Nhà tài trợ kiện đòi 2,5 triệu quyên góp cho Trump
Fred Eshelman, ở bang Bắc Carolina, khởi kiện đòi lại 2,5 triệu USD sau khi quyên góp cho tổ chức ủng hộ Trump lật ngược kết quả bầu cử.
Ông Fred Eshelman, người cũng đã quyên góp hàng chục nghìn USD cho đảng Cộng hoà trong năm 2020, cho hay trong đơn kiện rằng tổ chức True the Vote đã không hoàn thành những điều kiện đã hứa hẹn khi nhận tiền.
Theo đơn kiện được nộp hôm 25/11, Eshelman cho biết đã chuyển 2 triệu USD cho True the Vote hôm 5/11, và 500.000 USD còn lại vào hôm 13/11, nhằm thúc đẩy chiến lược “Xác thực cuộc bỏ phiếu” của tổ chức này.
Sáng kiến “Xác thực cuộc bỏ phiếu” được thiết kế nhằm điều tra và khởi kiện các cáo buộc gian lận bầu cử, “thu thập lời khai của người tố giác”, “xây dựng động lực công chúng”, “thu hút sự ủng hộ về lập pháp của đảng Cộng hòa ở các bang quan trọng”, “phân tích dữ liệu để xác định các mô hình lật đổ cuộc bầu cử” và “nộp đơn kiện với khả năng được Tòa án Tối cao Mỹ xét xử”.
Tổng thống Trump phát biểu tại Nhà Trắng hôm 24/11. Ảnh: AP .
Theo Eshelman, chủ tịch True the Vote Catherine Engelbrecht tin rằng “Xác thực cuộc bỏ phiếu” là cần thiết vì “có những bằng chứng quan trọng cho thấy hàng loạt trường hợp phiếu bầu bất hợp pháp đã được tính trong cuộc bầu cử 2020″.
Tuy nhiên, Eshelman cáo buộc True the Vote “đã liên tục trì hoãn và không có khả năng đạt được tiến bộ trong các mục tiêu trên”. Điều đó cho thấy rằng nhiều mục tiêu trong số đó có thể không đạt được vì nhiều thời hạn quan trọng liên quan đến kết quả bầu cử bang đang nhanh chóng kết thúc”, đơn kiện của ông cho hay.
Ông cáo buộc nhiều ngày sau cuộc bầu cử, tổ chức tỏ ra “mơ hồ” và không phản hồi trước yêu cầu cập nhật những tiến triển trong kế hoạch của họ. Đơn kiện cũng tuyên bố một luật sư nhóm này là Jim Bopp cho hay sẽ trả lại cho Eshelman 1 triệu USD nếu ông đồng ý không kiện.
Hôm 16/11, True the Vote đã rút đơn kiện tại các bang Georgia, Michigan, Pennsylvania và Wisconsin. Tuy nhiên, tổ chức này bác bỏ các cáo buộc trong đơn kiện của Eshelman là “không chính xác”.
Trên website, True the Vote cho hay tổ chức hoạt động nhằm mục đích “trao quyền và trang bị cho công dân để đảm bảo rằng quá trình bầu cử của chúng ta được bảo vệ khỏi gian lận và lợi dụng”.
Video đang HOT
Trong một thông cáo, bà Engelbrecht cho biết nguồn quỹ đã được dùng cho các mục tiêu của sáng kiến “Xác thực cuộc bỏ phiếu” và những nỗ lực này vẫn tiếp tục bất chấp các đơn kiện đã bị rút.
Tổng thống Donald Trump cáo buộc cuộc bầu cử tổng thống bị gian lận trên diện rộng và đã đệ hàng chục đơn kiện nhằm ngăn các bang chiến trường chứng nhận chiến thắng của Joe Biden. Tuy nhiên, các chuyên gia cho hay cuộc bầu cử năm nay là một trong những cuộc bầu cử đảm bảo an ninh nhất trong lịch sử Mỹ và đa phần đơn kiện của Trump đã bị toà án bác bỏ.
Dù không chấp nhận thất bại, Trump cho hay sẽ rời Nhà Trắng nếu thua Biden trong cuộc bỏ phiếu Đại cử tri vào ngày 14/12 tới.
Liệu Trump còn cơ hội lật ngược tình thế mong manh?
Trump đang thúc đẩy các vụ kiện và yêu cầu kiểm lại phiếu bầu nhưng tình thế hiện đang chống lại Tổng thống Mỹ.
Các hãng tin đồng loạt gọi tên Joe Biden là người chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ và giờ ông là tổng thống đắc cử của nước Mỹ. Tuy nhiên, Trump từ chối thừa nhận thất bại.
Tổng thống Donald Trump bên ngoài Nhà Trắng ngày 7/11. Ảnh: Reuters.
Dù việc nhượng bộ không phải là yêu cầu pháp lý, nó vẫn tạo ra một sự bất trắc về những gì sẽ diễn ra từ nay đến lễ tuyên thệ nhậm chức tổng thống mới ngày 20/1/2021 - thời điểm theo hiến pháp là sẽ chấm dứt nhiệm kỳ tổng thống cũ.
Giới truyền thông gọi Biden là người chiến thắng dựa trên số liệu họ thu thập được về số phiếu được kiểm và số phiếu còn lại. Họ đưa ra đánh giá rằng, Biden đã dẫn trước ở các bang đủ để có thể nhận được 270 phiếu đại cử tri cần thiết để trở thành tổng thống và con đường phía trước đã đóng lại với Trump.
Các hãng tin như AP đưa ra thông tin như trên dựa vào dự đoán của các chuyên gia và họ thường rất cẩn trọng bởi không muốn mắc phải sai lầm. Khi một ứng viên được dự đoán là tổng thống đắc cử, rất ít khả năng hãng tin đưa ra thông tin này rút lại tin sau đó.
Tuy nhiên, theo quy định pháp luật, kết quả bỏ phiếu của các bang sẽ không được coi là chính thức cho đến khi trải qua tiến trình xác nhận trên toàn bang. Mỗi bang lại có một hạn chót riêng cho việc kết thúc tiến trình này.
Vào ngày 14/12, các đại cử tri được đảng của họ lựa chọn sẽ bỏ phiếu bầu tổng thống. Những đại cử tri này được lựa chọn dựa trên người chiến thắng số phiếu phổ thông.
Chiến dịch tranh cử của Trump đã đệ đơn kiện liên quan đến cuộc bầu cử. Liệu ông có thể thay đổi cục diện trước khi kết quả cuối cùng được xác nhận và các đại cử tri bỏ phiếu bầu tổng thống mới? Điều này khó có thể xảy ra.
Biden đang dẫn trước Trump hàng chục nghìn phiếu bầu tại các bang chiến địa nơi Trump rất cần phiếu đại cử tri. Biden cũng dẫn trước Trump khoảng 4 triệu phiếu phổ thông.
Để lật ngược tình thế, chiến dịch tranh cử của Trump cần phải thuyết phục các thẩm phán rằng, những phiếu bầu tại các địa điểm nói trên đã được bỏ một cách bất hợp pháp.
Tuy nhiên, các quan chức bầu cử luôn theo dõi sát sao việc bỏ phiếu qua thư. Ngoài ra, tiến trình kiềm phiếu và việc cử tri gian lận là rất hiếm tại Mỹ. Sẽ rất khó để Trump thuyết phục các thẩm phán nghĩ khác.
Cho đến thời điểm này, những nỗ lực của Trump không mấy hứa hẹn. Theo các chuyên gia, những vụ kiện được đếm trên đầu ngón tay có tính pháp lý rất lỏng lẻo và ngay cả khi có chút lợi thế thì vẫn không đủ để lật đổ vị thế dẫn trước của Biden. Ít nhất có hai vụ kiện đã bị bãi bỏ.
Trump tuyên bố sẽ tìm cách yêu cầu kiểm lại phiếu. Liệu điều này có thay đổi được gì?
Việc kiểm lại phiếu là tiến trình thông thường trong các cuộc bầu cử và rất nhiều bang có quy định cụ thể về tiến trình này. Tại Wisconsin, một ứng viên có thể yêu cầu kiểm lại phiếu nếu khoảng cách giữa hai ứng viên là dưới một điểm phần trăm số phiếu bầu (Biden hiện dẫn trước Trump 0,7 điểm phần trăm số phiếu bầu tại bang này).
Tại Georgia, một ứng viên có thể yêu cầu kiểm lại phiếu nếu khoảng cách là nhỏ hơn 0,5 điểm phần trăm số phiếu bầu (Biden hiện dẫn trước Trump 0,2 điểm phần trăm). Tại Pennsylvania, việc kiểm lại phiếu sẽ diễn ra tự động trên toàn bang nếu khoảng cách giữa hai ứng viên nhỏ hơn 0,5 điểm phần trăm.
Việc kiểm lại phiếu không đồng nghĩa với việc có sai sót trong lần kiểm phiếu đầu tiên. Đó chỉ là cách kiểm tra lại kết quả khi cuộc chạy đua quá sít sao. Việc kiểm lại phiếu hiếm khi làm thay đổi kết quả cuộc chạy đua.
Theo FairVote, từ năm 2000-2009, có tổng cộng 5.778 cuộc bầu cử các bang và có 31 lần phải kiểm phiếu lại trên toàn bang. Ba trong số những lần kiểm phiếu lại cho kết quả đảo ngược.
FairVote nhận thấy, sự thay đổi khoảng cách dẫn điểm thường sít sao hơn trong lần kiểm phiếu lại với số lượng phiếu bầu tăng lên và các cuộc bầu cử tổng thống thường có tỷ lệ đi bầu cao nhất.
Ngay cả cựu Thống đốc đảng Cộng hòa của bang Wisconsin Scott Walker cũng phải thừa nhận Trump khó có khả năng lật ngược được khoảng cách dẫn trước tới 20.000 phiếu phổ thông của Biden trong trường hợp kiểm phiếu lại tại bang này.
Vậy vai trò của Tòa án Tối cao Mỹ là gì? Phe bảo thủ đang chiếm ưu thế với đa số 6-3 tại đây. Liệu Trump có thể yêu cầu họ vào cuộc và quyết định kết quả cuộc bầu cử?
Đúng là Tòa án Tối cao Mỹ có xu hướng rất bảo thủ, tuy nhiên, các thẩm phán hầu như không quyết định kết quả của cuộc bầu cử vì mốt số lý do.
Phần lớn những điểm Trump tập trung kiện về kết quả bầu cử dựa trên thực tế rằng giới chức bầu cử kiểm đếm số phiếu bầu qua thư sau ngày bầu cử. Tuy nhiên, dù số phiểu này chỉ được kiểm đếm sau ngày bầu cử chính thức, tất cả đều được bỏ trước ngày bầu cử chính thức.
Trump hầu như không đưa ra được bằng chứng nào, chứ chưa nói đến những bằng chứng sâu rộng về việc có phiếu bầu được bỏ bất hợp pháp.
Hiện chỉ còn một vụ kiện bị đình lại liên quan đến bầu cử mà Tòa án Tối cao Mỹ cần xem xét. Đó là tranh cãi về việc liệu các lá phiếu ở bang Pennsylvania có đóng dấu bưu điện trong ngay bầu cử nhưng lại đến nơi vài ngày sau thời điểm lẽ ra chúng cần phải được kiểm điếm.
Ngay cả khi ba thẩm phán của Tòa án Tối cao cho rằng, số phiếu này cần bị loại bỏ, số lượng phiếu đến muộn vẫn không đủ để thay đổi kết quả bầu cử ở Pennsylvania.
Ngay cả khi số lượng phiếu này đủ để thay đổi kết quả bầu cử ở Pennsylvania, các chuyên gia pháp lý vẫn bày tỏ hoài nghi về việc các thẩm phán sẽ bác bỏ số phiếu này. Những người đi bỏ phiếu muộn thường dựa vào chỉ dẫn của giới chức chính quyền các bang để tin rằng phiếu của họ vẫn được kiểm đếm.
Tòa án Tối cao Mỹ cũng muốn được coi là đứng trên chính trị và sẽ không can dự vào một cuộc bầu cử nếu không có sự thay đổi kết quả tại một số bang. Trong cuộc bầu cử năm 2000, Tòa án Tối cao Mỹ chỉ can dự vào một bang duy nhất là Florida.
Tuy nhiên, cuộc bầu cử năm 2020 rất khác biệt. Biden được cho là đã giành chiến thắng tại nhiều bang chiến trường quan trọng và Tòa án Tối cao Mỹ sẽ rất ngần ngại can dự. Điều đó đặt ra rào cản rất lớn cho Trump và các luật sư của ông: Họ sẽ phải đưa ra bằng chứng rõ ràng về những gian lận có thể thay đổi kết quả bầu cử tại các bang nói trên.
Tòa án Tối cao Mỹ liệu có ra tay định đoạt bầu cử? Chiến dịch của Trump đang thực hiện một loạt nỗ lực pháp lý thách thức kết quả bầu cử, nhưng Tòa án Tối cao có thể ngại ngần can thiệp. Sau khi Tổng thống Donald Trump tuyên bố sẵn sàng nhờ đến Tòa án Tối cao Mỹ giải quyết tranh chấp về kiểm phiếu, chiến dịch tranh cử của ông yêu cầu kiểm...