Nhà thầu Nhật đòi lãi tiền thưởng vượt tiến độ vành đai 3 Hà Nội
Ban quản lý dự án Thăng Long vừa kiến nghị Bộ Giao thông phê duyệt giá trị tiền thưởng cho nhà thầu do hoàn thành sớm dự án vành đai 3 trên cao Hà Nội.
Đại diện Ban quản lý dự án Thăng Long cho biết ngày 7/3 vừa qua, nhà thầu thi công gói thầu số 2 là Công ty TNHH Xây dựng Sumitomo Mitsui (Nhật Bản) đã có văn bản gửi Ban quản lý dự án Thăng Long yêu cầu trả tiền lãi do chậm thanh toán giá trị tiền thưởng của gói thầu số 2.
Theo Ban quản lý dự án Thăng Long, số tiền thưởng mà Ban này trình duyệt là 173,7 tỷ đồng đã được thành lập theo phương pháp tính của Bộ Giao thông Vận tải và được Bộ Xây dựng thống nhất, đồng thời được đơn vị tư vấn độc lập thẩm tra, được Bộ Giao thông chấp thuận về nguyên tắc.
Năm 2013, sau khi dự án vành đai 3 hoàn thành (đoạn Mai Dịch – Bắc Hồ Linh Đàm), Ban Quản lý dự án Thăng Long từng kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải phê duyệt khoản thưởng gần 180 tỷ đồng cho các nhà thầu do đã vượt tiến độ.
Vành đai 3 trên cao đoạn Linh Đàm – Bắc Hồ Linh Đàm được hoàn thành trước kế hoạch hơn một năm. Ảnh: Bá Đô.
Video đang HOT
Cụ thể, liên danh Samwhan (Hàn Quốc) – Cienco4 (Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 4) được đề nghị thưởng 77,7 tỷ đồng vì hoàn thành sớm gói thầu số 1 (đoạn Mai Dịch – Trung Hòa) trước 263 ngày; nhà thầu Sumitomo Mitsui (Nhật Bản) được đề xuất thưởng 102 tỷ đồng vì hoàn thành vượt tiến độ gói thầu số 2 (đoạn Trung Hòa – Thanh Xuân) trước 454 ngày.
Lý giải việc thưởng tiến độ dự án này, Ban quản lý Thăng Long cho rằng, theo điều khoản của hợp đồng được ký kết giữa chủ đầu tư và nhà thầu, trong trường hợp vượt tiến độ, nhà thầu được thưởng 1,12% giá trị hợp đồng cho mỗi 28 ngày rút ngắn, nhưng không được quá 12% giá trị lợi ích mang lại.
Tính toán của Ban quản lý dự án Thăng Long cho thấy, tổng giá trị lợi ích từ việc rút ngắn tiến độ 2 gói thầu này vào khoảng 1.499 tỷ đồng; tiết kiệm chi phí điều chỉnh giá hơn 9,6 tỷ đồng; tiết kiệm chi phí dịch vụ tư vấn 48 tỷ đồng. Vì vậy, giá trị tiền thưởng tối đa cho nhà thầu là 179 tỷ đồng.
Theo ông Vũ Xuân Hòa, Tổng giám đốc Ban quản lý dự án Thăng Long, số tiền đề xuất thưởng sẽ được lấy từ nguồn vốn ODA của dự án. Thời gian qua việc chi thưởng chưa tiến hành do Bộ Tài chính yêu cầu làm rõ việc chi thưởng.
Lý giải các chi phí mà nhà thầu phải bỏ ra để dự án trọng điểm của thủ đô về đích sớm hơn một năm, lãnh đạo Tổng công ty Xây dựng Thăng Long cho biết, riêng việc tăng thêm một bãi đúc dầm, phải thuê mặt bằng, Tổng công ty đã phải bỏ ra cả chục tỷ đồng. Đơn vị phải tăng cường thêm một dàn cẩu dầm cũng ngót nghét 3 tỷ đồng. Cùng với đó là 3 bộ đúc, 2 bộ đà giáo, ván khuôn để đúc lan can cầu trị giá gần 10 tỷ đồng. Tăng thêm 200 công nhân để làm 3 ca, 4 kíp cũng phải chi thêm hơn một tỷ đồng tiền lương. Tổng số tiền mà nhà thầu bỏ ra để tăng cường máy móc, thiết bị, nhân lực để công trình về đích sớm cũng ngót nghét 30 tỷ đồng. Nhưng nhà thầu đề nghị cả thưởng và bù đắp chi phí ở mức 30-40 tỷ đồng.
Đoàn Loan
Theo VNE
Chủ đầu tư bác tin dầm cầu vượt Hoàng Minh Giám bị sập
Chủ đầu tư cầu vượt Hoàng Minh Giám - Hà Nội khẳng định do xe chở dầm đứng ở vị trí khó khăn nên bị nghiêng mâm quay khiến dầm bị nghiêng xuống mặt đường.
Khi dầm bị nghiêng xuống thì dầm thép vẫn được giữ an toàn bởi 02 các cáp cẩu (01 cẩu 400 tấn; 01 cẩu 200T)
Ban quản lý dự án Thăng Long vừa có báo cáo Bộ GTVT về sự cố vận chuyển và lắp dựng dầm thép nhịp trụ P2 - trụ P3 cầu vượt thép Hoàng Minh Giám - Nguyễn Chánh thuộc tiểu dự án xây dựng nút giao Trung Hòa hoàn chỉnh vừa diễn ra sáng sớm nay.
Cụ thể, ngày 10/3, bắt đầu từ 23h00, nhà thầu thi công tiến hành vận chuyển và lắp dựng nhịp dầm thép từ trụ P2 - trụ P3 (dài 58m) theo hồ sơ biện pháp thi công được tư vấn giám sát tại văn bản số HRR4-5888-1.33.4 ngày 24/2/2016, phương án phân luồng tổ chức giao thông phục vụ thi công của Sở GTVT tại Thông báo số 190/TB-SGTVT ngày 08/3/2016 về việc phân luồng tổ chức giao thông phục vụ thi công hạng mục vận chuyển và lao lắp dầm cầu vượt Hoàng Minh Giám - Nguyễn Chánh.
""Theo đánh giá tại hiện trường, mặc dù dầm bị nghiêng xuống mặt đường nhưng do đã được neo giữ an toàn nên không ảnh hưởng đến chất lượng cũng như kích thước hình học của dầm thép. Sự cố cũng không gây ra bất cứ thương vong nào", ông Phạm Thanh Bình, Phó Tổng giám đốc Ban Quản lý dự án Thăng Long khẳng định."
Khoảng 0h30 ngày 11/3/2016, dầm được vận chuyển ra công trường bằng xe chuyên dụng và đưa vào vị trí hạ tạm xuống đường để chuẩn bị đưa dầm vào vị trí cẩu lắp. Trong quá trình hạ tạm xuống đường (dầm được treo cáp đầy đủ vào móc cẩu) do xe chở dầm đứng ở vị trí khó khăn ngay sát bo vỉa hè đường, gây mất cân bằng mâm quay xe chở dầm khiến dầm bị nghiêng xuống đất. Tuy nhiên, khi dầm bị nghiêng xuống thì dầm thép vẫn được giữ an toàn bởi 02 các cáp cẩu (01 cẩu 400 tấn; 01 cẩu 200T).
Ngay sau đó, Nhà thầu đã dùng cẩu đưa dầm về vị trí cân bằng và tiến hành sàng dầm vào vị trí cẩu lắp dầm lên nhịp. Nhà thầu đã nhấc dầm vào vị trí theo đúng biện pháp được chấp thuận.
Công tác cẩu lắp vào vị trí thiết kế đã được thực hiện đúng theo biện pháp và đảm bảo an toàn và kết thúc vào lúc 03h00 ngày 11/3/2016.
"Theo đánh giá tại hiện trường, mặc dù dầm bị nghiêng xuống mặt đường nhưng do đã được neo giữ an toàn nên không ảnh hưởng đến chất lượng cũng như kích thước hình học của dầm thép. Sự cố cũng không gây ra bất cứ thương vong nào", ông Phạm Thanh Bình - Phó Tổng giám đốc Ban Quản lý dự án Thăng Long khẳng định.
Về phía Bộ GTVT, lãnh đạo Bộ này cho biết đã nắm được thông tin về sự cố. Tuy nhiên theo lãnh đạo Bộ GTVT thì sự cố này không nghiêm trọng. "Đây là những sự cố bình thường xảy ra trên công trường, việc xử lý cũng diễn ra nhanh chóng và đảm bảo công tác thi công các công trình" - lãnh đạo Bộ GTVT nhấn mạnh.
Đây là gói thầu số 4 - xây dựng nút giao Trung Hòa hoàn chỉnh, hạng mục điều tiết giao thông, đảm bảo giao thông cho Nút giao Trung Hòa thuộc dự án đầu tưxây dựng đường vành đai 3 TP. Hà nội đoạn Mai Dịch Bắc Hồ Linh Đàm giai đoạn 2. Ban quản lý Dự án Thăng Long được giao làm Chủ đầu tư dự án, nhà thầu thi công là Liên danh Hanshin - Cienco 4.
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Ôtô có thể được nâng tốc độ 90 km/h trên vành đai 3 Hà Nội Tổng cục Đường bộ vừa đề nghị Hà Nội nâng tốc độ chạy xe từ 80 lên 90 km/h đường vành đai 3 trên cao Hà Nội để giảm ùn tắc giao thông từ ngày 1/3. Theo Tổng cục Đường bộ, thông tư số 91 mới ban hành đã thay đổi quy định về tốc độ và khoảng cách xe cơ giới, xe...