Nhà thầu phụ công trình có khung sắt rơi gây chết người sẽ chịu trách nhiệm toàn bộ
Đơn vị thực hiện thi công để rơi khung sắt làm chết người ở đường Lê Văn Lương (phương Nhân Chính, Thanh Xuân) nhận hoàn toàn trách nhiệm.
Hiện trường xảy ra vụ việc.
Trao đổi với Báo Lao Động, đại diện công ty Cổ phần Thương mại và Phát triển công nghệ Hà Nội mới DHP (địa chỉ số 3 Trần Phú, quận Hoàng Mai, Hà Nội) cho biết, đơn vị vừa có văn bản gửi đến cơ quan chức năng và chủ đầu tư dự án báo cáo cụ thể sự việc. Theo đó, công ty này đã ký nhận hoàn toàn trách nhiệm.
Công ty Cổ phần Thương mại và Phát triển công nghệ Hà Nội mới DHP được Công ty TNHH Sao Mai ký hợp đồng thực hiện gói thầu thi công lắp đặt kính mặt ngoài tòa nhà Trung tâm Thương mại và Văn phòng cho thuê (lô đất 4.6-N0 đường Lê Văn Lương). Từ đó, công ty đã triển khai thi công theo đúng kỹ thuật và kế hoạch đề ra.
Vào hồi 18 giờ 15 phút ngày 27.9, đơn vị đã nghỉ thi công tranh thủ dịch chuyển sàn treo lắp dựng vách kính lấy vị trí mới để hôm sau tiếp tục làm. Do sơ suất, trong lúc dịch chuyển, sàn treo đã rơi chân giữ từ tầng 16 xuống đường Lê Văn Lương, gây tai nạn làm 1 người chết, 1 người bị thương.
Sau khi xảy ra tai nạn, đơn vị đã khẩn trương đưa người bị thương đi cấp cứu. Đồng thời, đơn vị đã báo cáo chủ đầu tư, cơ quan chính quyền địa phương, thực hiện các thủ tục chu đáo theo đúng lễ nghĩa Việt Nam và các quy định theo pháp luật đối với người tử vong.
Video đang HOT
Đại diện công ty cho biết thêm, ngay sau khi sự việc xảy ra, công ty chúng tôi đã đến và chia sẻ với sự việc đáng tiếc xảy ra với gia đình. Sau đó, công ty sẽ có trách nhiệm với gia đình người bị mất.
Theo công ty cổ phần Thương mại và phát triển công nghệ Hà Nội mới DHP, việc xảy ra tai nạn chết người hoàn toàn do lỗi của đơn vị đã chủ quan trong quá trình dịch chuyển thiết bị. Do vậy, công ty xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.
L.HOA
Theo LĐO
Hiện trường xảy ra vụ việc.
Bệnh tay chân miệng: Chủng virus EV 71 có thể gây chết người
Bệnh tay chân miệng do tác nhân Enterovirus 71 (EV71) thật sự nguy hiểm vì bệnh thường gây ra biến chứng nặng ảnh hưởng đến thần kinh và có thể dẫn đến tử vong ở trẻ em. Bệnh này hiện không có thuốc đặc trị còn vắc-Xin EV71... thì vẫn còn chờ tiếp tục nghiên cứu.
Bệnh tay, chân và miệng (TCM) đã được xem là bệnh thường gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi trên toàn thế giới. Bệnh có biểu hiện khá đặc trưng với sốt, phát ban sần sùi hoặc mụn nước ở lòng bàn tay, bàn chân, mông và tổn thương loét ở miệng. Bệnh thường tự giới hạn nhưng rất dễ lây. Bệnh TCM thường xảy ra với những dịch nhỏ ở các trường mẫu giáo hoặc trung tâm chăm sóc trẻ em vì siêu vi này rất dễ lây nhiễm.
Hai tác nhân chính của bệnh TCM là coxsackievirus A16 (CVA16) và EV71. Tỷ lệ mắc TCM gây ra bởi EV71 thấp hơn tỷ lệ gây ra bởi CVA16. Tuy nhiên, EV71 còn được biết đến như là một loại virus có vai trò gây viêm não và các hội chứng não cấp, có xu hướng gây bệnh nặng hơn và nhiều khả năng gây các biến chứng thần kinh và viêm cơ tim thậm chí có thể gây tử vong.
Dấu hiệu nhận biết bệnh tay chân miệng ở trẻ em. Ảnh: IT
Theo Sở Y tế TP.HCM, hiện nay đã có 2 loại vắc-xin EV71 của Viện Sinh học Y khoa tại Học viện Khoa học Y khoa Trung Quốc và Sinovac Biotech đã được phê chuẩn và lưu hành trên thị trường ở Trung Quốc. Tuy nhiên, để sử dụng vắc-xin EV71 trên toàn thế giới, cần phải chứng minh khả năng ứng dụng đối với các chủng EV71 gây đại dịch khác nhau. Vì vậy, cần phải có thêm một thời gian sau khi các loại vắc-xin EV71 gia nhập thị trường. Mặt khác, vắc-xin EV71 bất hoạt hiện tại có thể bảo vệ chống lại EV71 nhưng không chống lại chủng CVA16, nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh TCM. Do đó, cần nghiên cứu phát triển vắc-xin đa kháng hoặc vắc-xin EV71/CVA16 bao gồm cả các enterovirus gây bệnh phổ biến khác nên là bước nghiên cứu tiếp theo.
Tiêm chủng Vac-Xin là một trong những giải pháp phòng ngừa các bệnh nguy hiểm, tuy nhiên đến nay Vắc-Xin phòng bệnh TCM vẫn phải chờ. Ảnh: IT
Liên quan đến diễn biến tình hình bệnh TCM trên địa bàn TP.HCM, sáng 28.9, Sở Y tế TP.HCM đã tiến hành kiểm tra đột xuất công tác vệ sinh, phòng chống dịch tại Trường Mầm non phường 1 (Quận 10), nơi đã có 2 trẻ bị mắc tay chân miệng.
Lãnh đạo Sở Y tế TP.HCM kiểm tra công tác vệ sinh tại trường Mầm non tại phường 1, Quận 10 sáng 28.9. Ảnh: Văn Đức
Kiểm tra các lớp học, BS Nguyễn Hữu Hưng, Phó Giám đốc Sở Y tế TP.HCM nhắc nhở các cô giáo đặc biệt lưu ý việc cho trẻ rửa tay thường xuyên trước mỗi bữa ăn và sau khi đi vệ sinh cũng như việc khử khuẩn đồ chơi, đồ dùng cho trẻ, nhất là giường cá nhân cho bé ngủ trưa, bởi đây cũng là một trong những vật dụng dễ lây bệnh cho trẻ.
Các bé ở trường Mầm non tại phường 1, Quận 10 được hướng dẫn vệ sinh tay chân, phòng tránh nhiễm bệnh. Ảnh: Văn Đức
Cũng tại Quận 10, sáng cùng ngày Sở Y tế TP.HCM cũng đã kiểm tra một điểm trông giữ trẻ gia đình trên địa bàn phường 1. Điểm giữ trẻ này hiện đang trông giữ 6 trẻ từ 24 - 26 tháng tuổi. Chủ nhóm trẻ cho biết, hàng tháng, phường đều xuống kiểm tra, nhắc nhở cơ sở thực hiện đúng các yêu cầu về vệ sinh, đảm bảo an toàn cho trẻ.
Theo danviet.vn
Hiểm hoạ từ những chiếc 'bẫy trời' giết người tại các công trình xây dựng Hàng loạt những vụ vật liệu xây dựng từ các công trình đang thi công rơi xuống đường gây tai họa chết người liên tiếp xảy ra và chưa có dấu hiệu thuyên giảm. Rơi vật liệu xây dựng, 1 người chết thương tâm Sự việc xảy ra vào khoảng 19h hôm nay (27/9) tại một toà nhà đang thi công trên phố...