Nhà sản xuất UAV Mỹ nêu thiệt hại do lệnh cấm vận từ Trung Quốc
Công ty sản xuất máy bay không người lái (UAV) Skydio của Mỹ nói rằng lệnh cấm vận của Trung Quốc sẽ cản trở chuỗi cung ứng của họ trong nhiều tháng.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã công bố lệnh cấm vận đối với Skydio, hai công ty quốc phòng khác và 10 cá nhân trong tháng này, sau khi Mỹ duyệt khoản viện trợ quốc phòng trị giá 567 triệu USD cho Đài Loan, theo AFP hôm nay 31.10.
Một mẫu UAV của Skydio. ẢNH: CHỤP MÀN HÌNH SKYDIO
Skydio hôm 30.10 nói rằng lệnh cấm vận của Trung Quốc là “vì bán máy bay không người lái cho Đài Loan, nơi khách hàng duy nhất của chúng tôi hiện nay là Cơ quan Cứu hỏa Đài Loan”.
Nhưng Skydio cho rằng Trung Quốc cũng đang tìm cách tạo lợi thế cho các công ty của mình và thúc đẩy lợi ích của Bắc Kinh.
“Đây là thời điểm làm sáng tỏ cho ngành công nghiệp máy bay không người lái. Nếu từng có bất kỳ nghi ngờ nào, hành động này cho thấy rõ rằng chính phủ Trung Quốc sẽ sử dụng chuỗi cung ứng như một vũ khí để thúc đẩy lợi ích của họ lên trên lợi ích của chúng tôi”, Tổng giám đốc điều hành Skydio Adam Bry nói trong một thông điệp trên trang web của công ty.
“Đây là nỗ lực nhằm loại bỏ công ty máy bay không người lái hàng đầu của Mỹ và làm sâu sắc thêm sự phụ thuộc của thế giới vào các nhà cung cấp máy bay không người lái Trung Quốc”, ông Bry nói thêm. Ông Bry nằm trong số những cá nhân bị Trung Quốc cấm vận nói trên.
Trung Quốc thị uy sau khi Mỹ duyệt gói bán vũ khí cho Đài Loan?
Do lệnh cấm vận từ Trung Quốc, ông Bry cho hay nguồn cung cấp pin UAV của Skydio sẽ bị cắt giảm trong vài tháng, vì công ty lấy nguồn linh kiện quan trọng này từ Trung Quốc.
“Chúng tôi bị nhắm mục tiêu vì chúng tôi là công ty máy bay không người lái lớn nhất bên ngoài Trung Quốc và vì chúng tôi phục vụ những khách hàng quan trọng góp phần thúc đẩy an ninh quốc gia của chúng tôi”, ông Bry nói.
Hiện chưa có thông tin về phản ứng từ Trung Quốc đối với phát ngôn của ông Bry.
Úc hé lộ lý do cần thêm tên lửa
Bộ trưởng Công nghiệp Quốc phòng Úc Pat Conroy hôm nay 30.10 đã hé lộ kế hoạch tăng cường sản xuất tên lửa của nước này.
Bộ trưởng Conroy cho hay Úc sẽ thành lập một ngành công nghiệp trong nước để sản xuất tên lửa dẫn đường tầm xa và các loại đạn dược cần thiết khác, theo AFP.
"Tại sao chúng tôi cần thêm tên lửa? Cạnh tranh chiến lược giữa Mỹ và Trung Quốc là một đặc điểm chính về môi trường an ninh của Úc. Sự cạnh tranh đó diễn ra gay gắt nhất ở khu vực của chúng tôi, Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương", ông Conroy nhấn mạnh.
Rốc két được phóng từ Hệ thống rốc két pháo binh cơ động cao (HIMARS) của quân đội Mỹ tại một trường bắ.n ở miền bắc Úc trong cuộc tập trận chung năm 2023. ẢNH: AFP
Cũng theo ông Conroy, Úc sẽ hợp tác với tập đoàn công nghiệp quốc phòng Lockheed Martin (Mỹ) để sản xuất "hệ thống rốc két phóng loạt dẫn đường (GMLRS)" và đây là một trong những cơ sở sản xuất GMLRS đầu tiên bên ngoài Mỹ.
"Khu phức hợp sản xuất vũ khí tiên tiến" trị giá 200 triệu USD nói trên sẽ sản xuất tới 4.000 tên lửa/năm. "Con số này tương đương hơn 1/4 sản lượng GMLRS toàn cầu hiện tại và gấp hơn 10 lần nhu cầu hiện nay của Lực lượng Phòng vệ Úc", ông Conroy cho hay.
Úc cũng đã ký hợp đồng với nhà sản xuất vũ khí Pháp Thales để sản xuất trong nước đạn pháo M795, loại đạn thường được sử dụng trong các khẩu đội lựu pháo.
"Tất cả chúng tôi đều mong rằng việc mua vũ khí và đạn dược mới là không cần thiết. Nhưng trong một thế giới đầy khủng hoảng và hỗn loạn, một quân đội được trang bị tốt là một phần thiết yếu của quốc phòng. Trong bối cảnh như thế, Úc cần có năng lực quân sự đáng tin cậy để hỗ trợ chiến lược răn đe bằng cách chống xâm nhập", Bộ trưởng Conroy nhấn mạnh.
Bão Kong-rey: Đài Loan hoang mang trước lốc xoáy, sóng cao 10 m Một số cư dân mạng Đài Loan (Trung Quốc) chia sẻ đoạn video ngắn cho thấy có lốc xoáy ở xã Tú Lâm, huyện Hoa Liên. Đoạn video do một người dân địa phương quay đăng tải trên trang Facebook "Hoa Liên hôm nay", chỉ dài 19 giây. Khi nhìn thấy video, hầu hết cư dân mạng Đài Loan đều than trời: "Lốc...