Nhà thầu metro Nhổn – ga Hà Nội đòi bồi thường gần 115 triệu USD
Nhà thầu liên danh Hyundai – Ghella dừng thi công ngầm tuyến metro Nhổn – ga Hà Nội gần 4 tháng, yêu cầu chủ đầu tư bồi thường 114,7 triệu USD.
Chiều 29/10, đại diện Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội, chủ đầu tư dự án đường sắt đô thị Nhổn – ga Hà Nội, xác nhận thông tin trên.
Trước đó báo cáo gửi Quốc hội về tình hình triển khai 6 dự án đường sắt đô thị ở Hà Nội và TP HCM, Chính phủ nêu một số vướng mắc tại dự án metro Nhổn – ga Hà Nội, trong đó có việc nhà thầu đòi bồi thường.
Cụ thể, do chậm trễ giải phóng mặt bằng và phê duyệt chính sách đền bù, hỗ trợ tạm cư cho các hộ dân bị ảnh hưởng bởi tuyến hầm nên nhà thầu liên danh Hyundai – Ghella (HGU) đã yêu cầu bồi thường 114,7 triệu USD. HGU đề nghị chấp thuận thanh toán, nếu không sẽ không thể tiếp tục công việc và tiến hành thủ tục khiếu nại lên trọng tài quốc tế.
Trên thực tế, nhà thầu đã giảm khối lượng công việc trên công trường từ tháng 6 và có văn bản thông báo tạm dừng công việc vào cuối tháng 6.
Toàn bộ 10 đoàn tàu của dự án đã về đến Depot Nhổn, nhưng chưa thể vận hành thương mại theo dự kiến ban đầu vào cuối năm 2021. Ảnh: Giang Huy
Ông Lê Trung Hiếu, Phó trưởng ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội (MRB), cho hay theo quy định của hợp đồng, nhà thầu sẽ được bù đắp thiệt hại do không phải lỗi gây ra. Tuy nhiên, thiệt hại phải được chứng minh bằng thực thanh thực chi. “HGU từ trước đến nay đưa ra những khiếu nại liên quan đến đền bù. Đây là con số nhà thầu đơn phương đưa ra”, ông Hiếu nói và cho hay MRB đang cùng nhà thầu thương thảo để đưa ra con số chính xác về thiệt hại thực tế.
Lãnh đạo MRB cũng thừa nhận tiến độ dự án bị chậm so với kế hoạch. Theo tiến độ được phê duyệt ban đầu, dự án hoàn thành vào năm 2018, nhưng sau đó điều chỉnh thời gian vận hành đoạn trên cao đến tháng 4/2021 và vận hành toàn tuyến tháng 12/2022. Hiện mốc hoàn thành đưa vào khai thác đoạn trên cao (8,5 km) đã được chuyển sang cuối năm 2022. Đoạn đi ngầm (4 km) đã bị dừng thi công gần 4 tháng và chưa dự kiến thời gian khai thác toàn tuyến.
Hiện nay, UBND TP Hà Nội xem xét thành lập Ban xử lý tranh chấp để giải quyết các khiếu nại và tháo gỡ vướng mắc của nhà thầu.
Sau nhiều nỗ lực của các bên, hiện ngôi nhà số 23 Quốc Tử Giám (khu vực thi công ga ngầm S11) đã được quây rào và phá dỡ. Ảnh: Giang Huy
Đây không phải lần đầu dự án metro Nhổn – ga Hà Nội bị đòi bồi thường do chậm bàn giao mặt bằng cho nhà thầu. Tháng 7/2020, Công ty TNHH Dealim Hàn Quốc, đơn vị thi công xây lắp đoạn tuyến trên cao (gói thầu CP1) đã yêu cầu bổ sung hơn 400 tỷ đồng (19 triệu USD). Nguyên nhân nhà thầu đưa ra là nhận mặt bằng thi công chậm một năm rưỡi so với cam kết trong hợp đồng, dẫn đến việc phải kéo dài thêm hơn 2 năm thi công.
Video đang HOT
MRB và UBND TP Hà Nội sau đó đã tham vấn các đơn vị liên quan, tạm chốt bổ sung chi phí do kéo dài thời gian cho nhà thầu 6,6 triệu USD (khoảng 145 tỷ đồng), giảm 12,5 triệu USD so với yêu cầu ban đầu.
Tuyến đường sắt đô thị thí điểm TP Hà Nội, đoạn Nhổn – ga Hà Nội dài 12,5 km, gồm 8,5 km trên cao và 4 km đi ngầm, đi qua quận Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm, Cầu Giấy, Ba Đình, Đống Đa, Hoàn Kiếm, khởi công từ tháng 9/2010.
Dự án có tổng mức đầu tư 783 triệu Euro, trong đó vốn vay ODA là 653 triệu Euro, vốn đối ứng 130 triệu Euro. Sau đó, tổng mức đầu tư điều chỉnh là 1.176 triệu Euro. Như vậy, tổng mức đầu tư điều chỉnh của dự án tăng khoảng 10.400 tỷ đồng.
Dự án đường sắt đô thị: "Đội" vốn gấp 9 lần, ngày về đích... trong mơ (!?)
Nhổn - ga Hà Nội, Cát Linh - Hà Đông, Yên Viên - Ngọc Hồi, Bến Thành - Suối Tiên... là các dự án quan trọng quốc gia bị "đội" vốn, "lụt" tiến độ, có dự án mức đầu tư tăng gấp 9 lần dù chưa thi công.
Chính phủ vừa có báo cáo gửi Quốc hội về loạt dự án quan trọng quốc gia, trong đó có các dự án đường sắt đô thị đang triển khai tại Hà Nội và TPHCM. Đáng nói, tất cả các dự án này đều không thể về đích theo kế hoạch, vốn đã tăng gấp nhiều lần.
Dự án đường sắt đô thị thí điểm TP Hà Nội, đoạn Nhổn - ga Hà Nội
UBND TP Hà Nội khởi công năm 2009, thời gian hoàn thành là năm 2018, tuy nhiên sau đó dự án được điều chỉnh đưa vào khai thác, vận hành toàn tuyến vào tháng 12/2022. Sau khi điều chỉnh tổng mức đầu tư, dự án phát sinh tiêu chí dự án quan trọng quốc gia.
Tổng mức đầu tư dự án ban đầu là 783 triệu Euro, trong đó vốn vay ODA là 653 triệu Euro, vốn đối ứng là 130 triệu Euro. Đến nay, tổng mức đầu tư điều chỉnh đã tăng lên 1.176 triệu Euro. Nguồn đầu tư vốn vay ODA của 4 nhà tài trợ là Chính phủ Pháp, Cơ quan phát triển Pháp (AFD), Ngân hàng đầu tư châu Âu (EIB), Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) và nguồn vốn đối ứng ngân sách thành phố.
Dự án đường sắt Nhổn - ga Hà Nội được khởi công thực hiện đầu tiên ở Hà Nội, nhưng đến nay vẫn chưa hoàn thành (Ảnh: Đỗ Linh).
Đến nay, đã hoàn thành công tác ký hợp đồng và triển khai thi công 9/9 gói thầu chính về xây lắp và thiết bị. Tiến độ chung dự án đạt khoảng 74%, tiến độ tổng thể đoạn trên cao đạt 89,41%, do nhiều khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện nên dự kiến đưa vào khai thác trước đoạn trên cao vào năm 2022, hoàn thành đoạn ngầm và toàn tuyến đến sau năm 2022.
Đường sắt đô thị TP Hà Nội tuyến 2, đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo
UBND TP Hà Nội thực hiện, phê duyệt tổng mức đầu tư năm 2008 là 19.555 tỷ đồng, nhưng hiện nay dự án đang làm thủ tục phê duyệt điều chỉnh tăng lên 35.679 tỷ đồng. Sử dụng vốn vay ODA Nhật Bản và vốn đối ứng của TP Hà Nội.
Lý do điều chỉnh tổng mức đầu tư tăng so với quyết định phê duyệt ban đầu được giải thích vì thay đổi về quy mô đầu tư; thay đổi tỷ giá quy đổi; các nguyên nhân biến động về giá đối với nhiên liệu, vật tư, thiết bị, nhân công và thay đổi chế độ chính sách tiền lương; do thay đổi tỷ lệ trượt giá; thay đổi chế độ chính sách và các quy định của nhà nước liên quan đến quản lý chi phí đầu tư.
Đáng nói, theo kế hoạch thời gian thực hiện dự án 2009 - 2015, tuy nhiên đến nay dù tổng mức đầu tư đã điều chỉnh "đội" lên gần 2 lần nhưng dự án này vẫn chưa khởi công.
Đường sắt Cát Linh - Hà Đông
Dự án do Ban Quản lý dự án đường sắt, Bộ Giao thông vận tải làm chủ đầu tư, được thực hiện từ tháng 10/2011, tổng mức đầu tư hơn 18.000 tỷ đồng bằng vốn vay ODA của Trung Quốc theo Hiệp định khung ký ngày 30/5/2008 giữa hai Chính phủ Việt Nam - Trung Quốc.
Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông vẫn đang chờ kết quả chấp thuận từ Hội đồng Kiểm tra Nhà nước (Ảnh: Tiến Tuấn).
Tháng 3/2021, dự án đã cơ bản hoàn thành các hạng mục xây lắp, lắp đặt thiết bị, đủ điều kiện để nghiệm thu hoàn thành, bàn giao dự án. Tháng 5/2021, dự án được tư vấn đánh giá an toàn hệ thống cấp chứng chỉ chứng nhận an toàn; được cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về cấp chứng nhận thẩm định đánh giá an toàn hệ thống vào tháng 7/2021.
Bộ GTVT đã gửi văn bản tới Hội đồng Kiểm tra Nhà nước về công tác nghiệm thu công trình xây dựng và kiến nghị xem xét, chấp thuận kết quả nghiệm thu của chủ đầu tư.
Trong báo cáo Chính phủ trình Quốc hội nêu rõ dự án vẫn còn một số vướng mắc, chủ yếu là công tác thanh toán và việc thực hiện ý kiến Kết luận của Kiểm toán Nhà nước. Các vướng mắc nêu trên đã ảnh hưởng đến tiến độ công tác nghiệm thu, bàn giao đưa dự án vào vận hành khai thác.
Dự án đường sắt đô thị Hà Nội tuyến số 1 Yên Viên - Ngọc Hồi, giai đoạn I
Dự án được Chính phủ chấp thuận báo cáo nghiên cứu tiền khả thi từ năm 2004, với quy mô xây dựng tổ hợp ga và đoạn cầu cạn từ Giáp Bát - Gia Lâm và cầu vượt sông Hồng. Chiều dài toàn tuyến là 28,7 km, tổng mức đầu tư 9.197 tỷ đồng, sử dụng vốn vay ODA của Nhật Bản.
Bộ GTVT phê duyệt thời gian thực hiện từ năm 2007- 2017; sau đó dự án tiếp tục được phê duyệt điều chỉnh năm 2017 với dự kiến thực hiện từ năm 2017-2024.
Hiện dự án đang triển khai công tác giải phóng mặt bằng khu Tổ hợp Ngọc Hồi và triển khai lựa chọn tư vấn thiết kế kỹ thuật và chưa thể triển khai thi công xây dựng, nhưng tổng mức đầu tư toàn bộ dự án toàn tuyến ước tính khoảng hơn 81.000 tỷ đồng, tăng 9 lần so với kế hoạch ban đầu.
Phối cảnh dự án đường sắt Yên Viên - Ngọc Hồi (Ảnh: CĐT).
Nguyên nhân tăng vốn là do điều chỉnh thiết kế cơ sở, thay đổi quy mô đầu tư, thay đổi chính sách tiền lương, trượt giá; thời gian thực hiện dự án kéo dài là phát sinh chi phí tư vấn, quản lý, phí cam kết...; tăng chi phí dự phòng, chi phí giải phóng mặt bằng, cơ cấu và lãi suất các khoản vay của nhà tài trợ.
Dự án đường sắt đô thị số 1 TPHCM, tuyến Bến Thành - Suối Tiên
UBND TPHCM đã phê duyệt từ năm 2007, bắt đầu thực hiện từ tháng 3/2007 và hoàn thành công trình đưa vào khai thác năm 2018. Sau đó, dự án được điều chỉnh thời điểm hoàn thành công trình đưa vào khai thác là quý IV/2021, kết thúc công tác hỗ trợ vận hành bảo dưỡng năm 2026.
Nguồn vốn sử dụng cho dự án là ODA của Nhật Bản và vốn đối ứng của TPHCM, với tổng mức đầu tư phê duyệt ban đầu là gần 126.600 triệu Yên Nhật (tương đương gần 17.400 tỷ đồng). Năm 2011, UBND TPHCM phê duyệt điều chỉnh tổng mức đầu tư là hơn 236.600 tỷ Yên Nhật (tương đương 47.325 tỷ đồng). Năm 2019, thành phố này một lần nữa phê duyệt điều chỉnh tổng mức đầu tư và cơ cấu nguồn vốn đầu tư với mức hơn 43.757 tỷ đồng.
Đường sắt đô thị tuyến số 1 đoạn Bến Thành - Suối Tiên tại TPHCM (Ảnh: Nguyễn Quang).
Chính phủ đang chỉ đạo UBND TPHCM phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính để rà soát, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét bổ sung vốn nước ngoài cấp phát từ ngân sách trung ương đáp ứng tiến độ hoàn thành dự án.
Hiện nay, dự án đang trong giai đoạn triển khai thi công, chưa hoàn thành xây lắp để đưa vào vận hành, khai thác.
Dự án tàu điện ngầm số 2 TPHCM, tuyến Bến Thành - Tham Lương
Thời gian hoàn thành dự án ban đầu được duyệt là năm 2018 và được Thủ tướng gia hạn đến năm 2020 để làm cơ sở gia hạn các Hiệp định vay đã ký theo ý kiến của các nhà tài trợ.
Tổng mức đầu tư của dự án được UBND TPHCM phê duyệt năm 2010 là 1.374 triệu USD (tương đương 26.116 tỷ đồng). Sau khi TPHCM điều chỉnh vào năm 2019, mức vốn tăng lên 2.093,59 triệu USD (tương đương hơn 47.890 tỷ đồng).
Nguồn đầu tư là vốn vay ODA từ Ngân hàng ADB, Ngân hàng Tái thiết Đức (KfW), Ngân hàng Đầu tư châu Âu (EIB) và vốn đối ứng trong nước.
Do thực hiện điều chỉnh thiết kế cơ sở, tính toán, cập nhật lại tổng mức đầu tư nên thời gian hoàn thành dự án đã được điều chỉnh tương ứng năm 2019 với mốc thực hiện thi công từ năm 2022 - 2026; kiểm tra, vận hành chạy thử và bàn giao khai thác vào cuối năm 2026.
Cục Đường sắt lấy ý kiến địa phương mở lại tàu khách Cục Đường sắt Việt Nam lấy ý kiến 22 tỉnh, thành phố về việc khai thác lại nhiều đoàn tàu khách, dự kiến từ 7/10. Đại diện Cục Đường sắt cho hay, giai đoạn một (từ 7/10 đến 17/10), trên tuyến Hà Nội - TP HCM dự kiến chạy lại đôi tàu SE7/SE8 và SE5/6. Giai đoạn hai (từ 18/10 đến 27/10) sẽ...