Nhà Quảng Bình có hồ cá Koi tuyệt đẹp giúp gia chủ “về nhà như nghỉ dưỡng”
Mặt tiền nằm chính hướng Tây của mảnh đất gió Lào cát trắng nhưng ngôi nhà N.A House lại luôn mát mẻ, trong lành nhờ vào thiết kế hợp lý.
Ngôi nhà mang tên N.A House nằm trong một khu đô thị mới tại thành phố Đồng Hới, Quảng Bình.
Nhược điểm lớn nhất của ngôi nhà là mặt tiền nằm ở hướng Tây, hứng trọn nắng nóng của mảnh đất gió Lào cát trắng. Gia chủ mong muốn các KTS khắc phục được nhược điểm này, khiến cho mặt tiền thông thoáng mà không nóng nực.
Trước nay, những ngôi nhà có mặt tiền hướng Tây thường khiến gia chủ e ngại. Nhiều người mất không ít thời gian tìm kiếm cách khắc phục để khiến ngôi nhà bớt nắng nóng mà không hiệu quả. Đây càng là vấn đề nan giải đối với những ngôi nhà hướng Tây nằm tại các tỉnh miền Trung.
Để giải quyết vấn đề này, KTS chính Đặng Ngọc Viễn đã chọn hướng thiết kế hài hòa với thiên nhiên. Cây xanh được sắp xếp đan xen ở bên trong và bên ngoài nhà, góp phần điều hòa không khí, che nắng, giảm bức xạ nhiệt cho không gian bên trong.
Các KTS thiết kế một khoảng sân đệm để ánh nắng không chiếu thẳng vào các phòng chức năng, đồng thời cũng là sân để xe hoặc chơi đùa của trẻ nhỏ.
Trước khi bước vào nhà là khu vực hồ cá Koi cùng hệ cây xanh mát như cúc tần, dừa nước. Cùng với hồ cá, các tiểu cảnh cũng được chăm chút thiết kế để đảm bảo sao cho khung cảnh tự nhiên và gần gũi nhất.
Khu vực này vừa trở thành vi khí hậu giúp làm không khí căn nhà mát mẻ vừa là nơi gia chủ thư giãn, nghỉ ngơi.
N.A House có diện tích 200m2, bao gồm 2 tầng. Tầng 1 là không gian mở giữa phòng khách, phòng bếp, bàn ăn. Phòng ngủ chính khép kín của bố mẹ cũng được bố trí ở tầng này. Tầng 2, bao gồm phòng ngủ của con, phòng kho, khu vực thờ cúng…
Phía trong nhà, các KTS thiết kế hệ giếng trời được mở ở cạnh cầu thang đảm bảo chiếu sáng và thông thoáng cho các không gian. Nhờ đó, ngôi nhà tăng khả năng đối lưu không khí, luôn chan hòa ánh sáng tự nhiên.
Phòng ăn tràn ngập ánh sáng nhờ hệ cửa kính lớn hướng ra phía hồ cá Koi. Khu vực bếp vừa thông thoáng vừa có tầm nhìn đẹp mắt nên dễ dàng “chinh phục” được gia chủ mê nấu nướng.
Nội thất phòng khách đơn giản với tông màu sáng, nhẹ nhàng. Cây xanh được khéo léo đưa vào để làm không gian thêm tươi mới. Từ phòng khách, gia chủ và những vị khách đến thăm nhà cũng có thể quan sát hồ cá Koi cùng tiểu cảnh đẹp mắt.
Video đang HOT
Phòng ngủ chính ưu tiên sử dụng hệ thống tủ sát trần để tiết kiệm diện tích.
Ngôi nhà hoàn thiện với kinh phí 1,8 tỷ đồng bao gồm cả chi phí nội thất.
Chủ đầu tư là một người trẻ, một người làm trong lĩnh vực xây dựng nên rất am hiểu về nghề và tôn trọng những ý tưởng xuyên suốt mà kiến trúc sư đưa ra từ khâu thiết kế, đến thi công, lựa chọn vật liệu.
Tuy nhiên, điều đó cũng khiến các KTS phải thật sự chú tâm để hoàn thiện ngôi nhà kĩ lưỡng, trọn vẹn nhất có thể. Ngôi nhà được xây dựng và hoàn thiện với thời gian hơn 1 năm và mất thêm 1 năm sau đó, để cây xanh phủ khắp công trình, phát huy tối đa tác dụng.
Ảnh: Mét Vuông Studio
Mô hình nhà chống lũ phát huy tác dụng, có gì mà cứu được cả nghìn dân miền Trung?
Đúng như tên gọi, nhà chống lũ hay nhà chống ngập là những mô hình được thiết kế và xây dựng để thích ứng với mưa lũ, làm giảm bớt những tác động tiêu cực từ thiên tai đến đời sống người dân.
Từ đêm 17/10 đến sáng 18/10, mưa lũ dâng cao đã khiến 34.000 nhà dân tại tỉnh Quảng Bình bị ngập nặng. Gần 200 thôn, bản bị cô lập, chia cắt và hàng ngàn người dân phải di dời khẩn cấp trong đêm.
Tại xã Tân Hóa, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình trong sáng 18/10 dù nước ngập sâu nhưng những ngôi nhà phao - một trong 9 mô hình nhà an toàn của dự án Nhà Chống Lũ một lần nữa phát huy tác dụng, bảo vệ an toàn tính mạng và tài sản cho bà con. Dự báo, mưa đặc biệt lớn đang tiếp tục đổ xuống phía Tây Quảng Trị, tỉnh Quảng Bình và Hà Tĩnh, đến hết ngày mai 19/10 và có thể kéo dài đến ngày 20/10.
Nhiều gia đình ở miền Trung đã học theo cách làm nhà chống lũ, tự chế cho mình 1 căn nhà nổi.
Hầu hết các hộ dân được dự án Nhà Chống Lũ hỗ trợ trong vòng 7 năm qua đều an toàn và có thể chủ động chuẩn bị trước tình hình. Khi nghe tin bão, người dân thường sẽ mua lương thực dự trữ, chuyển đồ đạc quan trọng và gia súc, gia cầm đến gác tránh lũ (nếu là nhà kê nền, nhà gác); sửa chữa gia cố nhà phao. Vì vậy, thiệt hại về người và của được hạn chế tối đa.
Những mô hình nhà chống lũ phổ biến tại Việt Nam và trên thế giới
Đúng như tên gọi, nhà chống lũ hay nhà chống ngập là những mô hình được thiết kế và xây dựng để thích ứng với mưa lũ, làm giảm bớt những tác động tiêu cực từ thiên tai đến đời sống người dân.
Tại Việt Nam, nhà chống ngập không chỉ là một trong những giải pháp thích nghi hoàn cảnh cho bà con vùng rốn lũ miền Trung, mà còn có thể xây dựng tại vùng ngập lũ miền Tây trong bối cảnh biến đổi khí hậu, nước biển dâng ngày càng nghiêm trọng.
Vốn đươc xây dưng ơ ven biên lam nơi nghi ngơi va câu ca cho ngư dân, nhà nổi hiện còn được xây dựng tại đất liền, giúp người dân khắc phục phần nào tình trạng ngập lụt mùa mưa lũ. Đầu năm 2019, mô hình nhà nổi của sinh viên Nguyễn Minh Hoàng (ĐH Xây dựng miền Tây) đã gây tiếng vang lớn nhờ thiết kế độc đáo, tuy xây trên cạn nhưng gặp khi nước lũ nhà sẽ nương theo mực nước mà nổi lên.
Với chi phí chỉ 250-300 triệu đồng, căn nhà nổi này được xây dựng bằng khung thép lắp ráp, vách bao che bằng panel với độ bền và tuổi thọ cao. Mô hình này được xem là một giải pháp thiết thực, giá cả phải chăng cho người dân vùng lũ miền Tây trước tình trạng mưa lũ, nước biển dâng ngày càng nghiêm trọng.
Mô hình nhà nổi của sinh viên Minh Hoàng đã được tài trợ để thử nghiệm trong thực tế và cho thấy hiệu quả. Ảnh minh họa: Internet
Ngoài ra, còn có một số mô hình nhà chống lũ khác của dự án Nhà Chống Lũ với giá thành rẻ hơn, chỉ khoảng 30-40 triệu đồng nhằm mang tới 1 "sân sau" cho các hộ gia đình, lúc bình thường có thể dùng làm nhà ở, nhà kho, lúc lụt tới thì có chức năng như 1 căn nhà chống lũ. Mô hình này có tới 9 mô hình nhà chống lũ an toàn. Trong đó, hiện nay đang triển khai có 3 loại chính, nhà kê nền, nhà phao và nhà có gác.
Mô hình căn nhà đang được áp dụng ở nhiều tỉnh ở Việt Nam.
9 mô hình nhà chống lũ an toàn
Nhà kê nền
Nhà kê nền gồm nhà kê nền thấp, mô hình sàn nhà được kê lên hệ cột cách mặt đất với khoảng cách tối thiểu là 500mm. Độ cao này được tính toán dựa theo thực tế để đảm bảo bùn hoặc nước lũ và các vật cuốn theo có thể chảy qua khoảng trống dưới sàn nhà dễ dàng mà không gây tác hại đáng kể đến hệ kết cấu khung nhà.
Nhà kê nền cao
Nhà kê nền cao với nền nhà được nâng lên trên mặt đất khoảng 3m. Khi không có lũ, người dân có thể dựng vách, liếp che tầng 1 để sinh hoạt hoặc sử dụng cho gia súc. Khi có lũ, tầng 2 được sử dụng là nơi sinh hoạt và tránh lũ của người dân.
Nhà kê nền linh hoạt
Nhà kê nền linh hoạt là mô hình có thể tách rời liên kết giữa khối nhà và móng để nâng nhà khi cần mà không phải phá huỷ kết cấu. Mô hình nhà linh hoạt là một lõi an toàn, giảm nhẹ tổn thất do thiên tai (bão, lụt).
Nhà phao
Nhà phao gồm nhà phao biệt lập được hình thành với mẫu thiết kế là khung nhà bằng thép để giảm trọng lượng khung nhà, có mặt bằng hình vuông, sàn lát ván gỗ, vách thưng ván gỗ hoặc tôn kẽm, mái 4 dốc lợp tôn kẽm, có hành lang ngoài để nâng cao tính cân bằng chống dao động và sử dụng cửa ray trượt để dễ sử dụng khi gió lùa mạnh. Dưới gầm sàn nhà được bố trí các thùng phuy sắt làm hệ phao nổi giúp nâng toàn bộ nhà, người và tài sản bên trong nổi lên, hạ xuống theo mức nước lũ và được neo giữ bằng hệ cọc trượt hoặc dây neo.
Mô hình nhà phao gắn liền nhà
Mô hình nhà phao gắn liền nhà xây là một gian nhà phao trên gác ngôi nhà xây. Gian nhà này có cơ cấu nổi vượt trên mức nước ngập với mức nổi tối đa trên 10m so với sàn tầng trệt. Mô hình có khung nhà phao trượt đều trên 4 cọc thép ở 4 góc, đồng thời còn là điểm neo chân cho khung nhà.
Nhà có gác
Nhà có gác gồm mô hình nhà hai gác chỉ người ở được xây dựng trên cơ sở thiết kế với cấu trúc móng, trụ, khung dầm, sàn bê tông và tường xây gạch nung hoặc gạch không nung. Độ cao của gác hoặc sàn tầng một thường được thiết kế cao hơn mức ngập tối thiểu cao 2,85m, có cầu thang trong nhà để người dân lưu trú trong thời gian có lũ, bão.
Mô hình Nhà hai gác có chỗ cho gia súc
Mô hình Nhà hai gác có chỗ cho gia súc có cầu thang phía ngoài cho người và gia súc di chuyển lên tầng trên khi có lũ. Độ cao tầng hai được tính toán vượt trên mức đỉnh lũ lịch sử của khu vực để đảm bảo cho người dân và gia súc có thể lưu trú trong thời gian ngâm lũ.
Sử dụng phần chiếu nghỉ trước khi lên sàn làm nơi cho gia súc, gia cầm tránh lũ. Thiết kế bản thang rộng 1,2m - 1,5m, bậc cầu thang có độ cao 10cm - 12cm đảm bảo cho trâu, bò, dê dễ dàng di chuyển lên trên. Phần chiếu nghỉ này có thể căng bạt hoặc lợp mái che mưa và đảm bảo diện tích đủ cho trâu, bò, dê trú ngụ.
Mô hình nhà có cầu thang ngoài còn có tác dụng khi nhà bị lũ ngập, việc di chuyển, sinh hoạt, cứu trợ của người dân và lực lượng cứu hộ bằng thuyền sẽ cập mạn cầu thang ngoài để vào nhà thuận lợi. Toàn bộ gian phía sau để chứa cỏ, rơm, và nông sản; gian trước dành cho người.
Nhà 3 gian có gác xép
Nhà 3 gian có gác xép, trong đó 1 gian lồi bằng với phần hiên nhà, ba gian được bố trí công năng sử dụng như ba gian truyền thống, bếp và công trình phụ xây dựng thêm tùy nhu cầu và điều kiện của chủ nhà. Gian dưới sàn gác bê tông cốt thép là nơi tránh bão an toàn cho người và tài sản. Gác là nơi người dân trú và bão quản tài sản khi có bão, lũ dâng cao.
Nhà ống có gác xép
Nhà ống có gác xép, người dân lưu trú ở gác xếp trong thời gian có bão hoặc lũ ngâm, độ cao gác xếp được tính toán phù hợp luôn cao hơn đỉnh lũ lịch sử của khu vực. Khi thiết kế nhà ống có gác xép có thể đổ sàn bê tông truyền thống hoặc các vật liệu xây dựng mới có tính kháng nước. Độ cao của gác xép tối thiểu 2,1m. Tùy theo địa bàn để chú trọng các yếu tố kĩ thuật ưu tiên cho vùng bão, lũ thấp hoặc vùng lũ chịu tác động bởi bão suy yếu. Cửa thoát hiểm của gác xép tránh lũ vô cùng quan trọng, trong trường hợp lũ vượt mức lịch sử, vượt qua cả sàn gác thì cửa thoát hiểm là nơi tiếp cận của các phương tiện cứu trợ.
Không chỉ ở Việt Nam, mô hình nhà nổi chống lũ cũng đã được triển khai ở nhiều nước trên thế giới. Ảnh minh họa: Internet
Khu nhà nổi nằm bên vịnh tại thủ đô Amsterdam, Hà Lan. Ảnh minh họa: Internet
Mô hình nhà chống lũ với các trụ chống bằng bê tông. Ảnh minh họa: Internet
Mô hình nhà container chống lũ. Ảnh minh họa: Internet
Ngôi nhà được coi là tàu cứu hộ trong trường hợp xảy ra mưa lũ. Ảnh minh họa: Internet
Vợ chồng làm nhà 850 triệu đồng đẹp như resort với giếng trời, bể cá Koi Ngôi nhà gây ấn tượng với thiết kế hiện đại, tiện ích, có hệ thống giếng trời, bể cá Koi giúp thông gió, lấy sáng hiệu quả. Điều đặc biệt là chi phí hoàn thiện căn nhà chỉ 850 triệu đồng. Ngôi nhà mang tên LT House là tổ ấm của gia đình nhỏ 4 thành viên, nằm tại thành phố Đồng Hới,...