Nhà tài trợ Vingroup lên tiếng việc chặt cây xanh ở Hà Nội
Theo chủ trương, các doanh nghiệp tham gia đề án này chỉ ở vai trò tài trợ kinh phí, chứ không tham gia vào quá trình thực thi dự án.
Trong một thông báo ngày 18/3, phía Hà Nội cho hay Tập đoàn Vingroup, Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank), Công ty cổ phần Công nghệ Bình Minh, Công ty cổ phần Tư vấn Đầu tư Xây dựng Hà Thành, Công an Thành phố và một số tổ chức, cá nhân khác là những nhà tài trợ cho dự án thay thế cây xanh trên 17 tuyến phố.
Trả lời trước báo giới về việc chặt hàng loạt cây xanh khiến người dân bức xúc, Phó chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Quốc Hùng phát biểu “sự nôn nóng của các nhà tài trợ, thông tin thiếu minh bạch của đơn vị triển khai” là nguyên nhân dẫn đến sự không đồng tình này.
Dẫn lời ông Lê Khắc Hiệp, Phó chủ tịch Tập đoàn Vingroup – một trong những nhà tài trợ cho đề án xã hội hóa trồng cây xanh tại Hà Nội trên VnEconomy: “Việc “nôn nóng” có do các nhà tài trợ hay không thì chúng tôi không biết, nhưng chắc chắn không phải do chúng tôi. Vì ngoài mục đích làm tốt hơn cho cộng đồng, chúng tôi không có lợi ích gì khác trong việc này”.
Ông Lê Khắc Hiệp, Phó chủ tịch Tập đoàn Vingroup. Ảnh: VnEconomy.
Ông Hiệp khẳng định là việc thay thế cây xanh ở đường Nguyễn Chí Thanh không nằm trong tuyến đường do tập đoàn Vingroup tài trợ.
Video đang HOT
Vingroup được Hà Nội đề nghị tài trợ cho việc cải tạo, nâng cấp hệ thống cây xanh ở hai tuyến phố Huế và Hàng Bài. Và thực tế, Vingroup cũng hoàn toàn không có dự án nào tại hai tuyến phố này.
Theo ông Hiệp, cũng như nhiều hoạt động xã hội khác mà Vingroup đã và đang thực hiện, tập đoàn tham gia hoàn toàn vì lợi ích xã hội, vì cộng đồng. Việc cải tạo, nâng cấp cây xanh của Hà Nội đều hướng đến lợi ích cộng đồng.
Theo chủ trương, các doanh nghiệp tham gia đề án này chỉ ở vai trò tài trợ kinh phí, chứ không tham gia vào quá trình thực thi dự án, vì thế tập đoàn Vingroup cũng không có thông tin gì về việc thực thi lúc nào và như thế nào.
“Theo chủ trương, các doanh nghiệp tham gia đề án này chỉ ở vai trò tài trợ kinh phí, chứ không tham gia vào quá trình thực thi dự án”, dẫn lời ông Hiệp trên VnEconomy.
Còn về việc xử lý dự án như thế nào là quyết định của Hà Nội. Trong trường hợp thành phố dừng đề án này thì khoản kinh phí Vingroup đã tài trợ, sẽ chuyển sang cho các dự án vì cộng đồng khác của thành phố.
Tổng kinh phí Vingroup tài trợ để thay thế lại cây trên tuyến phố Huế và phố Hàng Bài là 841 triệu đồng.
H.N (Tổng hợp)
Theo_Người Đưa Tin
Chặt cây: 21 câu hỏi bị bỏ ngỏ
- Theo phó chủ tịch UBND TP Hà Nội, việc chặt cây do "nhà tài trợ nôn nóng".
"Việc chặt 6.700 cây xanh thực hiện đúng quy trình, đúng quy định pháp luật. Nhưng trong quá trình triển khai, các đơn vị thực thi đã vội làm vì sự nôn nóng của các nhà tài trợ, lại không thông tin đầy đủ khiến dư luận phản ứng" - Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Quốc Hùng phát biểu tại cuộc họp báo về đề án thay thế, cải tạo cây xanh tổ chức chiều 20-3.
Tại cuộc họp, ông Nguyễn Thịnh Thành, Chánh Văn phòng UBND TP Hà Nội, thông tin thêm: "Sáng 20-3 Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thế Thảo đã quyết định dừng việc chặt hạ cây xanh, rà soát toàn bộ kế hoạch thay thế, cải tạo cây xanh. Chủ tịch TP yêu cầu khi chặt bỏ cây cũ, thay thế cây mới phải đảm bảo tính công khai, minh bạch để dư luận giám sát và chỉ được thay thế những cây xanh già cỗi, cản trở giao thông".
Nhiều phóng viên đặt câu hỏi: Có "lợi ích nhóm" trong việc vội vàng chặt hạ hàng trăm cây xanh thời gian qua hay không? Ông Hùng khẳng định: "Hoàn toàn không có lợi ích nhóm hay tiêu cực trong việc này". Theo ông Hùng, trong số các nhà tài trợ, xã hội hóa việc thay thế, trồng mới cây xanh có sự ủng hộ của Ngân hàng Thịnh Vượng (góp 30.000 đồng/nhân viên), Công an TP Hà Nội (góp 15.000-20.000 đồng/chiến sĩ)... Việc ủng hộ này đều là công khai, có các cơ quan giám sát nên không thể có tiêu cực.
Nhân viên Công ty Cây xanh Hà Nội treo biển lấy ý kiến người dân về việc thay thế, cải tạo cây xanh. Ảnh: T.PHÚ
Về việc xử lý số lượng gỗ sau khi chặt cây xanh, ông Hùng yêu cầu các cơ quan, ban ngành liên quan phải cung cấp thông tin đầy đủ cho báo chí.
"Việc vội vàng chặt cây xanh thời gian qua đã khiến dư luận bức xúc. TP Hà Nội xin nghiêm túc nhận thiếu sót, kiểm điểm rút kinh nghiệm... Từ nay trở đi, TP sẽ trân trọng ý kiến của dân trước những quyết định liên quan đến cộng đồng" - ông Hùng cam kết.
Sau khi "trần tình" như trên, ông Hùng xin kết thúc cuộc họp báo trong khi chưa trả lời 21 câu hỏi của báo chí như ai chịu trách nhiệm chính trong việc cho chặt hạ cây xanh vội vàng; đơn vị nào thẩm định cây xanh phải chặt bỏ; đã tổ chức đánh giá tác động môi trường, cảnh quan, xã hội chưa mà chặt hạ cây xanh... Đến cuối giờ chiều, ông Hùng chỉ đạo Sở Xây dựng có văn bản trả lời 21 câu hỏi trên để cung cấp cho báo chí trước ngày 25-3.
Chiều cùng ngày, Thành ủy Hà Nội đã có văn bản chỉ đạo UBND TP Hà Nội tạm dừng triển khai thay thế cây xanh để lắng nghe, tiếp thu ý kiến nhân dân. UBND TP phải khẩn trương chỉ đạo rà soát tất cả các khâu, các tiêu chí cũng như biện pháp, cách thức tổ chức thực hiện; kịp thời điều chỉnh biện pháp, cách làm không phù hợp...
Cây vàng tâm ít được trồng trong đô thị Ông Phùng Văn Phê, giảng viên Trường ĐH Lâm nghiệp, cho biết: Nhìn bên ngoài cây vàng tâm (là cây được Hà Nội chọn trồng thay thế cây bị chặt bỏ - PV) giống cây mỡ. Hai loài cây này có đặc điểm giống nhau: Sinh trưởng nhanh, là cây gỗ to cao, thuộc nhóm gỗ IV có giá trị, tán thẳng, đẹp, lá, cành giống nhau, hoa thơm. Khi cao 25-30 m, nó có đường kính 70-80 cm. Tuy nhiên, cả hai loài cây này ít được trồng làm cây xanh đô thị, cây bóng mát vì tán lá thưa. HOÀNG VÂN Do còn nhiều ý kiến chưa đồng thuận nên chúng ta hãy dừng lại để lắng nghe, tiếp thu những ý kiến đúng đắn; phải nghiêm túc sửa chữa, khắc phục những hạn chế, bất cập trong cách làm vừa qua. Ông PHẠM QUANG NGHỊ, Bí thư Thành ủy Hà Nội
TRỌNG PHÚ
Theo_PLO
Tăng cường tính minh bạch trong sử dụng vốn vay ODA Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa ký Quyết định phê duyệt kế hoạch hành động cải thiện tình hình thực hiện các chương trình, dự án ODA và vốn vay ưu đãi thời kỳ 2014 - 2015. Cầu Thanh Trì - một dự án có sử dụng vốn vay ODA của Việt Nam. Theo Kế hoạch này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư...