Nhà sàn cực chất của 1 họa sĩ ở ngoại ô TP.HCM
Sau bao năm sống ở trung tâm thành phố, họa sĩ Đỗ Hoàng Tường muốn chuyển ra ngoại ô TP.HCM để có không khí trong lành và không gian sáng tạo nghệ thuật.
Khu đất này được ngăn cách với con đường rợp bóng mát bởi một con kênh nối với sông Sài Gòn.
Kiến trúc sư Truong An Architecture thiết kế ngôi nhà sàn 300 m hiện đại, bao gồm hai khối nhà hình chữ nhật với hai ao tự nhiên nối trực tiếp với kênh.
Tầng trệt của khối nhà chính đã được nâng lên 1,8 m so với mặt đất tự nhiên.
Cầu thang ngoài trời được thiết kế như một tác phẩm điêu khắc nối với sân trong.
Tất cả các đồ nội thất được thiết kế cẩn thận để phù hợp với ý tưởng của ngôi nhà.
Trong khối studio, các cửa sổ ruy băng được thiết kế ở trên cùng và dưới cùng của bức tường để tạo sự thông thoáng.
Khoảng thông tầng lớn trong không gian bên trong kết nối với các không gian khác trong nhà và hướng ra thiên nhiên ngoài trời.
Kiến trúc sư sử dụng vật liệu có kết cấu nhẹ giúp giảm tải trọng cho nền đất yếu, giảm chi phí.
Hệ thống cửa sổ kính suốt từ trần đến sàn với thiết kế linh hoạt đón nắng và gió đến tất cả các phòng.
Mái tôn hai lớp giúp tăng cường độ thông thoáng và giảm tiếng ồn cho các phòng ngủ.
Video đang HOT
Mặt bằng tầng trệt
Mặt bằng tầng một
Người trong ngành nói về triển lãm của Quang Đại: Không thấy được gì khác ngoài sự cẩu thả!
Chúng tôi đã liên lạc với các họa sĩ, giám tuyển - những người đang trực tiếp làm việc trong ngành sáng tạo về sự việc liên quan đến triển lãm tranh của Trần Quang Đại.
Thời gian gần đây, triển lãm tranh cá nhân mang tên How Are You These Day? của Trần Quang Đại đã nhận về nhiều sự chú ý. Sau khi xuất hiện ở TP.HCM và 1 số địa điểm khác trên cả nước, Quang Đại tiếp tục mang triển lãm ra Hà Nội.
Sự việc này nhanh chóng thu hút sự quan tâm đến từ giới nghệ thuật nói riêng cũng như cộng đồng mạng nói chung. Có người chê tơi bời vì không đầu tư chất lượng mà chỉ đánh vào kỹ xảo, nhưng cũng không ít người ra sức bênh vực nam người mẫu.
Trần Quang Đại
Vì vậy chúng tôi đã liên lạc với một số người trong giới hội họa, là nhà sư phạm nghệ thuật, các họa sĩ và giám tuyển (quản lý tổ chức triển lãm) - những người có góc nhìn chuyên môn, quan điểm nghệ thuật của riêng mình và nhận được nhiều ý kiến khác nhau.
Matthew Mai - sáng lập Cộng đồng Mê Tranh: "Quang Đại nên dành thời gian học hỏi thêm về kiến thức hội họa và trau dồi kỹ thuật vẽ"
Sau khi mang How Are You These Day? ra Hà Nội, Quang Đại đã chia sẻ thông tin về buổi triển lãm trong Mê Tranh - một cộng đồng hội họa có tiếng, tập hợp hơn 146k thành viên.
Giải thích về việc duyệt bài đăng gây tranh cãi của Quang Đại trong group, Matthew Mai - admin group cho biết: "Mê Tranh là một cộng đồng mở cũng như 'một xã hội thu nhỏ' dành cho người yêu nghệ thuật và nghệ sĩ giao lưu, cùng trao đổi và học hỏi lẫn nhau. Vậy nên sẽ không vì những quan điểm cá nhân của team admin mà ủng hộ hay chê bai bất kỳ hoạ sĩ, cá nhân nào chia sẻ tác phẩm nghệ thuật họ tự sáng tác cũng như triển lãm có sự đầu tư/ giám tuyển bởi đơn vị có tiếng". Ngoài ra, Matthew còn nói rõ rằng team admin vẫn kiểm soát nội dung những bình luận phía dưới bài đăng để đảm bảo đúng nội quy group.
Bài đăng giới thiệu của Quang Đại trong group Mê Tranh (Ảnh chụp màn hình)
Ở vị trí một người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật, Matthew cũng cho rằng Quang Đại thể hiện sự nghiêm túc với triển lãm nhưng vì là người mới nên cần phải hỏi học, trải nghiệm thêm: " Nếu một người có tiềm năng trong hội hoạ, cảm xúc truyền đạt tốt mà chưa biết cách thể hiện một cách bài bản hơn thì quả thực đây sẽ là một điều rất đáng tiếc. Theo mình, Quang Đại nên dành thêm thời gian 'nằm vùng' học hỏi thêm về kiến thức hội họa và trau dồi thêm kỹ thuật vẽ.
Mặt khác từ góc nhìn của một người muốn lan toả nhận thức về hội hoạ với cộng đồng, mình thấy việc một người đam mê hội hoạ bắt đầu thực sự trải nghiệm hội họa, song lan toả với cộng đồng là một điều đáng hoan nghênh. Nhất là khi Quang Đại lại còn là người có sức ảnh hưởng lớn tới người trẻ".
Matthew Mai
Matthew Mai cho rằng việc nhiều người có phản ứng phẫn nộ và khắt khe với triển lãm của Quang Đại là khá dễ hiểu: "M ột phần bởi vì Quang Đại là người xây dựng hình ảnh tốt, thành công trên một lĩnh vực nghệ thuật nên khán giả có xu hướng đòi hỏi nhiều hơn khi "rẽ ngang" sang một lĩnh vực nghệ thuật mới. Một phần là như đã nói, nhân tố mới xuất hiện trong làng hội họa, chưa có nhiều trải nghiệm sáng tác và nghiên cứu, trong các tác phẩm còn để lộ nhiều yếu điểm (thậm chí là yếu điểm cơ bản về mặt kỹ thuật) nên dễ gây phẫn nộ với khán giả, đặc biệt khán giả có background về hội họa.
Nhưng để nghệ thuật ở Việt Nam phát triển mạnh mẽ, mình thấy sự khen - chê thẳng thắn dựa trên tinh thần xây dựng là một điều rất đáng hoan nghênh".
Nhà sư phạm nghệ thuật, dịch giả, nghệ sĩ - Hương Mi Lê: "Một triển lãm được làm chỉn chu ở một không gian trưng bày chỉn chu".
Trước đây khi theo dõi việc thực hành nghệ thuật của Quang Đại thể hiện qua các trang MXH với tư cách khán giả, chị Hương Mi Lê nhận thấy Quang Đại có tác phẩm tốt, ấn tượng và cả dấu hiệu của một người muốn làm nghệ thuật bằng sự thúc giục tự nhiên từ bên trong.
Nhưng khi Quang Đại mở triển lãm đầu tiên tại TP.HCM, đánh giá trên tư cách một nghệ sĩ, chị cảm thấy thất vọng bởi Đại đã vội vàng và sơ sẩy khi "dám" tổ chức một triển lãm cá nhân. Tuy nhiên khi đó, chị Hương Mi Lê chỉ đánh giá dựa trên những hình ảnh trên MXH còn lần này khi Quang Đại tiếp tục dự án tại Hà Nội, chị đã trực tiếp đến xem để cảm nhận rõ hơn: "Do không xem trực tiếp triển lãm ở TP.HCM mà chỉ nhìn ảnh, mình không thể nói và cũng không muốn nhận xét rằng Đại có "rút kinh nghiệm" hay có "ưu - nhược điểm" gì tại triển lãm ở Hà Nội. Tuy nhiên, mình khẳng định rằng nó có khác - khác ở tác phẩm cụ thể được trưng bày và cả cách sắp đặt không gian, tức là triển lãm có tính đáp ứng với địa điểm (site specific) ở mức nhất định.
Ngoài ra, theo mình biết, các hoạt động trưng bày này là kết quả hợp tác giữa Đại và một trung tâm nghệ thuật có uy tín ở TP.HCM, là kết quả giám tuyển của nghệ sĩ thành danh. Như vậy cũng chứng tỏ là Đại có được ít nhất một đánh giá tốt của giới chuyên môn".
Nói về quan điểm một người "tay ngang" nhưng tự tin mở triển lãm cá nhân cho dù nhận nhiều ý kiến chê, chị cho biết: " Công bằng mà nói thì kể cả mọi người có chê là triển lãm của Đại "xấu" thì thực ra có rất nhiều triển lãm "xấu" mà mọi người... không biết thôi. Triển lãm của Đại thu hút truyền thông, theo mình, không phải bởi vì Đại làm truyền thông tốt mà bởi vì chính Trần Quang Đại vốn là một nhân vật truyền thông, một KOL, một phần của ngành giải trí. Việc một nhân vật như thế mà lại "dám" đi làm triển lãm, cá nhân, cũng thu hút sự chú ý của giới chuyên môn nghệ thuật vốn thường nằm ở một địa hạt khác hẳn.
Mình nghĩ đơn giản, là một khán giả, bạn có quyền thích và không thích, xem và không xem, (mua và không mua) bất cứ tác phẩm nào. Đồng thời, bất cứ ai cũng có quyền sáng tác và trưng bày theo cách họ muốn. Tất nhiên, có tiêu chuẩn chung về việc tổ chức một sự kiện trưng bày tốt mà ở đây theo mình thì về cơ bản là triển lãm của Đại làm đạt. Đại không áp đặt tiêu chuẩn sáng tác của Đại vào ai, không nhân danh ai ngoài chính mình để làm triển lãm. Việc Đại "tay ngang" cũng không sao. Quan điểm của mình là để làm bất cứ điều gì thì phải học kỹ thuật và kiến thức cần thiết. Nhưng không có trường lớp nào dạy được người ta làm "nghệ sĩ", nên không có khái niệm "nghệ sĩ tay ngang" trong từ điển của mình. Hoạ sĩ, ca sĩ, nhạc sĩ, vũ công,... tay ngang thì có".
"Một câu mà mình rất tâm đắc của giám tuyển Sasha Wolf, rằng "Thứ duy nhất nên xâu xé tâm trí bạn, trong tư cách một nghệ sĩ, là trải nghiệm chấn động của việc bộc lộ tâm hồn mình cho thế giới này và đứng đó như một kẻ trần truồng cho một đám người lạ đánh giá giá trị của bạn". Cũng như Sasha Wolf, mình tin là bất cứ người nào dám tạo ra và chia sẻ tác phẩm của bản thân đều vô cùng can đảm, bởi vì họ thừa biết rằng một vài hoặc toàn bộ trong số đấy sẽ chìm nghỉm. Nhìn vào lịch sử xem, chúng ta không biết hết những tác phẩm nghệ thuật tốt đâu, và chắc chắn những tác phẩm nghệ thuật hời hợt sẽ bị quên lãng", chị Hương Mi Lê nói.
Họa sĩ Nguyễn Tùng Lâm: "Mình không đánh giá cao tính thẩm mỹ cũng như kỹ thuật vẽ của Đại"
Một cái tên có tiếng khác trong làng hội họa là họa sĩ Nguyễn Tùng Lâm thì chia sẻ quan điểm của bản thân với triển lãm của Quang Đại ở 2 góc nhìn:
"Dưới góc độ thưởng thức như một khán giả trung lập, bản thân mình không cảm nhận được bất cứ điều gì sau khi xem loạt tranh của Quang Đại.
Còn dưới góc độ nhìn nhận của một người đang trực tiếp làm việc trong ngành sáng tạo, mình không đánh giá cao tính thẩm mỹ cũng như kỹ thuật vẽ của Đại. Đối với một người không có nền tảng vững chắc về mỹ thuật nói chung và chưa được trau dồi về mặt kỹ thuật vẽ như Đại thì có chăng nên đi từng bước nhỏ, chậm mà chắc hơn là việc ngay lập tức đã vội vàng tổ chức triển lãm cá nhân - điều mà các hoạ sĩ giỏi còn phải đắn đo suy nghĩ và chuẩn bị rất kỹ càng trước khi thực hiện. Việc này khiến mình cảm giác Quang Đại đang cố tình gây sự chú ý chứ không còn là trải nghiệm bản thân ở một lĩnh vực mới nữa. Như nhà văn Nam Cao đã từng viết: 'Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là một sự bất lương'. Và thực sự khi nhìn những nét cọ trong tranh của Quang Đại mình không thấy được gì khác ngoài sự cẩu thả".
Bên cạnh đó Tùng Lâm thẳng thắn khẳng định Quang Đại kiên định và tự tin nhưng nam người mẫu cũng nên dành thời gian tự xem xét bản thân: "Tuy mình không thích và không thể nào đồng cảm được với những bức tranh của Quang Đại, mình phải thừa nhận rằng bạn ý là một người có vẻ rất quyết tâm và có lòng tin tuyệt đối vào những gì mình theo đuổi. Chỉ có vậy thì mới tiếp tục mở triển lãm ở Hà Nội sau bao nhiêu ý kiến trái chiều và chỉ trích trên mạng xã hội.
Kiên định và tự tin là những đức tính đáng quý nhưng đôi khi nó vô tình làm mờ mắt khiến bạn không thể nào tiến xa hơn. Một người nghệ sĩ không nhất thiết phải nghe răm rắp theo bất cứ lời 'chỉ dạy' nào của công chúng nhưng cũng không nên hoàn toàn làm ngơ trước những ý kiến đó. Khi có quá nhiều ý kiến tiêu cực như hiện nay, mình nghĩ Quang Đại nên dành thời gian tự xem xét lại khả năng của bản thân mình thực sự tới đâu để tìm ra một con đường đi đúng đắn, nếu bạn thực sự coi mình là một người nghệ sĩ và muốn theo đuổi con đường này (dù có thể là một con đường dài và khó khăn), chứ không phải là một lối đi tắt nhờ danh tiếng sẵn có như hiện giờ".
Họa sĩ Phong Hoàng: "Bất cứ triển lãm nào cũng sẽ có một bên đón nhận và một bên không"
Họa sĩ Phong Hoàng có quan điểm khá trung lập vì theo đuổi trường phái khác với Quang Đại. Tuy nhiên, anh cũng bày tỏ: "Theo mình, bất cứ triển lãm nào cũng sẽ có một bên đón nhận và một bên không. Và mình vẫn sẽ làm những điều mình tâm huyết. Về vấn đề triển lãm của có mang tính check-in hay không mình cũng không đại diện cho người yêu hội họa để chia sẻ được. Nhưng cá nhân mình tôn trọng tất cả các sáng tạo, tư duy, trường phái của mỗi người theo đuổi".
Giám tuyển ACE Lê: "Việc một người trái ngành rẽ ngang sang làm nghệ thuật lẽ ra phải là một việc nên được động viên"
Không trực tiếp có mặt tại triển lãm của Quang Đại ở Hà Nội nhưng giám tuyển Ace Lê đã đến xem triển lãm tại TP.HCM. Từ đây anh cũng đưa ra những suy nghĩ cá nhân về How Are You These Day?:
1. Mong sao triển lãm nào cũng nhiều khán giả trẻ như vậy. Dễ chừng phải có đến 50 bạn xếp hàng bên ngoài (rất trật tự, chỉn chu) để chờ vào xem.
2. Mong sao các bạn vào xem tranh là chủ yếu.
3. Mong sao tinh thần khen nhiệt liệt hay chê gay gắt không chỉ dừng lại ở triển lãm này, mà được tiếp nối và lan rộng hơn. Tôi có cảm giác lần này nhiều người bạo dạn thể hiện quan điểm là vì Quang Đại là "lính mới" - nhưng mới hay cũ không quan trọng, phản tư nhiều chiều luôn là cần thiết.
4. Tôi không quen Quang Đại, nhưng tôi cho là bạn có tiềm năng hội họa, thông qua một số tác phẩm tôi được thấy từ trước.
5. Triển lãm solo đầu tay là, và nên là, một dấu mốc sự nghiệp rất quan trọng với một nghệ sỹ. Quang Đại đã rất nghiêm túc khi đầu tư không gian, lắp đặt, website và truyền thông. Nhưng giá như bạn có được sự trau dồi và hỗ trợ chuyên môn thêm về mặt giám tuyển thì triển lãm sẽ không mắc phải một số lỗi cơ bản như hiện có.
6. Trước hết, về mặt tác phẩm, tôi thấy loạt tranh có ngôn ngữ thị giác, hòa sắc và tạo hình nhất quán và của riêng bạn, đây là điều kiện cần. Có người nhận xét tranh của bạn không theo đúng luật mỹ thuật, tôi không cho đây là việc quan trọng. Nhưng khi ta rời bỏ kỹ thuật thì bắt buộc phải chú trọng vào chiều sâu ý niệm.
7. Thứ hai, về ý niệm, triển lãm thiếu việc diễn giải chiều sâu và thiếu một mạch nội dung liền lạc. Tất nhiên không thể cứ bắt nghệ sỹ phải giải thích hết mỗi tranh của mình có ý nghĩa gì, đó là vai trò của giám tuyển. Ở đây có một lỗ hổng lớn về truyền đạt, nên không có đủ thông tin để khán giả đánh giá về chiều sâu tác phẩm.
8. Thứ ba, nếu muốn khán giả nhìn nhận tác phẩm của mình nghiêm túc, nghệ sỹ nên giảm thiểu (hoặc loại bỏ) các yếu tố tạp kỹ xung quanh. Tác phẩm của bạn là tranh, không phải sắp đặt, nên những bông hoa giả hay hiệu ứng ánh sáng trong trường hợp này lại đóng vai trò làm sao nhãng thay vì bổ trợ cho tác phẩm, và gợi cho người xem một cảm giác sến không cần thiết.
9. Nhìn rộng ra, tôi cho rằng việc một người trái ngành rẽ ngang sang làm nghệ thuật lẽ ra phải là một việc nên được động viên, vì nghệ thuật nên mở rộng cho mọi người.
10. Mong rằng Quang Đại có đủ bản lĩnh để tiếp thu những phản ứng mang tính xây dựng, và chúc em đi được chặng đường dài, tập trung chất lượng hơn số lượng.
Vũ Đỗ - Art Director The Painter's Studio: "Nếu đến triển lãm mà không biết gì về Quang Đại hay đọc bài viết trên mạng thì không đến mức bị ghét như vậy"
Chưa từng biết Trần Quang Đại trước đó nên trước phản ứng gay gắt từ cộng đồng nói chung, Art Director của The Painter's Studio - Vũ Đỗ không khỏi tò mò. Theo quan điểm của anh, để đánh giá một nghệ sĩ thì không chỉ qua 1 tác phẩm hay 1 triển lãm mà quan trọng hơn là quá trình sáng tác và được tận mắt chiêm ngưỡng tác phẩm và không gian triển lãm. Vì vậy Vũ Đỗ đã trực tiếp đến triển lãm của Quang Đại ở Hà Nội.
Cùng quan điểm với nghệ sĩ Hương Mi Lê, họa sĩ Vũ Đỗ cho rằng How Are You These Day? ở Hà Nội làm chỉn chu hơn ở TP.HCM khi anh xem qua ảnh trước đó: "Quang Đại và ekip có lẽ đã rút kinh nghiệm và có sự đầu tư chuyên nghiệp hơn cho mặt thể hiện hình ảnh. Mình nghĩ rằng nếu đến triển lãm mà không biết gì về Quang Đại, cũng như đọc những bài viết trên mạng thì có lẽ nó cũng như các triển lãm bình thường khác mà thôi. Nó không đến mức độ bị ghét như vậy".
Về chuyện Quang Đại vẫn tiếp tục tổ chức triển lãm ở Hà Nội dù đã gây tranh cãi trước đó, Vũ Đỗ thẳng thắn: " Người ta hay nói trong truyền thông, không có tương tác nào là xấu cả, kể cả có bị chê thì vẫn là thành công về truyền thông. Tuy nhiên mình nghĩ không có nghệ sĩ nào muốn được biết đến bởi những cuộc công kích online cả. Xét cho cùng, nghệ thuật dù là thể loại nào đi chăng nữa muốn được đón nhận cũng cần sự đầu tư cả về thời gian và chất xám. Nghệ thuật không chỉ thể hiện bằng câu từ, chất liệu mà nó còn phản ánh sự rèn luyện của đôi tay".
Với những nhận xét rằng triển lãm của Quang Đại "màu mè" và hợp để "sống ảo", anh Vũ Đỗ chia sẻ: "Nếu bạn theo dõi giới nghệ thuật đương đại quốc tế thì ngay cả ở những sự kiện lớn nhất, các giám tuyển hay các nhà phê bình cũng "check-in" cùng tác phẩm họ thích rất nhiều. Tuy nhiên, việc "check-in" này nó đến sau khi làm ra tác phẩm. Nên nếu một triển lãm làm ra với ý đồ để "check-in" và thuần túy xây dựng hình ảnh cho một cá nhân thì mình không ủng hộ".
Trước những phản ứng trái ngược này đến từ người trong giới và cộng đồng mạng, Quang Đại vẫn im lặng, chưa có bất cứ phản hồi nào.
Còn bạn, bạn nghĩ sao về triển lãm tranh của Quang Đại?
Thuốc đặc trị nào cho nạn karaoke kẹo kéo? Tối cuối tuần, tiếng nhạc xập xình phát ra từ dàn loa công suất lớn của các quán "bar" lộ thiên trên đường Phạm Văn Đồng (TP.HCM) đập thẳng vào tai người đi đường. Len lỏi trong ngõ hẻm, chỉ cần chiếc loa mini cùng chiếc điện thoại thông minh, ai cũng có thể thành "ca sĩ", còn hàng xóm là những khán...