Nhà sư “khóa môi” Đàm Vĩnh Hưng đã hoàn tục
Sáng 16/11, nhà sư Thích Pháp Định đã xin sư phụ là Sư Thích Bửu Chánh – trụ trì và chư tăng Thiền viện Phước Sơn (Đồng Nai) được hoàn tục. Sau lễ nghi nhà Phật, chư tăng Thiền viện Phước Sơn đã chấp thuận
Sư Pháp Định thực hiện các nghi lễ để trở về đời
Trong lá đơn xin hoàn tục gửi Thượng tọa Thích Bửu Chánh và tăng chúng thiền viện Phước Sơn, sư Pháp Định viết, trong những năm tháng qua, mặc dù đã được sư phụ ân cần dạy bảo lời hay lẽ phải của đạo lý nhà Phật, nhưng do còn trẻ người non dạ, suy nghĩ cạn nên Pháp Định đã có những cử chỉ, lời nói, suy nghĩ chưa chuẩn mực với tư cách của người xuất gia…
Nhà sư này nhận thấy có lỗi với sư phụ, với tăng chúng thiền viện, với Giáo hội, với tăng ni, phật tử và mong được tha thứ. Đồng thời cũng mong, sẽ không có trường hợp đáng tiếc, tương tự nào xảy ra.
Vì gia đình quá neo đơn, nhà sư này muốn trở về phụ giúp gia đình và mong được chấp thuận để hoàn tục.
Lý do sư Pháp Định xin về đời là để phụ giúp gia đình sau những lỗi lầm đã gây ra
Pháp Định hứa, dù không còn là một tu sỹ phật giáo nữa, nhưng sẽ là một cư sỹ thuần thành, luôn hộ trì Tam bảo. Pháp Định cũng mong mỏi được xuất gia một lần nữa, nếu say này hội đủ duyên lành.
Video đang HOT
Nói về vấn đề sư Pháp Định xin được hoàn tục, Thượng tọa Thích Bửu Chánh cho biết: “Sư Pháp Định (thế danh Phan Văn Triển) xin hoàn tục vì hoàn cảnh gia đình. Quy định của nhà Phật cũng không cưỡng ép ai xuất gia, cũng không ngăn cản ai xin hoàn tục (về đời – PV) chính vì thế khi nhận được đơn của Sư, chúng tôi đã chấp thuận để cho Pháp Định hoàn tục, trở về phụ giúp gia đình.”
Sau khi nhận đơn, 9 giờ sáng ngày 16/11, tại chánh điện của thiền viện, chư tăng Thiền viện Phước Sơn đã cử hành lễ nghi của Phật giáo Nam tông cho Pháp Định và Pháp Định đã về lại đời
Còn về phía Ban Trị sự Phật giáo Đồng Nai, Hòa thượng Thích Giác Quang, Phó trưởng ban trị sự kiêm Chánh thư ký THPGĐN cũng cho rằng: “Đối với biện pháp kỷ luật của Chư Tăng thiền viện Phước Sơn chúng tôi đã họp và nhất trí. Riêng việc xin hoàn tục của Pháp Định, hôm qua Thượng tọa Bửu Chánh cũng đã báo cáo về và chúng tôi cũng đã chấp thuận việc này.”
Theo Dantri
Ngôi chùa bị cháy, đau lòng trẻ mồ côi
Sau khi chùa cháy, hơn 20 đứa trẻ mồ côi này được gửi sang những nhà dân xung quanh chăm sóc vì không còn nơi nào nương tựa. Sư thày cùng những đệ tử thì ở tại cái chòi dựng tạm bợ với hy vọng sẽ nhận được những sự trợ giúp của các tăng ni, Phật tử cũng như mọi người để dựng lại chùa.
Chứng kiến tận mắt hậu quả sau vụ cháy và nghe những nhân chứng kể lại câu chuyện thấy sao mà đau thương quá: "Các cô nói lúc còn nhà thì ở trong nhà, nhà cháy rồi thì đành ra đường mà ở"- một em bé mồ côi buồn rầu chia sẻ.
Một trong những đứa trẻ bị tâm thần mà sư thầy đã nhận nuôi từ nhỏ, lúc lửa cháy do không ý thức được nên đã chạy vào trong ngôi nhà đang cháy, bị phỏng nặng hết phần lưng và suýt phải bỏ đi lỗ tai bên phải của mình.
Ngày chùa bì cháy, kho gạo cũng vì thế mà "đội nón ra đi", không cứu vớt được bao nhiêu. Những ngày đầu phải nhờ từng kg gạo, từng gói xôi tình người của những ngườixung quanh giúp đỡ để bọn trẻ ăn qua ngày và cố bám trụ đến bây giờ.
Có thể các bạn đã hiểu được tình cảnh của những đứa trẻ mồ côi tội nghiệp ấy. Đau lòng thay. Ấy vậy mà vẫn có những người khi nghe mình kể thì cứ dửng dưng: "Điều ấy có liên quan gì đến minh" hay "ôi trời, chuyện xã hội ấy mà"...điều này khiến mình...
Đây là 1 số hình ảnh mình đã chụp lại được, tất cả còn lại chỉ là một đống hoang tàn:
Chỉ còn lại 1 phần tường gạch nát đen,hầu như mọi thứ đều cháy rụi chứ không cứu được gì nhiều
Đây là nơi tạm dựng lên bằng những tấm tôn để che cho những tượng Phật còn giữ lại được.
Những quỹ từ thiện khác nhau đến giúp đỡ, đây là những ngườiđến giúp tu sữa tượng Phật
Những bức tượng bong tróc và cả tượng Phật Di Lặc đã bị cháythành than đen thui
Những trang sách vở cháy trơ trụi trong đống đổ nát vương vãi khắp nơi, đây là những sách học của những em nhỏ mồ côi và cả kinh Phật mà bao năm nay sư thầy tích lũy được nay cũng đã thành tro cả
Nơi ở tạm của sư thầy và đệ tử, đây là 1trong 5 người đệ tử đã theo sư thầy suốt mấy chục năm nay. Cũng là một trong nhữngngười phụ giúp sư thầy chăm sóc cho những đứa trẻ mồ côi
Nơi này là bếp nấu ăn dựng tạm để nấu cơm cho những đứa nhỏ, kế tiếp là nhà vệ sinh và nhà tắm. Mọi thứ đành phải dùng tạm bợ như vậy cho bao nhiêu con người như vậy
Việc thờ cúng vẫn diễn ra như thường lệ. Như Phật nói, Phật tại tâm, mọi người vẫn tiếp tục tu hành và giữ hạnh đạo
Việc thờ cúng vẫn diễn ra như thường lệ. Như Phật nói, Phật tại tâm, mọi người vẫn tiếp tục tu hành và giữ hạnh đạo. Nếu bạn đến vào buổi trưa, sẽ có 1 phần cơm chay ăn lấy phước đức của nhà chùa dành cho, đừng từ chối và hãy ăn thật lòng từng hạt cơm trắng nhé. Hãy nhớ sự giúp đỡ của bạn sẽ mang đến cơm no cho những em nhỏ tại đây. Hãy chung tay giúp sức nhé !
Nếu các bạn có hảo tâm muốn giúp đỡ hãy đến địa chỉ: 2A 109 Ấp 2 tỉnh lộ 10, xã Phạm Văn Hai, huyện Bình Chánh. Đường đi có thể được hướng dẫn như sau: từ đường 3/2 hay đường Hùng Vương đi thẳng đến hết đường Hồng Bàng, đi tiếp đường Bà Hom quận Bình Tân, qua ngã tư An Lạc - An Sương, sẽ đến Tỉnh Lộ 10, đi thẳng qua cầu Bà Lác, cầu Kinh A, khoảng 200m nữa là gặp hãng tôn Hà Lan nằm ngay bên tay phải, thìchùa cách đó 2 căn nhà mà thôi, mọi người có thể nhìn thấy ngay từ bên ngoài, trước khi đến có lẽ nên liên hệ với sư thầy qua số ĐT: 0121.440.87.99, vì như mình thấy nhiều khi thầy cùng đi với những người khách nên ít khi có mặt ở nhà. Hy vong sẽ nhiềungười giúp đỡ cho chùa tiếp tục hoạt động dù nhiều hay ít cũng là tấm lòng! Chung tay chung 1 tấm lòng!
Theo VNN
Sư giả: Nghề pha trộn ăn mày và ăn cắp Chỉ cần một chiếc áo nâu sồng, một chiếc khăn bịt đầu, một chiếc mõ và chiếc túi tay nải là đủ "dụng cụ" để hành nghề. Nhiều người nói vui: "Sư giả" là "nghề" pha trộn ăn mày và ăn cắp nhưng lại sang hơn ở chỗ được thiên hạ tôn kính gọi bằng... thầy. Giả sư đi khất thực để lừa...