Nhà Quốc hội – nhìn lại 5 năm và những con số
Từ ngày khởi công đến khi đưa vào hoạt động tại kỳ họp thứ 8 này, công trình nhà Quốc hội qua trọn 5 năm xây dựng. Rất nhiều con số “kỷ lục” liên quan tới công trình trụ sở cơ quan nhà nước lớn nhất từ ngày lập nước tới nay…
Báo cáo của Bộ trưởng Xây dựng Trịnh Đình Dũng thừa uỷ quyền Thủ tướng, thay mặt Chính phủ gửi tới Quốc hội điểm lại những dấu mốc quan trọng trong quá trình thi công Nhà Quốc hội. Được sự chấp thuận của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, công trình được khởi công xây dựng vào ngày 12/1/2009.
Đến nay, khối tượng thi công phần kết cấu công trình và hoàn thiện Hạng mục công trình Nhà Quốc hội khoảng hơn 92.000m3 bêtông và 16.000 tấn thép; khoảng 676 tấn thép kết cấu mái; khối lượng ốp, lát đá khoảng 43.000m2.
Riêng vách kính mặt đứng của toà nhà cũng khoảng 12.000m2, kính nội thất khoảng 5.000m2, trần và vách thạch cao khoảng 49.000m2. Công trình cũng ngốn khoảng 24.000m2 tường gỗ; 22.000m2 thảm; 1.220 bộ cửa (cửa gỗ, cửa thép và khung nhôm kính).
Phòng họp Quốc hội có 575 ghế có bàn của đại biểu phòng họp Quốc hội và 339 ghế khách mời; 1.200m2 vách gỗ tường; khoảng 4.100m2 trần kim loại. Tính toàn bộ các phòng làm việc và phòng họp thì có khoảng 8.000 bộ bàn, ghế, đồ đạc nội thất đã được lắp đặt.
Về khối lượng thi công phần cơ điện, hệ thống cáp điện các loại dài khoảng 970km, 94 km đường ống gió, đường ống nước lạnh thuộc hệ thống điều hòa không khí. Khoảng 53,7 km đường ống cấp thoát nước, đường ống cấp nước chữa cháy và khoảng 410 km cáp tín hiệu, cáp mạng.
Toà nhà có 10 máy biến áp công suất 1.600KVA/máy; 4 máy phát điện dự phòng 2.000KVA. Hệ thống thang máy gồm 10 thang, 12 thang cuốn; 2 thang nâng cho người tàn tật.
Khoảng 21.000 bộ đèn nội thất cũng đã được lắp đặt cho toàn bộ toà nhà cùng hệ thống đèn chiếu sáng sự cố và chỉ dẫn thoát nạn, hệ thống điều khiển chiếu sáng. Toà nhà có tổng cộng 4.800 nút mạng; 625 thiết bị hội thảo và biểu quyết; hệ thống âm thanh các phòng họp Quốc hội, UB Thường vụ Quốc hội, Trung tâm báo chí và các phòng họp tổ, đoàn, 128 bộ camera quan sát…
Hệ thống bếp trong toà nhà đảm bảo năng lực phục vụ hơn 1.000 suất ăn.
Bộ trưởng Xây dựng Trịnh Đình Dũng cũng báo cáo cụ thể về công tác giải ngân của dự án. Cụ thể, đến thời điểm này, tổng số vốn bố trí thực tế là hơn 5.500 tỷ đồng trong tổng số gần 7.000 tỷ đồng tổng mức đầu tư được duyệt sau khi đã điều chỉnh (trong đó năm 2014 Dự án được bố trí 1.600 tỷ đồng). Đến nay dự án đã giải ngân được gần 4.400 tỷ đồng, từ đầu năm 2014 đến nay được 1.000 tỷ đồng.
Video đang HOT
Công trình đã được nghiệm thu theo thực tế các hạng mục đã hoàn thành để phục vụ kỳ họp thứ 8 của Quốc hội. Hội đồng nghiệm thu nhà nước yêu cầu phải đảm bảo an toàn tuyệt đối về kết cấu chịu lực, an toàn điện, đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy, đảm bảo vận hành các hệ thống kỹ thuật như điều hòa, thông gió, âm thanh, ánh sáng đáp ứng cơ bản yêu cầu phục vụ kỳ họp.
Việc nghiệm thu tổng thể toàn bộ toà nhà sẽ được thực hiện sau khi kết thúc kỳ họp Quốc hội theo đúng yêu cầu của thiết kế và Hợp đồng ký kết giữa Chủ đầu tư và các Nhà thầu.
Đến thời điểm này, Hội đồng nghiệm thu Nhà nước đã tổ chức 7 phiên họp chính thức và nhiều buổi kiểm tra công trường, kiểm tra quá trình chạy thử các hệ thống kỹ thuật công trình. Ngoài ra sẽ còn nhiều phần việc kiểm định độc lập đối với một số hạng mục, hệ thống kỹ thuật quan trọng của công trình như hệ thống âm thanh và hệ thống điều hòa không khí của công trình.
Đánh giá chung đối với công tác thi công, hoàn thiện nhà Quốc hội, Bộ trưởng Xây dựng nhấn mạnh nhận định, quy mô công trình và khối lượng hoàn thành rất lớn, hệ thống thiết bị phức tạp, công nghệ hiện đại. Do tính chất đặc biệt của công trình nên nhiều loại vật tư, vật liệu, thiết bị phải nhập khẩu; một số vật tư, thiết bị không có sẵn trên thị trường, phải sản xuất đơn chiếc, theo đơn đặt hàng riêng như đèn chiếu sáng, thiết bị hội nghị, hội thảo… cần nhiều thời gian để sản xuất, gia công chế tạo.
Đó là một trong những lý do khiến dù cố gắng và nỗ lực phấn đấu thi công nhưng công trình sau hoàn thiện vẫn còn những hạn chế. Thiết kế điều chỉnh cuối cùng của công trình cuối năm 2013 mới hoàn thành. Việc thi công hoàn thiện phần còn lại và vận hành chạy thử công trình, vì vậy đáng ra thông thường phải từ 12-15 tháng nhưng thực tế đã được thực hiện trong 9 tháng, dẫn đến một số chi tiết hoàn thiện công trình còn chưa thật sự đảm bảo yêu cầu mỹ thuật, thời gian vận hành chạy thử còn ít.
Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng khẳng định, sau kỳ họp thứ 8, chủ đầu tư, Ban quản lý dự án và các Nhà tư vấn, các Nhà thầu sẽ hoàn thiện lần cuối, vệ sinh sạch sẽ, căn chỉnh thiết bị, chạy thử liên động toàn bộ công trình… phấn đấu bàn giao toàn bộ công trình trước Tết Nguyên đán năm Ất Mùi 2015, đảm bảo đáp ứng đầy đủ công năng, các điều kiện sử dụng, vận hành và mỹ thuật.
P.Thảo
Theo Dantri
Sẽ đến ngày VN có hàng vạn Isaac Newton
Làm khoa học là cả một chặng đường dài. Đừng sốt ruột bởi thành quả khoa học có khi cần hàng thế kỉ để đơm hoa kết trái. Hãy cứ đặt niềm tin rồi biết đâu đấy, một ngày trời đẹp, hàng vạn quả táo không biết từ đâu bất chợt đồ về, rơi nhầm vào ngần ấy TS của chúng ta. Khi ấy thì cơ man nào là Newton made in Việt Nam đấy nhé.
Phản hồi của bạn đọc về bài "Đừng dại nghi ngờ nhà khoa học xứ ta" cho thấy các nhà khoa học, nhất là khoa học xã hội xứng đáng được lắng nghe hơn, thấu hiểu hơn. Điều đó khiến tác giả phải viết thêm bài này, coi như nói đi thì phải nói lại, nhìn mọi thứ thì phải "biện chứng" và "duy vật", ngõ hầu tìm kiếm một sự công tâm...
Theo thống kê của Bộ GD-ĐT, đến cuối 2013, cả nước có khoảng 24.300 TS nhưng chỉ có 633 TS trực tiếp giảng dạy tại các trường CĐ, 8.519 là các giảng viên ĐH. Nhiều bài viết đã đặt câu hỏi, vậy 15.000 tiến sĩ còn lại đang ở đâu?
Ở nước ta, có 2 trung tâm nghiên cứu KH lớn là Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam (VASS) và Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (VAST). Đáng tiếc là người viết không có con số chính xác số TS ở mỗi đơn vị này là bao nhiêu nhưng nếu phải đưa ra một con số ước tính thì có lẽ không quá 3.000 (căn cứ theo ước tính 50% số cán bộ có trình độ TS, Ths của VAST). Nếu tính toán một cách rộng rãi, cứ cho khoảng 2.000 TS khác đang công tác tại những Viện nghiên cứu trực thuộc các Bộ trực thuộc CP hoặc đã nghỉ hưu, vẫn còn lại khoảng 10.000 TS đang không trực tiếp hoặc thường xuyên làm nghiên cứu khoa học.
Khó lòng mà thuyết phục nếu đưa ra giả định 10.000 vị này đang thất nghiệp, không làm trong một cơ quan nhà nước nào bởi đã có ước tính rằng, nếu tính từ hàm Thứ trưởng trở lên, số người có trình độ TS ở nước ta cao gấp 5 lần so với Nhật Bản.
Con số này hẳn sẽ cao hơn nhiều nếu tính từ cấp huyện, tỉnh. Hà Nội đã từng soạn một dự án hoài bão, phấn đấu 100% cán bộ khối chính quyền thuộc diện Thành ủy quản lí có trình độ TS. Sau gần 20 làm việc, tác giả bài viết có điều kiện đi công tác hầu hết các tỉnh trong cả nước và nhận thấy số cán bộ ban ngành ở địa phương có trình độ TS gia tăng nhanh chóng. Chỉ cần đến thăm vài cơ sở đào tạo sau ĐH ở Hà Nội, bạn sẽ ngạc nhiên về số NCS là cán bộ trong các cơ quan công quyền ở địa phương theo học.
Ảnh: Dân trí
Ảnh: Dân trí
Đừng cuống lên!
Nếu lấy số công trình in trên tạp chí quốc tế hàng năm trung bình là khoảng 880 ấn phẩm chia đều cho khoảng 24.000 TS, bạn có thể sẽ bị quy kết là suy luận kém hợp lí. Là bởi có đến non nửa số TS không làm khoa học và sẽ bất công nếu kì vọng họ phải công bố công trình đều đặn. Bạn có thể sẽ bị quy kết là phủ nhận công sức của chừng ấy trí thức, những người đang miệt mài làm việc trong các cơ quan quản lí nhà nước, từng ngày từng giờ vẽ ra bao điều lớn lao vượt tầm thời đại, chứ đâu phải nhỏ nhoi một bài tạp chí, một công trình nghiên cứu hay một sáng chế tầm thường.
Bạn có thể bị cho là ấu trĩ nếu cứ đồng nhất TS là phải làm nghiên cứu KH hay giảng dạy như thông lệ thế giới. Có hại gì đâu khi cán bộ quản lí ban ngành có học vị cao nhất trong hệ thống? Chẳng phải sẽ dễ dàng, thuyết phục hơn khi họ thẩm định các công trình của những TS khác? Là tấm gương cho người người đi học lên cao?
Bạn có thể sẽ bị cho là máy móc nếu cứ nhất thiết coi TS là phải có công trình KH mà nhất là phải xuất bản trên những tạp chí quốc tế. Làm gì phải to lớn thế, chả nhẽ việc chủ trì bao nhiêu đề tài KH cấp nhà nước, cấp bộ, cấp viện không có ý nghĩa gì? Việc ngồi bao nhiêu hội đồng chấm luận án, luận văn không phải là đóng góp? Rõ ràng rồi nhé. Đừng hỏi việc ứng dụng các đề tài ấy đến đâu, chất lượng những luận án ra sao vì nó là việc của người khác!
Bạn có thể sẽ bị coi là hẹp hòi, soi mói, đố kị khi cứ nhất thiết đỏi hòi mỗi TS phải chuyên sâu một vấn đề ở tầm chuyên gia. Đừng nghiên cứu hôn nhân mà bỏ qua gia đình, đừng nghiên cứu văn hóa mà sao nhãng bảo tồn, đừng nói về phong tục mà lơ là tập quán hay đừng kết luận mà thiếu đi khuyến nghị. Ngần ấy vấn đề phải giải quyết, mà quy chế của bộ thì chỉ có 150 trang với cơ man đề mục bắt buộc, sâu thì sâu đến đâu?!
Phải "liệu cơm gắp mắm"!
Đầu tư cho KH của Hàn Quốc là 4,5% GDP. Con số này ở Trung Quốc là 2,2% Singapore 2,3% Thái Lan 0,25% trong khi ở Việt Nam mới khoảng 0,5%.
Sự chênh lệch quá lớn. Nguyên Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân từng nói "Hàn Quốc, một quốc gia 48 triệu dân nhưng đầu tư khoa học là 53 tỷ USD mỗi năm, số tiền họ đầu tư còn lớn hơn cả số dân. Còn Việt Nam hơn 80 triệu dân, số tiền đầu tư chỉ là 1 tỷ USD. Như vậy, cường độ Hàn Quốc đầu tư 2 năm bằng chúng ta đầu tư cả trăm năm". Đấy là chưa kể sự tham gia đầu tư hùng hậu của khối DNNN.
Hẳn bạn sẽ hoài nghi nếu biết lương thực tế của các nhà KH vì nó chả "khoa học" cho lắm. Như tôi,, sau 15 năm công tác, ở ngạch nghiên cứu viên chính, có phụ cấp trách nhiệm mà hàng tháng số tiền lương được nhận chỉ tròm trèm 5 triệu.
Thu nhập chừng ấy, đừng kì vọng, đừng đi mà so bì với người ta đấy nhé. Đành rằng hầu hết các nhà KH ở viện nghiên cứu chẳng bao giờ làm việc 8h một ngày, 5 ngày một tuần, đành rằng khá nhiều trong số họ dành thời gian đi làm thêm ở bên ngoài, đành rằng số lương ít ỏi đó gần như tự động trả ngay cả khi có nhà khoa học 10 năm liền chả viết lách gì, lưa thưa lên cơ quan độ chục giờ trong... một tháng. Phải nói rõ là khoản lương đó chưa phải là tổng thu nhập bởi có nhiều loại đề tài (cơ sở, bộ, nhà nước...) khác được cấp kinh phí thường niên, dẫu chưa nhiều nhưng con số vẫn là giấc mơ.
Nếu bạn cần con số thì con số đấy! Đừng hỏi vì sao hàng chục năm, 1 TS của ta mới có một công trình quốc tế. Chẳng phải vật chất quyết định ý thức đó sao? Đừng hỏi tại sao Indonesia hay Phillipine đầu tư cho khoa học ít hơn ta, có số tiến sĩ ít hơn ta mà lại có nhiều công trình hơn! Có thể đâu đó năm châu bốn biển có vài chục nước như thế, cũng không tính bởi đó là ngoại lệ. Mà dù có là như thế, đố bạn tìm thấy ở đâu nỗ lực tổ chức hội thảo, tọa đàm, thông báo như ở nước mình nhé. Có không ít viện nghiên cứu chả từng tổng kết, mỗi năm tổ chức gần trăm hội thảo, trình bày, diễn thuyết. Nghe có nể không?
Người ta khác, mình khác. Mình còn khó khăn, các luận án TS phải giải quyết bao nhiêu là vấn đề thực tiễn trước mắt, chưa có điều kiện để giải quyết những vấn đề quốc tế quan tâm. Nguyên Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Bành Tiến Long chả từng sốc với những luận án tập trung vào: "Các biện pháp tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh" hay "Tắm giặt cho chiến sỹ miền núi". Đừng phủ nhận nỗ lực sáng tạo chia sẻ thông tin cho các trí thức tương lai trong nước khi có cả chợ luận văn, luận án trên mạng, sẵn sàng bán cho bạn với giá rất phải chăng. Đừng chỉ thấy rặt toàn tiêu cực ở các "lò" cung ứng chứng chỉ tin học, bằng ngoại ngữ nằm trên con phố ven Bộ Giáo dục, mang tên một nhà khoa học tài danh.
Đừng nhìn vào con số nữa!
Những con số bao giờ cũng khô cứng và không có linh hồn, bạn không nên mải mê nhìn vào chúng. Hãy cứ tự hào số lượng TS sĩ của chúng ta đứng hàng đầu trong khu vực, nhất là khi chúng ta còn nghèo khó.
Làm khoa học là cả một chặng đường dài. Đừng sốt ruột bởi thành quả khoa học có khi cần hàng thế kỉ để đơm hoa kết trái. Hãy cứ đặt niềm tin rồi biết đâu đấy, một ngày trời đẹp, hàng vạn quả táo không biết từ đâu bất chợt đồ về, rơi nhầm vào ngần ấy TS của chúng ta. Khi ấy thì cơ man nào là Newton made in Việt Nam đấy nhé.
Nguyễn Công Thảo
Theo_VietNamNet
Đừng dại nghi ngờ nhà khoa học xứ ta Đừng bao giờ dại dột nghi ngờ thành quả lao động của các nhà khoa học ở ta hiện nay, bởi bạn sẽ phải im lặng trước hàng chồng bằng khen lao động tiên tiến, chiến sĩ thi đua, sáng tạo khoa học... Tháp ngà xưa... Xin được giải thích ngay, tháp ngà ở đây là cách nói ẩn dụ, ngầm chỉ các...