Nhà soạn kịch gạo cội Mỹ mất do Covid-19
Terrence McNally – một trong các nhà soạn kịch tài năng nhất của Mỹ – qua đời ở tuổi 82 do nhiễm nCoV.
Trên New York Times, chồng ông – Tom Kirdahy – cho biết bạn đời mất ngày 24/3 tại bệnh viện Sarasota Memorial (Florida, Mỹ). Gia đình công bố ông mất do nhiễm nCoV nhưng không nói mắc bệnh từ khi nào. McNally có tiền sử COPD (bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính) và ung thư phổi.
Terrence McNally vào năm 2014. Ảnh: New York Times.
Terrence McNally sinh năm 1938, có sự nghiệp dài sáu thập kỷ. New York Times gọi McNally là “thi sĩ của sân khấu Mỹ”, còn Los Angeles Times nhận định ông là một trong các nhà soạn kịch quan trọng nhất 50 năm qua. Những tác phẩm của ông đề cao sự cần thiết của việc con người kết nối với nhau. Theo The Gay and Lesbian Review, ông cho rằng chức năng quan trọng nhất của sân khấu là gắn kết những người khác biệt về giới tính, tôn giáo, sắc tộc và xu hướng tình dục.
McNally (phải) ở buổi tập vở “Lips Together, Teeth Apart” năm 1991. Ảnh: New York Times.
McNally bốn lần thắng giải Tony (được xem như “Oscar nhạc kịch”) với các vở Kiss of the Spider Woman, Love! Valour! Compassion!, Master Class và Ragtime. Năm 1996, ông được chọn vào Đài danh vọng Sân khấu Mỹ, dành cho các nghệ sĩ kịch nổi bật nhất. Năm 2019, ông nhận giải Tony cho thành tựu trọn đời. Ngoài ra, McNally cũng viết kịch bản phim, từng đoạt giải Emmy với series ngắn tập American Playhouse.
Video đang HOT
McNally thân thiết với Tom Kirdahy – nhà sản xuất kịch ở Broadway kiêm luật sư – từ năm 2003. Bộ đôi kết hôn năm 2010 ở Washington (Mỹ). Trong dịp hôn nhân đồng tính được công nhận ở 50 bang của Mỹ năm 2015, họ tổ chức đám cưới lần hai.
Ân Nguyễn
Giải Emmy đề cử và bình chọn thế nào mà 'Game of Thrones' thắng bất chấp hay dở?
Season 8 của series sử thi Game of Thrones đã thắng giải cao nhất tại đêm trao giải Emmy lần thứ 71 vừa qua.
Được xem là một trong 4 giải thưởng cao quý nhất của ngành giải trí nước Mỹ bên cạnh giải Oscar của điện ảnh, giải Grammy của âm nhạc và giải Tony của sân khấu, lễ trao giải Emmy hàng năm được xem là sự kiện danh giá nhất tôn vinh các tác phẩm truyền hình.
Những năm gần đây, phim truyền hình liên tục lên ngôi với những tác phẩm nội dung tuyệt vời, đa dạng, được đầu tư mạnh tay và có diễn viên nổi tiếng tham gia. Bởi thế, từ chỗ bị lép vế với người đàn anh Oscar, Emmy đang dần trở thành một lễ trao giải được giới yêu phim ảnh đón chờ nhiều không kém.
Trong nhiều năm trở lại đây, series sử thi kỳ ảo Game of Thrones (tên Việt: Trò Chơi Vương Quyền) luôn được vinh danh tại Emmy ở những hạng mục quan trọng như series xuất sắc nhất, kịch bản, đạo diễn xuất sắc nhất. Được dựa trên bộ tiểu thuyết vô cùng hấp dẫn, lại được hãng sản xuất HBO đầu tư mạnh tay với những cảnh chiến trận và kỹ xảo mãn nhãn, chiến thắng hàng năm của Game of Thrones là rất thuyết phục.
Tuy nhiên trong kỳ Emmy mới nhất vừa diễn ra sáng nay, season 8 của Game of Thrones được đánh giá là không hay bằng các mùa trước. Thế mà bất chấp người hâm mộ Emmy la ó, Game of Thrones vẫn bỏ túi giải thưởng lớn nhất là series chính kịch xuất sắc, khiến nhiều khán giả tự hỏi giải Emmy đánh giá dựa trên tiêu chí gì.
Trước hết, ta vẫn nên nhớ rằng ở lễ trao giải vừa qua, Game of Thrones nhận tới 32 đề cử, là series được đề cử nhiều nhất trong cuộc đua. Tuy nhiên, bộ phim chung cuộc chỉ thắng có 12 giải, trong đó có 10 giải về kĩ thuật, âm thanh, dựng phim và vỏn vẹn 2 giải chính gồm Nam Phụ và Series Chính Kịch xuất sắc.
Ở hầu hết các hạng mục khác như diễn xuất, kịch bản, đạo diễn, Game of Thrones đã không thể giành tượng vàng như các năm trước. Thế nên con số 12 giải kia tuy là giấc mơ với rất nhiều series khác, nhưng đối với Game of Thrones thì lại chứng tỏ phong độ giảm sút.
Giải Emmy hàng năm được quyết định bởi Viện Hàn Lâm Khoa Học và Nghệ Thuật Truyền Hình - với 15,000 thành viên tham gia bỏ phiếu. 15,000 thành viên này lại được chia làm 28 nhóm nhỏ với các hạng mục khác nhau (diễn viên, đạo diễn, biên kịch...).
Để trở thành một người có tư cách bỏ phiếu, bạn phải được ít nhất 2 thành viên viện hàn lâm hoạt động cùng nhóm với mình (VD: hóa trang, diễn xuất, đạo diễn) giới thiệu, rồi nộp một khoản phí nhất định. Những điều kiện này chỉ được miễn với những người đã nhận được đề cử tại chính giải Emmy trong vòng 4 năm trở lại đây. Tóm lại, những nhân vật được tham gia bỏ phiếu tại giải Emmy đều là người trong nội bộ ngành phim ảnh.
Hàng năm, các hãng phim sẽ ứng cử (submit) những cái tên thuộc các tác phẩm lên sóng từ 1/6 năm trước đến 31/5 năm sau cho viên hàn lâm xem xét. Với những người có đóng phim truyền hình trong khoảng thời gian trên, nhưng lại không được hãng phim ứng cử, họ có thể tự nộp tên mình bằng cách đóng một khoản phí vài trăm USD cho viện hàn lâm.
28 nhóm thành viên của viện hàn lâm sẽ xem xét hết những cái tên thuộc mảng của mình (VD: diễn viên sẽ chấm diễn viên, đạo diễn chấm đạo diễn) và lọc ra những cái tên sáng giá nhất, để chính thức đưa vào danh sách đề cử của từng hạng mục.
Sau khi các đề cử được công bố, từ mỗi nhóm nhỏ, viện hàn lâm ấn định một đoàn giám khảo, để chính thức bầu chọn những người, phim chiến thắng trong lễ trao giải Emmy năm đó.
Số lượng giám khảo ở mỗi hạng mục không giống nhau, ví dụ như giải diễn xuất sẽ có từ 50-75 giám khảo. Riêng giải lớn như Series xuất sắc nhất sẽ không do nhóm cụ thể nào chấm, mà được đánh giá bởi ba hội đồng khác nhau, mỗi hội đồng gồm 250-300 giám khảo đến từ đủ các mảng khác nhau cùng bầu chọn.
Từ những chi tiết trên, ta có thể thấy Game of Thrones năm nay chỉ được người trong ngành đánh giá cao trên những phương diện kĩ thuật, âm thanh... Còn ở những giải lớn như diễn xuất, biên kịch, đạo diễn thì series này không bằng các đối thủ khác.
Riêng hạng mục cao nhất - Series Chính Kịch xuất sắc - Game of Thrones vẫn dành chiến thắng, do giải này không đánh giá thiên về một tiêu chí nào nhất định, mà chấm tổng thể toàn bộ các yếu tố bao gồm cả mức nổi tiếng, độ đầu tư...
Theo saostar