Nhà sàn nét đặc trưng văn hóa của mỗi dân tộc
Nhà sàn được xem là nét đặc trưng văn hóa của đồng bào dân tộc miền núi. Nó không chỉ là không gian sinh hoạt chung của các gia đình, dân tộc mà còn là không gian chứa đựng nhiều giá trị truyền thống.
Nhà sàn của người Thái tại bản Năng Cát, xã Trí Nang (Lang Chánh).
Tìm đến bản Năng Cát (xã Trí Nang, Lang Chánh) – nơi 100% người Thái sinh sống chúng ta có thể nhìn thấy những ngôi nhà sàn của người Thái đen ngay từ đầu bản. Được biết, tất cả các hộ dân ở đây vẫn còn gìn giữ, sống và sinh hoạt trên nhà sàn. Từ xa xưa, trong nhận thức của người Thái là phải làm một kiểu nhà an toàn, chịu đựng được những điều kiện khắc nghiệt của thiên nhiên. Vì thế, những ngôi nhà truyền thống ra đời gắn với đồng bào người Thái từ đời này sang đời khác, giúp họ tồn tại, phát triển.
Dừng chân tại một trong những ngôi nhà sàn cổ tại bản và trò chuyện với ông Ngân Văn Nháp – một trong những người uy tín tại bản chúng tôi được biết, để có được ngôi nhà sàn vừa ý, người Thái xưa kia phải chọn những loại gỗ tốt làm khung nhà. Nhà sàn thường cao hơn mặt đất ít nhất 1 mét, mặt sàn được lát bằng những cây tre, vầu hoặc gỗ. Cột nhà sàn được chôn trực tiếp xuống dưới đất. Nhà sàn cổ của người Thái bao giờ cũng làm số gian lẻ, hai đầu khum khum như mai rùa, gắn với truyền thuyết về thuở khai thiên lập địa, thần rùa dạy cho người Thái biết cách làm nhà theo hình rùa đứng để tránh được lũ lụt và thú dữ.
Có hai điểm đặc trưng trong nhà sàn người Thái khác với tộc người khác đó là cầu thang và “Khau cút”. Nhà sàn của người Thái đen luôn có hai cầu thang và bậc cầu thang bao giờ cũng mang số lẻ. Thang ở cuối nhà, dành cho phụ nữ lên xuống, thường là 9 bậc, ứng với 9 vía. Cầu thang trước dành riêng cho nam giới, ở đầu nhà, thường có 7 bậc ứng với 7 vía. Theo quan niệm của người Thái đó là lối đi của linh hồn các bậc tổ tiên. Hiện nay, nhà sàn người Thái vẫn còn hai cầu thang nhưng không còn tục phụ nữ phải đi thang cuối nhà nữa.
Đặc sắc của ngôi nhà sàn người Thái đó chính là biểu tượng “Khau cút”. Đây là biểu tượng riêng chỉ những ngôi nhà của người Thái đen mới có. “Khau cút” là hai thanh gỗ đặt chéo nhau hình chữ X lồng vào hình trăng khuyết trên đòn nóc, dùng để chắn gió cho mái tranh hai đầu hồi nhà. Theo những cụ già trong bản, “Khau cút” gắn liền với những cuộc thiên di của người Thái đen. Xưa kia, quá trình di dân, chia tách bản của người Thái chủ yếu vào ban đêm. Biểu tượng “Khau cút” bằng gỗ trên đầu nóc nhà để tạo sự chắc chắn cho mái nhà sàn, đồng thời để nhắc nhở con cháu về quá trình hình thành bản làng, giúp con cháu dễ dàng phân biệt, nhận ra bản làng, nhà của tộc mình. Biểu tượng “Khau cút” chứa đựng văn hóa và những góc nhìn nhân sinh quan, thế giới quan rất phong phú của người Thái từ xa xưa.
Video đang HOT
Đến với xã Thạch Lập (Ngọc Lặc) nơi có hơn 700 ngôi nhà sàn cổ để tìm hiểu về nhà sàn của người Mường, chúng tôi có dịp hiểu thêm về văn hóa, phong tục tập quán của người Mường. Tương tự người Thái, nhà sàn của người Mường cũng được thiết kế theo hình con rùa theo truyền thuyết từ thuở xưa để tạo sự chắc chắn cho ngôi nhà.
Đặc biệt, trong truyền thống văn hoá của dân tộc Mường thì không cho phép dựng nhà thành hàng, lối, nhưng bao giờ nhà sàn cũng đều ở vị trí dựa lưng vào thế đất cao như sườn đồi, sườn núi để đón nhận tiết trời trong lành và tiện cho việc sinh hoạt, săn bắn, đi rừng. Nhà sàn của người Mường cũng như nhà sàn của những dân tộc khác gồm có hai cầu thang. Cầu thang ngoài gần ngõ, gần lối đi dành cho đàn ông và khách.
Còn cầu thang trong dành cho phụ nữ gắn liền với việc bếp núc, khâu vá… Nhà sàn của người Mường thường cấu trúc một gian hai chái, hai gian hai chái, ba gian hai chái. Giữa các gian thường không có cửa một cách chắc chắn, chỉ có sự phân biệt mang tính tượng trưng. Riêng buồng con dâu, con gái lớn, mặc dù không có cửa nhưng những quy ước bất thành văn rất chặt chẽ, được tuân thủ nghiêm ngặt, ai, khi nào, được vào và ai, khi nào, không được vào.
Trò chuyện với bác Phạm Văn Thanh, Bí thư chi bộ thôn Lập Thắng chúng tôi được biết, điều thú vị và khác biệt nhất trong nhà sàn của người Mường nơi đây chính là mỗi ngôi nhà sàn thường bố trí những chum nước nhỏ, gáo nước nhỏ được làm bằng tre, nứa ở trước nhà, gần lối đi chính, gần cầu thang hoặc gốc cây gần nhà để khách rửa chân mỗi khi lên nhà. Khi có khách đến nhà, chủ nhà thường rửa chân sạch sẽ, lên nhà trước và đứng ở cửa đón khách. Điều này thể hiện nét đẹp trong văn hóa ứng xử, sự mến khách, tôn trọng khách của người Mường xứ Thanh.
Có thể thấy, nhà sàn thể hiện nét văn hóa riêng, tập quán sinh hoạt riêng của mỗi dân tộc. Mỗi người Thái hay Mường từ khi sinh ra đến khi mất đi mọi lễ tục, sinh hoạt đều gắn liền với nhà sàn. Được biết, hiện nay một số địa phương trên địa bàn tỉnh đã có những chính sách hỗ trợ cho các gia đình xây dựng, khôi phục nhà sàn. Để bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa của các dân tộc thì việc bảo tồn những mái nhà sàn là một trong những việc quan trọng cần được cấp ủy, chính quyền và nhân dân quan tâm thực hiện.
Bài Và Ảnh: Thùy Linh
Theo baothanhhoa.vn
Cảnh quan văn hóa Wachau
Wachau là thung lũng được sông Danube tạo nên, nằm giữa 2 thành phố Melk và Krems nước Áo. Thung lũng Wachau có chiều dài khoảng 30 km và đã có người sống ở đây từ thời tiền sử.
Trang trại của những người làm rượu truyền thống ở Wachau, có hình chữ nhật, hình chữ U, hình chữ L hoặc bao gồm hai tòa nhà song song, có từ cuối thời Trung cổ và thế kỷ 16 đến 17. Hầu hết trong số này có các bức tường cổng bên hoặc các lối đi có mái vòm tích hợp, các tòa nhà dịch vụ và mặt tiền phẳng, phần lớn đã được thay đổi từ thế kỷ 18 và 19 trở đi.
Mặt tiền đường phố thường được tạo điểm nhấn bằng những chiếc xe đạp cuối và sau thời trung cổ trên những giá đỡ chắc chắn, những bức tượng trong hốc tường, tranh treo tường và tác phẩm sgraffito, tàn dư của những bức tranh hoặc mặt tiền kiểu Baroque. Mái dốc cao hoặc dốc đứng được coi là một đặc điểm kiến trúc của ngôi nhà Wachau.
Nhiều tòa như quán rượu hoặc nhà trọ, trạm thay đổi ngựa kéo, người điều khiển thuyền và nhà thu phí, nhà máy, lò rèn hoặc kho muối, thường có từ thế kỷ 15 và 16, vẫn phục vụ các mục đích thương mại và thủ công và là một phần không thể thiếu trong cấu trúc thị trấn. Ngoài ra còn có một số lâu đài và nhiều tòa nhà giáo hội có ý nghĩa về mặt kiến trúc và nghệ thuật.
Là một trong những thành phố cổ nhất của nước Áo, Wachau có hai thị trấn Kems và Melk được hình thành từ giai đoạn đầu của thời kỳ đồ đá. Hai tu viện Melk và Gottweig có vẻ đẹp cổ kính và dù đã trải qua lịch sử dài song cả hai tu viện này vẫn giữ được vẻ đẹp hoành tráng thời kỳ đầu của mình. Những bức phù điêu được trang trí cầu kỳ, tinh tế, những hiện vật được làm từ vàng ròng và nội thất các phòng ốc ở hai tu viện này khiến người xem không thể không choáng ngợp.
Không chỉ có những công trình kiến trúc giá trị, ở Wachau còn có cảnh sắc thiên nhiên tuyệt vời. Có thể nói ở Wachau mùa nào cũng đẹp và quyến rũ. Mùa hè mát rượi bởi những làn gió mang theo hơi thở từ sông Danube. Mùa thu mơ màng, ngọt ngào với những đồi nho chín vàng ươm nắng. Mùa đông tuyết trắng phủ khăp các sườn đồi...
Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của Liên hiệp quốc Unesco đã công nhận Cảnh quan văn hóa Wachau của nước Áo là Di sản văn hóa thế giới năm 2000.
Minh Châu
Theo ngaynay.vn
Khám phá hang Nhà Trò Hang Nhà Trò nằm cách đất liền xã Bản Sen, huyện Vân Đồn (Quảng Ninh) khoảng 2 km. Hang gần như vẫn giữ nguyên vẻ đẹp nguyên thủy vì chưa có sự tác động của con người. Nhiều trụ đá lớn được bao phủ lớp nhũ đá óng ánh. Ảnh: quangninhtv.vn Những năm gần đây, du lịch Vân Đồn phát triển mạnh, được...