Nhà sáng lập Daewoo – công thần hay tội đồ của nền kinh tế hàn quốc?
Kim Woo Choong được xem là một trong những doanh nhân huyền thoại gây nhiều tranh cãi nhất trong lịch sử Hàn Quốc.
Ông đã truyền cảm hứng cho nhiều doanh nhân trẻ qua việc xây dựng đế chế Daewoo hùng mạnh bậc nhất Hàn Quốc trong bối cảnh nước này gặp nhiều khó khăn sau chiến tranh. Tuy nhiên, chính sự bành trướng mất kiểm soát trong thời gian ngắn đã dẫn đế chế Daewoo đi đến bước đường cùng.
Theo người nổi tiếng
Ngô Tam Quế - từ công thần hóa tội nhân trong lịch sử trung hoa
Chỉ một quyết định mở cửa quan ải cho quân đội Mãn Thanh tiến vào Trung Hoa, Ngô Tam Quế đã lưu danh sử sách với vai trò là người chuyển giao quyền lực giữa hai tộc người Hán - Mãn.
Vậy mà cũng chỉ một quyết định cuối cùng và cũng là sai lầm lớn nhất của cuộc đời là xưng đế chống Thanh triều, ông lại một lần nữa trở thành đề tài tranh luận trong suốt lịch sử Trung Quốc cho đến tận ngày hôm nay.
Trần Viên Viên (1624-1681), tên tự là Uyển Phân, là một mỹ nhân thời Minh mạt - Thanh sơ trong lịch sử Trung Quốc. Nàng từng được xưng tụng là một trong Tần Hoài bát diễm và cũng bị quy cho là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc danh tướng Ngô Tam Quế dẫn quân Thanh chiếm Trung Nguyên. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng Viên Viên là mỹ nhân để lụy anh hùng.
Tạo hình Trần Viên Viên trên phim.
Viên Viên xuất thân từ một gia đình lao động nghèo ở thôn Thái Nguyên, Vũ Tiến, Hình Châu. Mẹ Viên Viên sinh nàng chẳng được bao lâu thì mất. Cha vốn là một người buôn bán nhỏ nhưng do hoàn cảnh bần hàn nên đã bỏ đi xa, để lại cô con gái duy nhất cho người em vợ nuôi. Do hoàn cảnh mồ côi sớm, lớn lên Viên Viên mang họ Trần, theo họ của chồng người dì ruột đã có công nuôi dưỡng nàng. Bà cho người đến dạy dỗ, Trần Viên Viên đã sớm thành thục cầm, kỳ, thi, họa.
Khi trưởng thành, Viên Viên đã lọt vào mắt xanh của một kỹ viện nổi tiếng nhất Giang Tô. Tiếng tăm của nàng đã nhanh chóng lan ra khắp thiên hạ, nhắc đến nàng, người đời mô tả lại rằng: Kỹ nữ này sở hữu một sức hút khó cưỡng từ đôi môi căng mọng. Mỗi khi nhìn ai, người đối diện cũng đều phải luống cuống khi lỡ nhìn vào cặp mắt đẹp mê hồn của nàng. Mái tóc của Viên Viên dài óng và mượt mà như nước hồ thu, nước da trắng ngần như sứ, thân hình mảnh mai và mỏng manh như thuỷ tinh". Nàng còn được biết đến bằng cái tên "Giang Tô đệ nhất kỹ nữ".
Ngoài nhan sắc, Viên Viên còn có kỳ tài về cầm, kỳ, thi, họa nổi bật so với những kỹ nữ cùng thời. Khi ấy, hoàng đế Sùng Trinh đang sủng ái Điền Quý phi, làm cho Chu hoàng hậu rất ghen tức. Biết chuyện, cha của Chu hoàng hậu đến kỹ viện bỏ tiền ra mua Viên Viên, để đưa vào cung phục vụ hoàng đế. Kề cận được Viên Viên, Sùng Trinh cứ ở mãi trong cung không muốn ra thiết triều. Và như người xưa đã nói "hồng nhan bạc phận", cuộc đời nàng kỹ nữ Viên Viên nổi tiếng thời ấy không êm đềm dưới trướng Sùng Trinh mà ngã sang hướng mới khi nàng gặp Ngô Tam Quế.
Trong một bữa tiệc tại phủ, quốc trượng Chu Khuê cho Viên Viên ra múa hát, nhan sắc cùng tài năng của nàng đã lọt vào mắt xanh của Ngô Tam Quế. Khi viên võ quan này được cử ra trấn thủ Sơn Hải quan, để ngăn chặn quân Mãn Châu, Sùng Trinh đã ban Viên Viên cho Ngô Tam Quế. Anh hùng được mỹ nhân, cùng nhau vui vầy cá nước, phỉ tình nhung nhớ bấy lâu nay. Tiếc rằng trời xanh ghen gái má hồng, Viên Viên chưa được thỏa tình gần gũi người anh hùng thì có chiếu của triều đình ban xuống, lệnh cho Ngô Tam Quế cấp tốc phải về quan ải, chỉnh đốn quân binh sửa soạn chống đỡ với giặc ngoại xâm. Ngô Tam Quế đành dứt áo ra đi, để lại người vợ trẻ mới cưới mấy ngày cho phụ thân chăm sóc.
Nỗi oan khuất chiến tranh đã giáng xuống đầu của nàng kỹ nữ
Năm 1644, lực lượng của Lý Tự Thành vào chiếm Bắc Kinh, lên ngôi Hoàng đế, hiệu là Đại Thuận. Sùng Trinh bỏ chạy rồi tự vẫn ở Môi Sơn. Trần Viên Viên bị Lý Tự Thành chiếm đoạt và cướp vào trong cung hầu hạ. Khi nghe tin quân nổi dậy uy hiếp kinh đô, Ngô Tam Quế liền dẫn binh về cứu. Dọc đường, biết Bắc Kinh đã thất thủ, vua Minh đã chết, lại nghe Lý Tự Thành dụ dỗ nên Ngô Tam Quế đã định hàng. Nhưng khi hay ái thiếp của mình là Trần Viên Viên bị Tự Thành chiếm đoạt, Ngô Tam Quế nổi giận, đến xin hợp với quân Đa Nhĩ Cổn đem quân quay về đánh kinh thành. Đây là một quyết định rất quan trọng ảnh hưởng nhất đến lịch sử Trung Quốc bấy giờ.
Trong cuộc chiến, Lý Tự Thành rơi vào thế cùng, phải dùng kế sách dùng người thân trong gia đình họ Ngô ép buộc Ngô Tam Quế dừng tay. Chứng kiến tiếng la khóc ai oán của những người thân, Ngô Tam Quế hết sức đau đớn nhưng vẫn chú ý là số con tin do Lý Tự Thành cầm giữ không có hình bóng Trần Viên Viên nên quát lớn hỏi lại... làm Lý Tự Thành hô quân mang toàn gia họ Ngô ra chém ngay tường thành. Ngô Tam Quế chỉ còn biết đứng chết lặng như tượng đá hồi lâu rồi ngã ra bất tỉnh.
Cuộc chiến tranh lần hai này được sử sách ghi chép lại đã trở thành cuộc nội chiến vô cùng đẫm máu, khiến rất nhiều binh lính và dân thường thương vong, làng mạc xác xơ hoang tàn, cảnh tượng máu chảy đầu rơi khắp chốn. Chẳng thế mà, người đời đều oán than, căm thù, phỉ báng Trần Viên Viên, vì cho rằng nàng chính là nguyên nhân gây ra tất cả. Cứ như vậy, nỗi oan khuất chiến tranh đã giáng xuống đầu của nàng kỹ nữ tài sắc vô tội này.
Tượng Trần Viên Viên tại Thái Hòa Cung Kim điện, Côn Minh, Trung Quốc.
Kết cục của Trần Viên Viên không rõ ràng. Theo nhiều tài liệu ghi chép lại lẫn sự truyền miệng của nhiều người thì nàng có nhiều kết cục khác nhau.
Theo một số tài liệu được ghi lại thì sau khi chiến thắng và thành lập nhà Thanh, Trần Viên Viên đã được đoàn tụ với Ngô Tam Quế. Cũng có tài liệu ghi rằng nàng đã bị giết trong loạn binh khi Bắc Kinh thất thủ.
Tuy nhiên, kết cục phổ biến nhất được nhiều người kể lại là: Sau khi quân Mãn Thanh dẹp được Lý Tự Thành, mở ra một trang mới cho lịch sử Trung Quốc. Ngô Tam Quế nhờ vậy cũng trở thành một vị đại tướng của nhà Thanh. Thế nhưng, cay đắng thay cho Trần Viên Viên, do lo ngại bị điều tiếng lấy phải kỹ nữ, Ngô Tam Quế liền đưa nàng lên sống cô đơn trên một ngôi chùa vắng ở Côn Sơn - Vân Nam. Cuối đời, nàng kỹ nữ nổi tiếng nhất đời Minh - Thanh trở thành một vị đạo cô, nàng sống ẩn dật và chết một cách âm thầm trong cô quạnh.
Trong Lộc đỉnh ký với một bút pháp kể chuyện có xen mô tả khá tinh tế, nhà văn Kim Dung đã xây dựng một Trần Viên Viên trở thành đệ nhất đại mỹ nhân trong hàng ngàn nhân vật nữ trong tiểu thuyết của mình. Trong Lộc đỉnh ký, Kim Dung đã mô tả 1 đoạn nhân vật chính Vi Tiểu Bảo gặp Trần Viên Viên tại một ngôi chùa nhỏ ở ngoại ô thành Côn Minh. Dù ít học và thô lậu, lại quen biết nhiều người đẹp, trong đó có con gái của Viên Viên, nhưng Vi Tiểu Bảo vẫn xiêu lòng trước tài sắc của người phụ nữ gấp đôi tuổi mình.
Theo người nổi tiếng, nguoiduatin
Lưu Bá Ôn - "thần cơ diệu toán" và cái chết đầy bí ẩn Là một trong những công thần phò tá Chu Nguyên Chương tạo lập nên là nhà Minh, Lưu Bá Ôn được xem là một trong những vị quân sư nổi tiếng nhất lịch sử Trung Hoa. Nếu xét riêng về số lượng những truyền thuyết dân gian kể về ông, thì có lẽ chỉ có Khổng Minh Gia Cát Lượng mới là đối...