Nhà thầu quân sự Mỹ hé lộ siêu vũ khí “sát thủ tiêm kích”
Nhà thầu General Atomics của Mỹ đã hé lộ hình ảnh mô phỏng của một máy bay không người lái (UAV) mang lên lửa không đối không được kỳ vọng là có thể tiêu diệt các tiêm kích hiện đại nhất.
Hình ảnh mô phỏng nguyên mẫu UAV LongShot mà Mỹ đang phát triển (Ảnh: General Atomics).
Theo Eurasian Times , UAV mới này nằm trong chương trình LongShot (Cú đánh xa) của Cơ quan Chỉ đạo các Dự án Nghiên cứu Quốc phòng Tiên tiến Mỹ (DARPA). Dự án này ra đời nhằm giúp tăng đáng kể phạm vi tác chiến và hiệu quả của các loại vũ khí không đối không của Mỹ trong tương lai.
DARPA công bố chương trình LongShot hồi tháng 2 năm nay, và họ chọn ra 3 nhà thầu lớn General Atomics, Lockheed Martin, và Northrop Grumman tham gia vào quá trình thiết kế giai đoạn 1.
Trong năm tài chính 2021, Lầu Năm Góc đưa ra mức ngân sách hơn 20 triệu USD để tiến hành các bước ban đầu của dự án, bao gồm cả việc phát triển và hoàn thiện thiết kế cho vũ khí này.
Cụ thể, DARPA muốn tạo ra một UAV mang tên lửa có thể bay áp sát lãnh thổ của đối thủ và UAV này được phóng đi từ một máy bay ném bom hoặc tiêm kích của Mỹ.
Video đang HOT
Bằng cách này, LongShot sẽ được triển khai để tăng khả năng sống sót của các nền tảng vũ khí có người lái bằng cách cho phép chúng nằm ngoài tầm tấn công của đối thủ, trong khi một UAV LongShot được phóng từ trên không sẽ tiến gần hơn tới mục tiêu để tấn công bằng tên lửa hiệu quả hơn.
General Atomics đã hé lộ về hình ảnh mô phỏng về nguyên mẫu của LongShot trong một bài báo họ giới thiệu về các dự án mà nhà thầu quốc phòng đình đám này đang tham gia.
Bài viết của nhà thầu mô tả một UAV có thể được phóng đi “từ hệ thống máy bay không người lái (UAS) hoặc các máy bay do người điều khiển nhằm xông vào không phận của đối thủ. UAV trang bị tên lửa không đối không có khả năng tấn công mục tiêu đối thủ nếu được ra lệnh”.
Nói về tính linh hoạt của vũ khí, bài báo liệt kê các cách mà LongShot có thể được triển khai, ví dụ như “tấn công các tiêm kích đối thủ mà không gây nguy hiểm cho phi hành đoàn của Mỹ hoặc tham gia tấn công với đội tiêm kích tiên phong hoặc đóng vai trò như hệ thống phòng không mạnh mẽ cho các máy bay ném bom”.
Mô hình LongShot của General Atomics cho thấy phần buồng lái hình dáng tương tự như B-52 nhưng không cần cửa sổ. Các chuyên gia cho rằng LongShot dường như cần một thân máy bay tương đối lớn hơn để chứa vũ khí chiến đấu mà nó được tích hợp.
Theo The Drive , LongShot có thể đủ lớn để chứa các tên lửa không đối không sử dụng radar dẫn đường, bao gồm AIM-120.
“Chương trình LongShot thay đổi cách thức không chiến bằng cách triển khai UAV phóng từ trên không có khả năng sử dụng các loại vũ khí không đối không tiên tiến và hiện đại”, Giám đốc chương trình DARPA Paul Calhoun cho biết.
Điểm độc đáo của LongShot là việc nó có thể phóng tên lửa ở khoảng cách gần mục tiêu hơn, đồng nghĩa với việc khiến cho máy bay đối thủ khó thoát được hơn. Các chuyên gia nhận định vũ khí mới của Mỹ có thể trở thành “sát thủ” diệt các tiêm kích hiện đại trên thế giới.
Tiêm kích "Chiếu tướng" hoàn toàn mới của Nga lần đầu lộ diện
Các hình ảnh đầu tiên của tiêm kích biệt danh "Checkmate" (Chiếu tướng) Nga sắp trình làng đang thu hút sự chú ý của giới quan sát. Máy bay này hứa hẹn trở thành một vũ khí uy lực mới của Moscow.
Tiêm kích mới biệt danh "Chiếu tướng" của Nga lần đầu lộ diện (Ảnh: The Drive).
Tuần trước, những hình ảnh đầu tiên của tiêm kích mang biệt danh "Checkmate" (Chiếu tướng) đã xuất hiện tại địa điểm tổ chức triển lãm hàng không MAKS, ở một sân bay ở ngoại ô Moscow. Tuy nhiên, khi đó chiếc tiêm kích bị phủ một lớp bảo vệ màu đen để tránh việc thông tin bị rò rỉ quá sớm khi MAKS chưa chính thức khai mạc.
Trước đó, Tập đoàn Máy bay Thống nhất Nga (UAC) đã tích cực truyền thông về tiêm kích này, khẳng định máy bay này "mới hoàn toàn".
Cuối tuần qua, một đoạn video quay tại khu trưng bày tại triển lãm đã lần đầu cho thấy diện mạo hoàn chỉnh của tiêm kích "Chiếu tướng". Giới quan sát nhận định, nó dường như là một sản phẩm của nhà thầu quân sự đình đám Sukhoi.
Tiêm kích mới của Nga dường như có một động cơ và sử dụng công nghệ cửa nạp DSI. Thiết kế này sẽ giúp cung cấp luồng khí ổn định cho động cơ trên một phạm vi hoạt động rộng mà không cần hệ thống cơ khí và điều khiển phức tạp. DSI cũng giúp ngăn radar đối phương quét được quạt động cơ máy bay.
Giới quan sát cho rằng, tiêm kích "Chiếu tướng" có phần vòm khá tương đồng với Su-57. Giống hầu hết các máy bay hiện đại của Nga, hệ thống tìm kiếm và theo dõi hồng ngoại của tiêm kích mới được lắp phía trước vòm.
Ngoài ra, tiêm kích mới có cấu tạo đuôi khác biệt được xem sẽ giúp nó có khả năng cơ động cao, giảm tiếp xúc với tín hiệu radar và hồng ngoại của đối thủ từ nhiều góc độ. Trước đó, các chuyên gia nhận định tiêm kích "Chiếu tướng" có cấu tạo giống một máy bay tàng hình.
Tiêm kích mới của Nga được sơn màu xám và có vân trên thân máy bay phía trên với mặt dưới màu xanh dương nhạt - diện mạo tương đối phổ biến với các dòng máy bay hiện đại của Nga, và tương đồng nhất với lớp sơn của Su-57.
Một chi tiết đáng chú ý của tiêm kích mới trong lần lộ diện này dường như là một khoang chứa vũ khí hình ống dài, tương đối hẹp, nằm ở phía trước của càng đáp. Dựa vào các hình ảnh, giới quan sát nhận định rằng khu vực này phù hợp nhất để đặt tên lửa không đối không tầm ngắn.
Tại khu vực triển lãm, phần phía sau tiêm kích có một tên lửa chống hạm KH-59MK, dường như nhằm thể hiện vũ khí mà máy bay này có thể mang.
Các chuyên gia nhận định, tiêm kích "Chiếu tướng" được cho sản xuất với mục đích xuất khẩu. Trước đó, hãng tin Tass dẫn nguồn tin cho biết, tiêm kích mới có thể là máy bay chiến đấu hạng nhẹ với khả năng bay ở "tốc độ siêu thanh" (nhanh gấp từ 1 tới dưới 5 lần tốc độ âm thanh).
Lộ hình ảnh đầu tiên về tiêm kích bí ẩn Nga sắp "trình làng" Những hình ảnh đầu tiên về tiêm kích mới nhất của Nga đã được đăng tải khi khí tài này chuẩn bị tham gia một sự kiện triển lãm hàng không ở Moscow vào tuần tới. Mô hình tiêm kích mới của Nga được phủ một lớp bảo vệ màu đen ở sân bay Zhukovsky, một tuần trước khi triển lãm hàng không...