Nhà phố tối giản có 5 kiểu cầu thang
Ngôi nhà xây trên mảnh đất kích thước 4 x 10 m ở quận Bình Thạnh dành cho gia đình bốn người, hướng đến phong cách thô mộc, tối giản.
Nhận thấy gạch bánh ú là vật liệu được nhiều ngôi nhà cũ xung quanh sử dụng, các kiến trúc sư đưa ra thiết kế nhà hai lớp vỏ với vỏ ngoài là gạch bánh ú và vỏ trong là cửa lùa kính. Điều này không chỉ giúp ngôi nhà hòa hợp với bối cảnh mà còn cho phép công trình đóng/mở chủ động, điều tiết nắng, mưa, gió và tránh ánh nhìn từ hàng xóm đối diện.
Bên ngoài ngôi nhà. Ảnh: Quang Trần.
Hình thức và chất liệu cầu thang trong nhà được thay đổi liên tục, tùy thuộc vào vị trí, không gian và nhu cầu. Bên cạnh đó, do diện tích ngôi nhà không quá lớn mà vẫn phải đảm bảo nhu cầu sinh hoạt, đi lại, lấy sáng và các khoảng sân vườn, kiến trúc sư kết hợp thang với các chức năng cần thiết.
Hình thức và chất liệu thang trong nhà liên tục được thay đổi. Ảnh: Quang Trần.
Tổng cộng, nhà có năm kiểu cầu thang. Thang gỗ bậc rỗng ở tầng trệt nhằm mục đích tăng khoảng không gian và thông khoáng. Thang sắt cuối nhà nối tầng hai với tầng ba sử dụng bản thép dập lỗ, cùng với ô thông tầng tăng ánh sáng cho tầng trệt. Thang gỗ kết hợp kính lên gác lửng trong phòng ngủ ở tầng hai cũng là chỗ ngồi đọc sách.
Con trai chủ nhà sắp đến tuổi trưởng thành, lại hiếu động nên cần một không gian riêng. Phòng của cậu được đặt ở sân thượng, có thể tiếp cận bằng thang đá mài kết hợp khu vườn nhỏ ở phía trước hoặc thang đứng ở phía sau. Bên ngoài phòng này cũng có một thang đứng khác để lên nóc nhà.
Cách thay đổi hình thức và chất liệu cầu thang khiến việc di chuyển trong nhà giống như hành trình khám phá. Đặc biệt, không gian trở nên linh động, chủ nhà “có thể thoải mái ngồi mọi nơi” đồng thời giảm bớt thêm vật dụng.
Phòng ngủ cậu con trai được đặt trên tầng thượng. Để lên phòng này, người dùng có thể đi cầu thang đá kết hợp với khu vườn nhỏ ở phía trước hoặc leo thang đứng dự phòng phía sau. Ảnh: Quang Trần.
Vì gia chủ mong muốn một không gian tối giản, đồ đạc trong nhà được tiết chế, ngay cả giường cũng được bỏ đi, thay bằng đệm và dành chỗ cho tủ âm.
Gia chủ mong muốn căn nhà thật chỉn chu nên thời gian thiết kế và thi công công trình kéo dài hai năm. Chi phí hoàn thiện căn nhà khoảng một tỷ đồng.
Video đang HOT
Bấm để xem thêm hình ảnh về công trình.
Ảnh: Quang Trần
Thiết kế: G Architects
Những sai lầm phong thuỷ cầu thang dễ gây tổn hại cho gia chủ
Cầu thang là bộ phận tổ hợp thành quan trọng của ngôi nhà và có tác dụng chuyển tiếp không gian. Để đạt được mục đích "tàng phong tụ khí" trong nhà, gia chủ cần lưu ý những đại kỵ khi thiết kế cầu thang.
Trong thiết kế kiến trúc truyền thống, cầu thang là một bộ phận tổ hợp thành quan trọng của ngôi nhà, có tác dụng chuyển tiếp không gian. Cùng với sự thịnh hành của những ngôi nhà có kết cấu nhiều tầng, biệt thự và nhà liên kế ngày nay, cầu thang trở thành yếu tố không thể thiếu trong việc kết nối không gian.
Không chỉ có chức năng là lối đi, phương vị và hình dáng cầu thang còn ảnh hưởng đến bố cục ngôi nhà. Trong phong thuỷ học, cầu thang là nơi nhận khí và trả khí trong nhà, nếu đặt sai phương vị dễ gây tổn hại đến những người trong gia đình.
Ngoài chức năng lối đi, cầu thang còn là nơi luân chuyển khí quan cho ngôi nhà. (Ảnh minh hoạ)
Do đó, để đạt mục đích "tàng phong tụ khí" cho ngôi nhà, gia chủ cần lưu ý những kiêng kỵ khi thiết kế cầu thang.
Đối diện cửa chính
Cầu thang đặt đối diện cửa chính sẽ khiến nhân khí và tài khí theo hướng cầu thang đi thẳng ra ngoài. Để hoá giải bố cục này, gia chủ nên đặt một chiếc gương lồi nơi gần cửa chính để phản xạ khí năng trở lại. Vị trí lý tưởng nhất nhất của cầu thang là dựa vào tường.
Chính giữa nhà
Tuyệt đối tránh đặt cầu thang ở chính giữa ngôi nhà. Theo phong thuỷ học, cầu thang xuyên nhà cũng như đặt ở vị trí chia ngôi nhà thành hai phần dễ khiến vợ chồng bất hoà dẫn đến ly tán.
Quá dốc
Cầu thang là đường di chuyển khí năng giữa hai tầng, người đi lên xuống cầu thang sẽ khuấy động, thúc đẩy khí năng di chuyển theo hướng cầu thang. Luồng khí này phải xoay chuyển nhưng lại kỵ xung thẳng. Vì vậy, cầu thang càng dốc càng gây bất lợi.
Giường ngủ đặt dưới gầm cầu thang
Trong phong thuỷ phương Đông, giường ngủ tuyệt đối không được đặt dưới các thanh dầm, xà ngang vì sẽ khiến cho người ngủ có cảm giác bị đè nén, áp lực, ảnh hưởng đến sức khoẻ và tinh thần. Đặt gường ngủ dưới gầm cầu thang cũng được xem là dưới các thanh dầm, xà ngang.
Nhà vệ sinh ở gầm cầu thang
Như đã nói ở trên, cầu thang là đường di chuyển khí năng, trong đó có cả vượng khí. Trong khi đó nhà vệ sinh là nơi chứa nhiều hung khí, tác động không tốt đến sức khoẻ và còn ngăn chặn các luồng khí năng từ ngoài vào. Bố trí nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang sẽ vô tình ảnh hưởng đến vượng khí.
Nhà vệ sinh được bố trí dưới gầm cầu thang. (Ảnh minh hoạ)
Trong một số trường hợp, vì diện tích nhà nhỏ nên gia chủ phải bố trí nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang. Vấn đề cần giải quyết lúc này là phải có phương án xử lý kỹ thuật để nhà vệ sinh thông thoáng, không phát tán mùi hôi.
Hạn chế dùng đá và kim loại làm bậc thang
Cầu thang trong nhà thường có 3 loại, là: Cầu thang hình xoắn ốc, cầu thang nghiêng và cầu thang có chỗ ngoặt. Trong đó, cầu thang hình xoắn ốc và có chỗ ngoặt nên lựa chọn đầu tiên.
Để đạt mục đích nhận khí và trả khí chậm, gia chủ nên sử dụng vật liệu gỗ làm bậc thang, hạn chế dùng đá và kim loại.
Đối với cầu thang nghiêng và cầu thang có chỗ ngoặt, vị trí bậc thang đầu tiên nằm chính giữa ngôi nhà không gây bất lợi. Tuy nhiên, bậc thang cuối cùng đặt tại vị trí trung tâm ngôi nhà là kết cấu đại hung.
Trang trí phòng ngủ hợp phong thủy theo bản mệnh ngũ hành Phòng ngủ là nơi nghỉ ngơi sau một ngày hoạt động mệt mỏi. Ngoài việc thiết kế và bài trí phòng ngủ thoải mái thì gia chủ cũng cần phải lưu tâm đến yếu tố phong thủy 14 điều đại kị trong phong thủy phòng ngủ Trong thiết kế tổng quan của toàn bộ ngôi nhà, bạn nên chú ý tới thiết kế...