếp khô khan, chỉ biết đến trang phục công sở trước đó.
Ở mùa mới, nhà thiết kế trang phục Marylin Fitoussi và cố vấn Patricia Field đã giúp nhân vật này nâng tầm phong cách hơn phần một. Cả hai cho biết họ hướng Sylvie theo phong cách Pháp hiện đại hơn, không chỉ gắn bó với bộ suit đen, xanh đen hay váy bó công sở quen thuộc. Cách phối đồ của cô đơn giản nhưng luôn có điểm nhấn ở phần cổ khoét hay phụ kiện.
Trong phim, cách phối đồ theo tâm trạng cũng được nhân vật này áp dụng. Sau một đêm vui vẻ với người tình trẻ, cô đến văn phòng, trên tay cầm theo túi bánh, nổi bật với chiếc áo vàng ánh kim - chất liệu chưa từng được Sylvie mặc trước đó. Cách để hờ cúc áo tạo nét phóng khoáng. Hoa tai dáng thòng cùng nhẫn vàng góp phần tạo thêm điểm nhấn.
Trong những cuộc họp nghiêm túc, cô lại quay về với bộ trang phục đen áo khoét sâu, không tay. Lối phối đồ "luôn biết điểm dừng" cho thấy sự tinh tế của Sylvie, phù hợp để tạo cảm hứng thời trang cho phụ nữ thời hiện đại.
Trong tập thứ ba, cô kéo hai chiếc vali đến gặp nhà thiết kế Pierre và tuyên bố hùng hồn về câu chuyện tuổi tác. Đi kèm với khoảnh khắc này là chiếc áo kéo khóa tua rua đầy gợi cảm của Alaia, kết hợp với quần đồng điệu.
Trong tất cả chủ đề về Emily in Paris được mang ra bàn luận, những gì thể hiện phong cách của phụ nữ Pháp có lẽ ít bị chê bai nhất. Phong cách đơn sắc của Sylvie là một trong những điều đó. Ở tập cuối, cô mặc một bộ áo liền quần dáng quây màu đen, gợi lên không khí sartorial, đi kèm với chiếc pashmina len cashmere. Đó là cái kết hoàn hảo đọng lại trong những người yêu thời trang Pháp về một người phụ nữ tài năng, không ngại thể hiện cá tính, sự gợi cảm.
Fan mặc lại váy dạ hội của Thùy Tiên tại MGI và cái kết Bên cạnh nhan sắc, khả năng ứng xử thông minh, trang phục dạ hội là một trong những yếu tố quan trọng giúp Thùy Tiên tỏa sáng, chạm tay đến chiếc vương miện Miss Grand International 2021. Nổi bật nhất là hai chiếc váy The Crown Dress (Giấc mơ vương miện) và Red Diamond Gown (Kim cương đỏ). Thế nên, người hâm mộ...