Nhà tắm có nên dán giấy dán tường?
Có thể dán giấy dán tường trong nhà tắm, nhưng cần lưu ý những điều dưới đây.
Một số lưu ý khi chọn giấy dán tường nhà tắm
Chất liệu giấy dán tường: Do một số loại giấy và rèm vải thường có đặc điểm hút ẩm nên khi sử dụng giấy dán tường nhà tắm bạn nên lưu ý sử dụng các loại giấy dán có đặc tính chống ẩm để tăng độ bền cho giấy. Trên thị trường hiện nay, chất liệu giấy được sử dụng phổ biến đối với phòng tắm là loại được phủ một lớp nhựa tổng hợp (vinyl). Loại giấy dán tường phòng tắm không thấm nước này có khả năng chống ẩm và dễ vệ sinh. Bạn chỉ cần sử dụng một chiếc giẻ mềm và dung dịch rửa thông thường để làm sạch bề mặt giấy.
Lớp dưới của giấy dán tường: Giấy dán tường phòng tắm thường có hai lớp. Lớp trên là lớp họa tiết trang trí và lớp dưới là lớp tiếp xúc trực tiếp với tường. Do đó, khi chọn giấy dán tường nhà tắm bạn cũng nên chú ý tới điều này. Bạn nên chọn các loại giấy có lớp trên là nhựa vinyl và lớp dưới là bạt hoặc vải lót để chống ẩm.
Giấy dán tường nhà tắm giúp trang trí, đem lại cảm giác thoải mái.
Màu sắc và họa tiết của giấy dán tường: Do phòng tắm thường có diện tích nhỏ, nên bạn nên sử dụng các màu sắc sáng sủa để căn phòng thêm thông thoáng. Về họa tiết, bạn nên chọn những họa tiết không quá to để không làm lấn át không gian phòng tắm và khiến phòng tắm trông chật chội. Bạn nên chọn giấy dán nhà tắm với tông màu tạo cảm giác thư thái để bạn có được những giờ phút tắm mát thật thoải mái và thư giãn.
Đo góc tường: Giấy dán nhà tắm vừa mang đến cảm giác thoải mái và phong cách riêng biệt cho người sử dụng vừa không làm không gian trở nên chật hẹp. Tuy nhiên, trong quá trình đo đạc tường nhà tắm, bạn cần đo thật kỹ các điểm giao giữa các góc tường để đảm bảo không xảy ra hiện tượng giấy dán tường nhà tắm bị đè lên nhau và thừa ra quá nhiều.
Nên sử dụng mấy miếng giấy dán tường?
Việc sử dụng một miếng giấy dán nhà tắm duy nhất cho cả căn phòng thường khiến không gian phòng tắm trông ngột ngạt và việc thi công cũng khó khăn hơn. Do đó, với mỗi mặt tường riêng biệt bạn chỉ nên sử dụng một miếng giấy dán tường phòng tắm.
Khu vực dán
Nên dán giấy dán tường ở những khu vực ít tiếp xúc với nước trực tiếp như tường phía trên bồn cầu, tường phía sau gương soi. Tránh dán giấy dán tường ở những khu vực thường xuyên tiếp xúc với nước như khu vực vòi hoa sen, khu vực bồn tắm.
Video đang HOT
Thi công
Cần chuẩn bị bề mặt tường trước khi dán. Bề mặt tường cần phải phẳng mịn, khô ráo và sạch sẽ. Sử dụng keo dán chuyên dụng cho giấy dán tường chống thấm. Thi công theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
Bảo quản
Thường xuyên lau giấy dán tường bằng khăn mềm và dung dịch tẩy rửa nhẹ. Tránh sử dụng các dung dịch rửa mạnh vì có thể làm hỏng lớp keo dán. Mở cửa sổ hoặc sử dụng quạt thông gió để giữ cho nhà tắm khô ráo.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo thêm một số giải pháp thay thế cho giấy dán tường như:
Sơn chống thấm: Đây là giải pháp phổ biến và tiết kiệm chi phí nhất.
Gạch ốp tường: Gạch ốp tường có độ bền cao, dễ dàng vệ sinh và có nhiều mẫu mã, màu sắc đa dạng.
Tấm nhựa ốp tường: Tấm nhựa ốp tường có khả năng chống thấm nước, chống ẩm, chống mối mọt và dễ dàng thi công.
Lựa chọn giải pháp nào phù hợp nhất sẽ phụ thuộc vào sở thích, nhu cầu và ngân sách của bạn.
Lưu ý: Bạn nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia về nội thất hoặc nhà thầu xây dựng trước khi thi công. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất trước khi sử dụng sản phẩm.
6 "lưu ý" khi dùng điều hòa vừa đỡ ngốn điện, vừa đỡ hại máy, dùng 2 chế độ "thần thánh" để tiết kiệm 6% điện năng
Điều hòa là thiết bị gia dụng "ngốn" nhiều điện nhất trong mùa hè. Chỉ cần 1 số lưu ý nhỏ, bạn có thể tiết kiệm ít tiền điện hiệu quả.
Mùa hè năm nay được dự báo có nền nhiệt tăng cao, thời tiết oi bức kéo dài, điều hòa là cứu cánh cho mọi gia đình. Nhưng điều hòa là một thiết bị tiêu tốn khá nhiều điện năng. Nếu sử dụng liên tục trong thời gian dài, hóa đơn tiền điện của các gia đình có thể tăng vọt. Chi phí cho năng lượng tăng cao khiến cho tổng chi tiêu của gia đình cũng ảnh hưởng. Vậy làm thế nào để tiết kiệm điện trong mùa hè. Đây là 6 mẹo khi sử dụng điều hòa để tránh lãng phí điện không cần thiết.
1. Ưu tiên làm mát trong nhà
Để giảm mức hoạt động của điều hòa, sau khi về nhà, bạn có thể mở cửa sổ trước để hơi nóng trong phòng thoát ra ngoài, giúp nhà thông thoáng hơn trước khi bật điều hòa. Ngôi nhà thông thoáng, ít đồ đạc sẽ giúp điều hòa dễ dàng làm mát hơn, giảm bớt tiêu thụ điện năng hiệu quả.
2. Cài đặt nhiệt độ phù hợp
Nhiều người có thói quen, ngay khi trở về nhà là bật điều hòa ở nhiệt độ thấp để làm mát nhanh chóng. Tuy nhiên, điều này vừa ít tác dụng vừa tiêu tốn điện năng nhiều hơn. Các chuyên gia khuyên rằng, bạn không nên bật điều hòa nhiệt độ thấp, chênh lệch quá lớn với nhiệt độ ngoài trời. Mức nhiệt lý tưởng khi sử dụng điều hòa là chênh lệch không quá 7 độ so với ngoài trời, trong khoảng từ 26C đến 28C, vừa thoải mái vừa tiết kiệm điện.
3. Vệ sinh bộ lọc thường xuyên
Sau một thời gian sử dụng điều hòa, nhiều người cảm thấy điều hòa dường như có vấn đề. Dù bật điều hòa ở nhiệt độ thấp cũng không có cảm giác mát mẻ. Nguyên nhân rất có thể bắt nguồn hỗ trợ đề vệ sinh điều hòa.
Bộ lọc của điều hòa tiếp nhận luồng không khí vào ra liên tục nên rất nhanh bám bụi bẩn, lâu ngày làm giảm khả năng lưu thông không khí, tiêu tốn nhiều điện năng hơn. Vì thế, khi mùa hè đến, bạn nên vệ sinh tổng thể điều hòa của gia đình, bao gồm cả bộ lọc không khí để loại bỏ bụi bẩn vừa đảm bảo công suất hoạt động của điều hòa, vừa đảm bảo chất lượng không khí. Trong quá trình sử dụng, bạn cũng nên vệ sinh bộ lọc khoảng 2 tuần một lần để tránh luồng không khí bị tắc và ảnh hưởng đến hiệu suất của máy và tiết kiệm điện năng tốt hơn.
4. Sử dụng quạt hỗ trợ
Ngoài ra, khi bật điều hòa, bạn có thể sử dụng quạt tuần hoàn hoặc quạt điện để tăng tốc độ lưu thông không khí, tạo ra cảm giác mát mẻ hơn thay vì phải hạ thấp nhiệt độ ở mức 20 - 22 độ C. Vào những thời điểm nắng nóng, người dùng chỉ cần bật điều hòa ở mức 26 - 28 độ C và quạt hỗ trợ là có thể đảm bảo nhu cầu làm mát. Với cách sử dụng này sẽ giúp giảm rất nhiều điện năng tiêu thụ đồng thời tăng tuổi thọ của máy điều hòa.
5. Tránh ánh nắng trực tiếp
Khi sử dụng điều hòa, hãy kéo rèm để tránh ánh nắng trực tiếp chiếu vào trong nhà và hạn chế sự gia tăng nhiệt độ trong nhà. Đồng thời, bạn hãy đóng kín cửa ra vào và cửa sổ càng nhiều càng tốt để tránh thất thoát không khí mát, giúp duy trì nhiệt độ trong nhà ổn định và mát mẻ.
6. Sử dụng chế độ tự động tắt máy
Các loại điều hòa thế hệ mới đều có chức năng cài đặt hẹn giờ. Tùy theo nhu cầu sử dụng, bạn có thể đặt trước thời gian tự động tắt điều hòa từ 3 đến 4 tiếng để tránh việc lãng phí hoặc quên tắt điều hòa. Ngoài ra, hãy nhớ tắt điều hòa trước khi ra ngoài 30 phút để tiết kiệm điện năng hơn.
2 chế độ "thần thánh" của điều hòa giúp tiết kiệm điện năng hiệu quả
Chế độ ngủ
Chế độ đặc biệt của điều hòa giúp bạn tiết kiệm điên năng mà vẫn có không khí mát mẻ thoải mái là "Chế độ ngủ". Chế độ ngủ đêm của điều hòa là chế độ tự động điều chỉnh nhiệt độ giúp cân bằng nhiệt độ giữa môi trường bên ngoài và nhiệt độ cơ thể, nhờ đó giảm thiểu tình trạng lạnh buốt khi nằm ngủ trong phòng máy lạnh, bảo vệ sức khỏe người sử dụng tốt hơn.
Mỗi nhà sản xuất điều hòa sẽ thiết kế nguyên lý hoạt động của chế độ ngủ đêm trên thiết bị khác nhau. Nhìn chung, khi kích hoạt chế độ này trên máy lạnh, cứ sau 30 - 60 phút thì máy lạnh sẽ tự động tăng thêm 1C, rồi tiếp tục tăng thêm 1 độ C nữa trong vòng 30 - 60 phút kế tiếp và duy trì nhiệt độ này suốt cả đêm. Nhờ đó, nhiệt độ phòng ngủ sẽ tương thích hơn với cơ thể sau khi bạn chìm vào giấc ngủ để giúp bạn không cảm thấy quá lạnh vào giữa đêm. Mỗi lần tăng 1 độ, điều hòa còn tiết kiệm được 6% điện so với việc để chế độ thông thường. Tất nhiên, ngay cả ban ngày, bạn cũng có thể bật "chế độ ngủ" để việc sử dụng điều hòa thoải mái hơn và tiết kiệm điện năng hơn.
Chế độ hút ẩm
Chế độ hút ẩm (Dry) của điều hòa có ký hiệu hình giọt nước trên điều khiển điều hòa có tác dụng giảm độ ẩm không khí giúp cho căn phòng trở nên khô ráo, tạo cảm giác dễ chịu mát mẻ hơn. Đặc biệt là vào những ngày độ ẩm không khí cao khiến tăng cảm giác khó chịu, bức bối.
Khi độ ẩm tương đối trên 60%, chức năng hút ẩm của điều hòa giúp loại bỏ độ ẩm dư thừa trong không khí và duy trì độ ẩm dưới 55%. Quá trình cảm biến và điều chỉnh này sẽ được lặp lại liên tục giúp cho không khí trong phòng khô ráo, cải thiện chất lượng không khí giúp mang lại cảm giác dễ chịu.
Tuy nhiên, bạn cần lưu ý khi sử dụng chức năng này vì sẽ dễ gây ra tình trạng mất nước làm cho da khô, nứt nẻ gây khó chịu, đặc biệt là đối với những người có làn da nhạy cảm. Khi môi trường hanh khô, ít độ ẩm không nên sử dụng chức năng này vì sẽ dẫn đến lãng phí điện năng.
Mẹo giữ nhà tắm vừa gọn lại sạch: 3 món đồ khuyến khích nên mua, 1 món 'tối kỵ' vì dễ tích tụ vi khuẩn Biết được những lợi ích của món đồ nhỏ này, nhà tắm sẽ gọn gàng biết mấy. Một không gian nhà tắm gọn gàng, sạch sẽ không chỉ mang lại cảm giác thoải mái, tinh thần thư thái mà còn là nền tảng quan trọng bảo vệ sức khỏe cho mỗi gia đình. Để đạt được điều này, việc lựa chọn các phụ...