Nhà thầu ngang nhiên khóa nhà xe bệnh viện, không cho người bệnh gửi
Sau khi thuê nhà gửi xe và trả tiền cho bệnh viện, nhà thầu ngang hiên khóa cửa, từ chối trông giữ xe của người bệnh.
Trước đó, Bệnh viện Sản – Nhi Cà Mau ký hợp đồng với ông L.T.T. (nhà thầu) thuê dịch vụ giữ xe tại bệnh viện hơn 70 triệu đồng/tháng. Sau đó, bệnh viện giảm giá cho nhà thầu xuống còn khoảng 68 triệu đồng/tháng.
Phía nhà thầu sau đó trả cho bệnh viện một khoản và còn thiếu hơn 500 triệu đồng. Đáng nói, nhà thầu còn khóa nhà xe của bệnh viện không cho sử dụng khiến việc giữ xe của người dân đến khám, chữa bệnh gặp nhiều khó khăn, làm đảo lộn quy trình phòng, chống dịch Covid-19 tại đây.
Do bên nhà thầu không hợp tác nên phía bệnh viện phải mở tạm một điểm giữ xe khác cho người dân đến khám, chữa bệnh.
Thời điểm nhà xe Bệnh viện Sản – Nhi Cà Mau bị nhà thầu đóng cửa.
Video đang HOT
Bệnh viện phải mở tạm một điểm giữ xe khác để giữ xe người dân đến khám, chữa bệnh.
Sau khi có thông tin phản ánh tình trạng nói trên, UBND tỉnh Cà Mau đã phải hỏa tốc chỉ đạo Sở Y tế và Công an tỉnh vào cuộc làm rõ.
Sáng 8/4, Sở Y tế tỉnh Cà Mau cho biết, sau chỉ đạo của Ủy ban tỉnh, sáng ngày 7/4, Sở đã có cuộc họp với các bên liên quan. Đến chiều ngày 7/4, phía nhà thầu đã đồng ý mở khóa, bàn giao lại nhà giữ xe cho Bệnh viện Sản – Nhi Cà Mau.
Sau chỉ đạo của UBND tỉnh, nhà xe đã được bàn giao mở cửa trở lại (Ảnh: CTV).
Sở Y tế tỉnh Cà Mau cũng yêu cầu phía bệnh viện tiếp tục rà soát, chấn chỉnh các hoạt động liên quan đến dịch vụ thuê ngoài, có biện pháp chấn chỉnh kịp thời các hoạt động hạn chế, ảnh hưởng đến hoạt động của bệnh viện.
Thêm 5 người nhập cảnh nhiễm nCoV
Bộ Y tế chiều 12/1 ghi nhận 5 ca dương tính nCoV, đều là người nhập cảnh cách ly ngay tại Thanh Hóa, Phú Yên và Tây Ninh.
"Bệnh nhân 1516", nữ, 24 tuổi, ở huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình. Ngày 10/1, cô từ Nhật Bản nhập cảnh sân bay Nội Bài trên chuyến bay QH9417, được cách ly ngay tại tỉnh Thanh Hóa. Kết quả xét nghiệm ngày 11/1 tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thanh Hóa dương tính với nCoV, bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở 2.
"Bệnh nhân 1517", nam, 24 tuổi, ở TP Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. Anh từ Mỹ quá cảnh Incheon (Hàn Quốc), sau đó nhập cảnh sân bay quốc tế Cam Ranh trên chuyến bay VN441 ngày 1/1, cách ly ngay tại tỉnh Phú Yên. Kết quả xét nghiệm lần một ngày 1/1 và lần hai ngày 6/1 đều âm tính; kết quả xét nghiệm lần ba ngày 11/1 tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Yên nghi ngờ dương tính, tại Viện Pasteur Nha Trang khẳng định khẳng định dương tính với nCoV. Bệnh nhân được điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Yên.
Trước đó chuyến bay này đã ghi nhận 11 trường hợp dương tính với nCoV.
"Bệnh nhân 1518" , nữ và "bệnh nhân 1519" , nam, cùng 36 tuổi, đều ở huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị. "Bệnh nhân 1520", nữ, 37 tuổi, ở huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Ngày 7/1, họ nhập cảnh tại Cửa khẩu Quốc tế Mộc Bài, được cách ly ngay tại tỉnh Tây Ninh, lấy mẫu ngày 10/1 kết quả xét nghiệm tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Tây Ninh dương tính với nCoV. Ba bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tây Ninh.
Như vậy, số ca nhiễm lên 1.520, số khỏi 1.361. Số người tử vong do Covid-19 là 35, bốn người tử vong sau ba đến bốn lần xét nghiệm âm tính. Các bệnh nhân còn lại đa số sức khỏe ổn định, trong đó 9 người xét nghiệm âm tính nCoV lần một, 8 người âm tính lần hai và 8 người âm tính lần ba.
Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được cách ly hơn 17.000. Trong đó, cách ly tập trung tại bệnh viện gần 150; cách ly tập trung hơn 15.000, còn lại ở nhà hoặc nơi lưu trú.
Việt Nam đã 40 ngày không ghi nhận ca nhiễm mới trong cộng đồng. Song, nguy cơ dịch xâm nhập luôn thường trực, đặc biệt khi tăng số lượng chuyến bay đưa công dân Việt Nam, chuyên gia về nước. Nhà chức trách luôn cảnh báo nguy cơ dịch xâm nhập từ người nhập cảnh trái phép.
Bộ Y tế khuyến cáo người dân tiếp tục thực hiện tốt "Thông điệp 5K", nhất là đeo khẩu trang và rửa tay bằng xà phòng, dung dịch sát khuẩn.
Thế giới ghi nhận hơn 1,9 triệu người chết vì nCoV trong hơn 91 triệu người nhiễm. Mỹ là quốc gia chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất của dịch, tiếp theo là Ấn Độ và Brazil.
Ca mắc COVID-19 nặng nhất miền Bắc, phải thở máy, dùng thuốc hiếm hiện ra sao? BN1465 - ca bệnh COVID-19 nặng nhất ở miền Bắc, xuất hiện "cơn bão cytokine", đang điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, đã có diễn biến tích cực hơn, phổi tiến triển tốt hơn, đang được xem xét cai thở máy, không cần can thiệp ECMO. Ảnh minh họa: Internet BN 1465 đang tập cai máy thở, không phải...