Nhà tang lễ đầu tiên tại Mỹ chạy dịch vụ ủ thi thể thành phân hữu cơ
Trong gần một thập kỉ qua, Katrina Spade luôn trăn trở tìm ra cách thức mới để xử lý thi thể người quá cố.
“Thùng sắt” lục giác, thiết bị trung tâm trong khâu xử lý thi thể tại Recompose. Ảnh: Vice
Năm 2011, khi còn là sinh viên đại học chuyên ngành kiến trúc, Katrina đã bắt đầu đặt ra câu hỏi thi thể bản thân cố sẽ ra sao sau khi chết. Không bằng lòng với những giải pháp, lựa chọn đang có, Katrina bỏ ra nhiều năm để theo đuổi giải pháp của chính mình: Biến thi thể thành chất hữu cơ tự nhiên.
Tháng 12/2020, sau nhiều năm nghiên cứu khả thi, gây quỹ, gọi vốn và hoàn thành thủ tục pháp lý, công ty Recompose do Katrina thành lập đã bắt đầu biến “những khách hàng Sau nhiều năm nghiên cứu, xây dựng, công ty chuyên phục vụ tang lễ Recompose, nằm ở ngoại ô Seattle, bang Washington, đã biến thi thể khách hàng đầu tiên thành “phân hữu cơ” cho đất trồng.
Khu vực nhà tang lễ Recompose hiện đang quản, xử lý 10 thi thể. Kế hoạch ban đầu của Recompose có quy mô lớn gấp 10, nhưng đại dịch COVID-19 khiến tham vọng này tạm thời chưa thực hiện được.
Video đang HOT
Cùng lúc, những thách thức mà đại dịch tạo ra củng cố thêm quyết tâm của nhân viên Recompse về sứ mệnh họ theo đuổi. “Chăm sóc tử thi sinh thái ngày càng quan trọng. Chúng tôi cảm nhận được trách nhiệm khi biến giải pháp của mình thành lựa chọn sẵn có”, Anna Swenson, trưởng nhóm phụ trách khách hàng và truyền thông tại Recompose nói.
Quy trình xử lý thi thể tại Recompose nằm ở “hòm sắt” – một chiếc thùng hình lục giác bằng thép, hiện đang được cất giữ trong một nhà kho thông dụng ở Kent, bang Washtington. Khi ai đó mất, nhân viên Recompose sẽ đặt thi thể vào thùng, kèm với gỗ mảnh, rơm và cỏ linh lăng, hỗn hợp tạo ra nhiệt lượng, nước, carbon, nitrogen và ô-xy ở mức tối ưu cho quá trình phân hủy. Thùng này sau đó sẽ được đặt vào khoang riêng. Một hệ thống quạt giúp lưu thông không khí, bảo đảm đủ lượng ô-xy để cơ thể, mô mềm tan ra.
Sau 30 ngày phân hủy vi sinh tự nhiên kết hợp với một vật dụng có dạng móc hình chữ C chuyển lật qua, đảo lại vài lần, thi thể sẽ vụn ra. Đất thành phẩm (khoảng 0,7m3) sẽ khô trong vòng hai tuần đến một tháng. Sản phẩm hữu cơ cuối cùng này sẽ được chuyển tới gia đình thân nhân, hoặc đóng góp cho một dự án chuyên phục hồi hệ sinh thái ở bang Washington.
Với nhiều khách hàng triển vọng, điều họ đánh giá cao nhất ở Recompose là yếu tố môi trường. Với mỗi thi thể được chuyển hóa thành đất hữu cơ thay vì chôn hay hỏa tảng, sẽ giúp giảm được một tấn phát thải khí carbon dioxide – theo như tính toán của Recompose.
Giải pháp thiêu xác dường như cũng rất phiền phức và lãng phí. Đó là việc phải đốt tiêu hủy một thi thể được ví von là giàu dinh dưỡng. Ngược lại, theo Philip Olson, một chuyên gia về công nghệ đạo đức và giáo sư tại Đại học Công nghệ Virginia, một người chuyên nghiên cứu về người chết, phương pháp của Recompose tỏ ra sạch sẽ và hữu dụng.
Hệ thống chứa 10 thùng sắt đựng thi thể tại Recompose. Ảnh: Vice
Đưa một thi thể qua quy trình của Recompose giúp tạo ra đất hữu cơ, khiến hành động này mang ý nghĩa tạo dưỡng chất, duy trì cuộc sống – Olson nói. Theo ông, đây là điều có sức lôi cuốn ở giữa một kỉ nguyên được đặc trưng bởi biến đổi khí hậu và một nền văn hóa lấy năng suất làm trọng.
Một ca dịch vụ như vậy tại Recompose tốn khoảng 5.500 USD, nhưng việc vận chuyển có thể làm phát sinh thêm chi phí. “Chúng tôi có thể dễ dàng xếp được 10 thùng trong một tháng và không muốn phải từ chối khách hàng”, Swenson nói. Công ty cũng đang lên kế hoạch chuyển đến một địa điểm mới vào cuối năm nay, để có thể tiếp nhận 40 trường hợp/tháng.
Khi ý tưởng của Katrina thành hiện thực, một số công ty khác cũng đã bắt đầu gia nhập thị trường. Recompose hiện có hai đối thủ cạnh tranh, đó là Herland Fores với một thùng chưa, và Return Home – hãng sẽ ở một cơ sở rộng ở Washington vào tháng 4, theo thông tin tờ Thời báo Seattle Times đăng tải.
Điều này cũng không có hề gây bất lợi cho Recompose. Bởi như Swenson giãi bày, nếu Recompose nỗ lực tạo ra tác động nhận thức về biến đổi khí hậu – như chính sứ mệnh công ty đang làm, thì sẽ phải cần nhiều những người tham gia khác, chứ không phải là một mình Recompose.
Nhật Bản: Người phụ nữ giấu xác mẹ 10 năm trong tủ lạnh vì sợ bị đuổi
Người phụ nữ 48 tuổi khai báo với cảnh sát rằng giấu xác mẹ trong tủ lạnh vì lo lắng sẽ bị buộc phải dọn ra khỏi căn hộ sau khi bà chết.
Yumi Yoshino, 48 tuổi, bị tạm giữ khi đang ở trong khách sạn tại Chiba, gần Tokyo hôm 27/1. Bà bị "tình nghi bỏ và giấu thi thể một phụ nữ" trong tủ đông ở căn hộ Tokyo từ 10 năm trước.
Người phụ nữ 48 tuổi khai báo với cảnh sát đã giấu xác mẹ mình trong tủ lạnh vì lo lắng sẽ bị buộc phải dọn ra khỏi căn hộ sau khi bà chết.
Yoshino nói với cảnh sát rằng sợ sẽ bị đuổi ra khỏi nhà nếu việc mẹ mình chết bị phát hiện. Trước đó, hai mẹ con Yoshino cùng sống trong căn hộ. Người mẹ khoảng 60 tuổi vào thời điểm 10 năm trước là người đứng tên trên hợp đồng thuê.
Yoshino bị buộc phải rời khỏi căn hộ vào giữa tháng 1/2021 sau khi thiếu tiền thuê nhà, các báo cáo cho biết. Một người dọn dẹp đã phát hiện thi thể người mẹ trong tủ đông, được giấu trong một tủ quần áo.
Khám nghiệm tử thi chưa thể xác định thời gian và nguyên nhân cái chết của người quá cố.
Đòn 'giận cá chém thớt' của kẻ thất tình Trong một lần đi tìm việc làm, nữ sinh viên Jackie Vandagriff không may rơi vào tầm ngắm của gã thất tình. Sáng 14/9/2016, thi thể Jackie được tìm thấy trong tình trạng cháy xém và không lành lặn giữa những lùm cây tại một công viên ở thành phố Grapevine, bang Texas. Jackie được cảnh sát xác định danh tính qua dấu...