Nhà thầu TQ “chạy làng”, dân sống khổ
Bỏ thầu rẻ, nhà thầu Trung Quốc thắng thầu và thi công Nhà máy Nhiệt điện Nông Sơn (huyện Nông Sơn, Quảng Nam), nhưng ì ạch từ năm 2008 đến nay thì dừng hẳn, để lại những hậu quả cho địa phương gánh chịu.
Diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp, năng xuất sản suất giảm sút, giao thông gián đoạn cùng nhiều hệ lụy khác…
Hậu quả
Khởi công từ 2008 với những lời hứa tốt đẹp về ngày hoàn thành, hoạt động (năm 2010), nhưng đến nay, Nhà máy Nhiệt điện Nông Sơn do nhà thầu Tổng Cty thiết bị nặng CMCH Trung Quốc thi công ì ạch theo thời gian và dừng hẳn từ mấy tháng nay, để mấy trăm tỷ đồng đắp chiếu theo thời gian.
Anh Nguyễn Văn Năm, một hộ dân có 4 sào ruộng sát khu vực khai thác mỏ than, cho biết: Do nguồn nước rò rỉ của mỏ than gây ô nhiễm, vài năm trở lại đây, lúa và hoa màu không phát triển nổi, nhiều vụ chúng tôi bù lỗ tiền công.
Ông Nguyễn Kim Dũng, Chủ tịch UBND xã Quế Trung thừa nhận: Thôn Nông Sơn, nơi bị ảnh hưởng nặng nhất bởi mỏ than và nhà máy, trước kia có hơn 30ha đất nhưng nay bị than bồi lấp hơn một nửa.
Ngoài ra, việc khai thác than gây ô nhiễm cũng đã khiến lúa, hoa màu phát triển chậm, hiệu quả sản xuất thấp. Nếu như trước đây, 1ha lúa người dân thu hoạch 6 tấn/vụ thì hiện nay chỉ được 3,5-3,7 tấn/vụ.
Nhà máy nhiệt điện Nông Sơn im lìm vì nhà thầu Trung Quốc dừng thi công
Do năng suất quá thấp, có nhiều diện tích bị ô nhiễm nặng, người dân thậm chí không dám đầu tư công của vì sợ lỗ nên bỏ hoang.
Video đang HOT
Lại “điều chỉnh giá thầu”
Anh Tr. (bảo vệ nhà máy), cho hay: Công nhân Trung Quốc rút hết từ mấy tháng nay, chỉ còn đúng 4 người ở lại trực. Có gì đâu nữa mà trực với chả bảo vệ, bao nhiêu thiết bị, vật tư hư hỏng gần hết.
“Nếu cách đây một năm, nhà máy ồn ào tấp nập thì nay vắng ngắt. Con đường vào nhà máy được người dân tận dụng phơi lúa. Vật tư, thiết bị hư hỏng hết nhưng họ (nhà thầu Trung Quốc) vẫn bắt chúng tôi phải bảo vệ nghiêm ngặt lắm, còn 4 người Trung Quốc ở lại thì họ làm gì chúng tôi không biết. Chúng tôi mà lơ mơ là họ phạt tiền, quy định của họ là nội bất xuất ngoại bất nhập”.
Theo ông Võ Đình Đạt – Phó GĐ phụ trách đầu tư Cty CP than – điện Nông Sơn (thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than khoáng sản Việt Nam, chủ đầu tư): Tính đến thời điểm này, tiến độ tổng thể của dự án mới chỉ được 55%, trong đó, hạng mục xây dựng đạt 71% lắp đặt lò hơi, tua-bin và BOP (hệ thống phụ trợ) 36% lắp đặt thiết bị điện 43% hệ thống điện điều khiển 26%.
“Thời gian đầu, họ (nhà thầu Trung Quốc – PV) đưa tới 400 lao động, thi công hoành tráng, nhưng dần rút hết. Nguyên nhân theo họ giải thích vẫn là: Gặp nhiều yếu tố bất lợi, địa chất khó khăn, lũ lụt thường xuyên, tài chính… “Việc chỉ mới đạt được 50% khối lượng công trình trong khi đã trễ hẹn 2 năm rưỡi là khó chấp nhận, nhưng thời gian gần đây, các bên cũng đã ngồi bàn giải pháp tháo gỡ. Bên phía nhà thầu Trung Quốc cam kết sẽ đưa công nhân trở lại làm việc sớm nhất. Ngoài ra, họ cũng muốn điều chỉnh giá cho gói thầu tăng lên” – ông Đạt nói.
Bỏ thầu rẻ để thắng thầu, sau đó bỏ dở thi công, viện dẫn nhiều lý do rồi xin điều chỉnh gói thầu chính là “chiêu” mà nhà thầu Trung Quốc liên tục thực hiện trong thời gian qua đối với các công trình ở Việt Nam.
Bao giờ nhà máy nhiệt điện Nông Sơn hoàn thành? Câu trả lời vẫn là: chưa biết đến bao giờ, khi nhà thầu Trung Quốc bỏ ngang, để lại nhiều hệ lụy cho chính quyền địa phương gánh chịu.
Dự án Nhà máy nhiệt điện Nông Sơn ra đời vào 3-2008, với kinh phí 674 tỷ đồng, công suất 30MW.
Theo 24h
Hàn Quốc tan hoang sau bão lớn
Cơn bão Bolaven khiến nhà sập, cây đổ, giao thông gián đoạn và 19 người chết tại Hàn Quốc trước khi di chuyển lên phía bắc.
Cơn bão đổ bộ vào Hàn Quốc hôm 28/8 với sức gió 144 km/giờ, mang theo mưa lớn và gió mạnh đến các khu vực phía nam và phía tây nước này. Gió mạnh đã đốn đổ nhiều cột đèn giao thông, bảng hiệu, phá vỡ nhiều nhà cửa và làm bật gốc cây. Ảnh: Yonhap
Một mảng thép lớn bị gió cuốn bay, đè bẹp chiếc ô tô ở Jeonju, cách thủ đô Seoul khoảng 200 km về phía nam. Tổng số người thiệt mạng vì bão Bolaven đến nay là 19 người. Ảnh: Yonhap
Cây cổ thụ bật gốc ven đường ở Jeongeup, cách Seoul 280 km về phía nam. Ảnh: Yonhap
Một người đàn ông bất lực đứng nhìn ngôi nhà bị gió thổi tốc mái ở Mokpo, cách Seoul 310 km về phía nam. Ảnh: Yonhap
Bãi biển ở Wando, cách Seoul 360 km, bị phủ kín bởi các thiết bị nuôi bào ngư bị sóng đánh. Ảnh:Yonhap
Cây cầu ở thành phố cảng Busan chông chênh giữa những cơn sóng lớn. Ảnh: Yonhap
Hàng trăm chuyến bay ở sân bay Gimpo, Seoul đều bị hủy bỏ để đảm bảo an toàn. Ảnh: Yonhap
Hai tàu đánh cá của Trung Quốc với tổng cộng 33 ngư dân đã bị sóng lớn đánh dạt vào bờ biển phía nam Jeju. Đội cứu hộ đã cứu được 12 người, 6 người bơi vào bờ. 9 thi thể được tìm thấy hôm qua, trong khi 6 người vẫn mất tích. Việc tìm kiếm các nạn nhân buộc phải dừng lại do nguy hiểm nhưng sau đó vẫn được tiếp tục, bất chấp sóng lớn. 10 thợ lặn và một trực thăng đang tham gia việc tìm kiếm cứu nạn. Trong hình là xác con tàu đánh cá của Trung Quốc sau khi bị cơn bão đánh dạt vào bãi đá ở Jeju. Ảnh: Yonhap
Tàu lớn trọng tải 77.000 tấn cũng bị sóng đánh vỡ làm đôi, trôi dạt ở phía ngoài cảng Sacheon, cách Seoul 300 km về phía đông nam. Một cơn bão khác có tên Tembin hôm qua tiếp tục đổ bộ bờ biển phía nam Hàn Quốc, làm hai người chết. Bão Tembin có sức gió 83 km/giờ, mang theo lượng mưa hơn 150 mm đến nhiều khu vực của nước này và dự kiến sẽ suy yếu dần trong hôm nay. Ảnh: AFP
Bão Bolaven đã di chuyển lên phía Triều Tiên. Bão đốn đổ hàng trăm cây, phá hủy đường dây điện, làm 3 người chết, khiến hơn 3.300 người mất nhà cửa và phá hủy khoảng 110 tòa nhà. Thiệt hại do bão gây ra ở Triều Tiên dự kiến sẽ còn tăng lên. Ảnh: AFP Theo VNE