Nhà rông Kon Klor: Nơi vẻ đẹp Tây Nguyên bừng sáng giữa đại ngàn
1. Đôi nét về Nhà rông Kon Klor
Nhà rông Kon Klor là ngôi nhà rộng lớn nhất Tây Nguyên, là nhà sàn đặc trưng của dân tộc thiểu số, là nhà cộng đồng (giống nhà văn hóa hiện nay) để dân làng tụ họp hay tổ chức các lễ hội mang tính truyền thống. Gọi là Kon Klor vì nhà nằm trong ngôi làng cùng tên, xung quanh được bao bọc bởi núi rừng đại ngàn, khuôn viên được trồng từ những hàng me đến bãi mía, vườn rau. Nhà rông thu hút bởi kiến trúc độc đáo, thể hiện tinh thần, tư tưởng và giá trị của con người mảnh đất Tây Nguyên nói chung và Kon Tum nói riêng.
Ngày nay, với những giá trị lịch sử văn hóa mà nhà rông mang lại đã khiến cho nơi đây trở thành điểm du lịch tham quan của du khách thập phương. Thường vào các ngày lễ hay cuối tuần sẽ mở cổng chính để mọi người có thể vào tự do trải nghiệm. Đến đây ngoài tham quan học hỏi, bạn còn được hòa mình vào những hoạt động, lễ lạc cực kì sôi động mang sắc thái Tây Nguyên đại ngàn.
2. Đường đi đến Nhà rông Kon Klor
Nhà rông chỉ cách thành phố Kon Tum tầm 4km, đường đi cực kì dễ, từ thành phố bạn đi thẳng theo QL14, qua vòng xuyến để đi thẳng theo đường Bạch Đằng. Tiếp tục đến vòng xuyến Trần Phú – Nguyễn Huệ thì đi thẳng đường Nguyễn Huệ, đến Chi Cục Quản Lý Chất Lượng Nông Lâm Và Thủy Sản bạn rẽ trái vào Đào Duy Từ. Đến Trung Tâm Thí Nghiệm Điện Kon Tum rẽ vào đường Bắc Kạn, đi qua CoChin Beauty (ở phía bên trái) sẽ thấy điểm đến ở tay phải.
3. Những điều đặc biệt tại Kon Klor
Kon Klor nổi bật với lối kiến trúc Ba Na độc đáo, cũng là ngôi nhà rông lớn nhất Tây Nguyên cho tới thời điểm hiện tại. Trong quá khứ Kon Klor từng bị cháy, sau đấy đã được phục dựng lại và mang vào hoạt động du lịch. Hãy cùng xem một ngày trải nghiệm nhà rộng sẽ có gì thú vị nhé!
Kiến trúc độc đáo
Video đang HOT
Nhà rông được thiết kế xây dựng nhờ bàn tay tài hoa của nghệ nhân người Ba Na. Nhà có chiều dài 17m, chiều rộng 6m, chiều cao tới nóc là 22m chất liệu đa phần là từ sản vật tự nhiên như gỗ, tre, nứa, lá rừng, tranh được đan lát, chạm khắc cực kì tinh xảo. Mái nhà là từ lá ép, phía dưới được uốn cong vào trong, hai đầu hướng ra ngoài như hình lưỡi rìu. Mái nhà phải cao, càng lên càng thu hẹp từ bên trong, bên trên nóc nhà sẽ được trang trí nhiều hoa văn truyền thống. Điểm nhấn là những cột nhà cao, được điêu khắc tỉ mỉ bằng tay, là chân đỡ vững chãi trong tâm niệm của buôn làng.
Bên cạnh đó, Nhà rông Kon Klor còn sở hữu một địa thế đắc địa, bao quanh bởi núi rừng và những mảng kiến trúc nhỏ như để điểm xuyết cho giá trị văn hóa và cảnh đẹp của Tây Nguyên. Xung quanh làng Kon Klor còn có nhiều ngôi nhà rông nhỏ thể hiện được sự tinh xảo trong cách thiết kế nhà ở. Bên cạnh còn có cây cầu treo Kon Klor nối đôi bờ Đắk Bla huyền thoại cùng cảnh tượng hoàng hôn buông cực kì đẹp. Nhà còn được xây dựng giữa khoảng trống, những ngày nắng đẹp trời trong xanh càng tô thêm cho vẻ đẹp của nơi đây.
Văn hóa giá trị con người Tây Nguyên
Ngoài việc là ngôi nhà sàn mang dáng dấp, kiến trúc Ba Na nói riêng và Tây Nguyên nói chung đã mang đến một giá trị văn hóa lịch sử dân tộc. Nơi nhà rông Kon Klor còn lưu giữ những hoạt động sôi nổi, độc đáo mà mỗi một du khách khi đến đây đều có tâm niệm và kí ức riêng khi rời đi.
Nhiều loại hình văn hóa nghệ thuật cổ truyền như diễn xướng, múa cồng chiêng, chơi nhạc cụ… thường xuyên được diễn ra. Mọi người sẽ mặc trang phục truyền thống, nhảy múa theo điệu nhạc quay quần bên bếp lửa, thưởng thức rượu cần. Một số lễ lớn như cưới hỏi, lễ đâm trâu, lễ mừng lúa, hội họp đồng già hay thậm chí là kiện tụng tranh chấp, đón khách quý cũng được diễn ra tại đây. Nếu có cơ hội nhất định bạn phải hòa mình vào những hoạt động có một không hai này.
Những địa điểm du lịch gần nhà rông
Khi đến nhà rông, bạn có thể tận dụng thời gian để tham quan một số địa điểm nổi tiếng tại Kon Tum như: Nhà thờ gỗ (top 10 nhà thờ đẹp nhất Việt Nam); Ngã ba Đông Dương; Cầu treo Kon Klor; Sông Đăk Bla; Rừng Thông Măng Đen; Núi Ngọc Linh; Thác Yaly…
4. Một số lưu ý khi tham quan nhà rông
Làng Kon Klor đã được mang vào nhiều hoạt động du lịch, du khách có thể mua nhiều quà lưu niệm như váy áo, túi xách, tấm đắp, tấm choàng được làm từ thổ cẩm rất bắt mắt.
Bạn có thể tham quan nhà rông bất cứ thời điểm nào trong ngày, có thể chọn những ngày trời nắng đẹp để ngắm hoàng hôn trên cầu Kon Klor.
Nhà Kon Klor chỉ là một điểm tham quan nhỏ vì vậy bạn có thể tận dụng thời gian để đi nhiều địa điểm du lịch khác trong ngày hoặc theo tour.
Cố đô Huế - Dấu ấn vàng son một thời triều nhà Nguyễn
Năm 1802, Nguyễn Ánh lên ngôi và thiết triều tại Phú Xuân, Huế lấy hiệu là Gia Long, từ đây vương triều nhà Nguyễn bắt đầu và tồn tại 143 năm trải qua 13 đời vua đã để lại nhiều ký ức trải cùng thăng trầm lịch sử tại cố đô, Kinh thành Huế.
Hiện nay tuy đã bị chiến tranh tàn phá khá nhiều nhưng vẫn giữ lại được kiến trúc của kinh thành xưa, thu hút nhiều du khách đến thăm quan và tìm hiểu về ngai vàng của vương triều cuối cùng tại Việt Nam.
Bước đến kinh thành Huế, du khách sẽ bắt gặp một công trình cổ kính với lối kiến trúc thời phong kiến làm tăng thêm sự hoài niệm cho một quần thể di sản đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa của nhân loại năm 1993. với 3 vòng thành gồm: Kinh Thành, Hoàng Thành và Tử Cấm Thành hiện nay chỉ còn một vài công trình được mở cửa cho du khách có dịp ghé tham quan và tìm hiểu về lối sống, sinh hoạt của vua chúa ngày xưa.
Thế Miếu
Trong khu vực Hoàng thành gồm 4 miếu chính thờ các vị vua chúa nhà Nguyễn gồm: Triệu Miếu thờ Triệu Tổ Tĩnh hoàng đế Nguyễ Kim và vợ của ông, Thái Tổ Miếu thờ chín vị Chúa Nguyễn và các bà vợ, Hưng Tổ Miếu thờ Hưng Tổ Hiếu Khương hoàng đế Nguyễn Phúc Luân và Hoàng hậu cùng cha mẹ của vua Gia Long, miếu thờ quan trọng nhất và lớn nhất là Thế Miếu, nơi thờ các vị vua nhà Nguyễn cùng các hoàng hậu. Tại Thế Miếu cũng còn nhiều công trình cũng mang giá trị và nổi bật như Cửu đỉnh và Hiển lâm Các...
Cửu Đỉnh
Đến Thế Miếu tại khu vực Hoàng Thành, du khách sẽ thấy ngay trước sân đặt 9 chiếc đỉnh bằng đồng được vua Minh Mạng cho đúc vào năm 1835. Hiện nay Cửu đỉnh vẫn luôn thu hút du khách bởi những bí ẩn vì sao nhà Nguyễn 13 đời vua nhưng chỉ có 9 chiếc đỉnh được đúc và ứng với chín vị vua, cũng như những hình ảnh được khắc trên Cửu đỉnh có ý nghĩa gì. Đỉnh tượng trưng cho số mệnh của thượng đế, hình dáng to lớn vững chắc, nặng nề, biểu hiện cho sự bề vững của các thời đại. Mỗi đỉnh sẽ mang một chữ tên chạm nỗi ứng với một triều vua: bắt đầu là Cao Đỉnh, Nhân, Chương, Anh, Nghị, Thuần, Tuyên, Dũ và kết thúc là Huyền đỉnh, những chữ tên này tức là Thụy của mỗi vị vua sau khi băng hà như vua Thiệu Trị là Hiến Tổ Chương Hoàng Đế ứng với Chương đỉnh, vua Tự Đức là Dục Tông Anh Hoàng Đế ứng với Anh Đỉnh. Về những điều bí ẩn nhắc ở phần trên thì VieTourist sẽ để du khách tận mắt chiêm ngưỡng và tận tai nghe tại điểm để tăng phần thú vị nhé!
Điện Thái Hòa
Cũng nằm tại khu vực Hoàng Thành, điện Thái Hòa được khởi công xây dựng cùng năm với Kinh thành từ năm 1805. Mang một ý nghĩa đặc biệt, khởi nguồn cho sự bắt đầu của vương triều nhà Nguyễn khi vua Gia Long đã chọn đăng ngai tại đây, và tất nhiên về sau điện Thái Hòa cũng trở thành nơi đăng ngai của tất cả các vị vua còn lại. Đương thời, điện cũng là nới thiết triều của vua cùng bá quan văn vỏ, nơi cử hành các buổi lễ đăng ngai, lễ vạn thọ (sinh nhật vua), lễ tứ tuần hoặc ngũ tuần ( mừng thọ vua), lễ Hưng quốc khánh niệm ( lễ quốc khánh)...
Tử Cấm Thành
Nhiều người vẫn lầm tưởng về tên gọi Tử Cấm Thành là khu vực thành cấm nếu vào sẽ lãnh án tử hình, nhưng thật ra chỉ đúng một phần mà thôi. Tử có nghĩa là màu tím, tía thường được nhắc đến trong câu "lầu son gác tía", cấm là không cho người ngoài tự do lai vãng để dòm ngó những bí mật bên trong phạm vi quy định vì đây là nơi riêng của vua. Đối với những ai vô cớ đi vào Tử cấm thành sẽ bị phạt 100 trượng còn với người mang theo vũ khí dù chỉ là một vật nhọn sẽ lãnh mức án cao nhất là tử hình. Có thể goi riêng đây là chốn thâm cung bí sử.
Ngoài những công trình trên Huế còn được nhắc đến như một sự trầm lặng dù là ở quá khứ hay hiện tại. Có lẽ bởi chứng kiến sự tàn phá của thời gian ở cương vị là một chứng nhân lịch sử nhưng may mắn vẫn giữ lại được giá trị cốt lõi của một kiến trúc xưa. Một lần về với Huế để cảm nhận những nốt thăng trầm theo dòng lịch sử vẫn còn được hát mãi trong tâm thức người con xứ Huế nói riêng và dân tộc Việt Nam nói chung.
Hội An nơi lưu dấu âm hưởng những ngày đã xa Hội An là một phố cổ thuộc tỉnh Quảng Nam, nơi lưu giữ gần như nguyên vẹn quá khứ với hơn 1000 di tích kiến trúc từ phố xá, nhà cửa, hội quán, đình, chùa, miếu, nhà thờ tộc, giếng cổ... Trải qua bao dãi dầu lịch sử, bao biến cố và bao mất mát của chiến tranh, Hội An dù đã phảng...