Nhà phố thương mại Hà Nội hút khách
Khắc phục được nhược điểm của nhà phố kiểu cũ, kết hợp được cả mục đích kinh doanh thương mại, nhà phố thương mại đang trở thành món hàng “hot” được nhiều người mua nhà và giới đầu tư săn đón tại Hà Nội.
Tiềm năng cho BĐS khu vực phía Tây
Thực chất, với thị trường bất động sản ở nhiều quốc gia như ở các nước Châu Âu, Mỹ hay kể cả các nước trong khu vực Châu Á, khái niệm nhà phố thương mại không còn xa lạ. Nhưng ở Việt Nam, sự xuất hiện của dòng sản phẩm này đã mang lại những thách thức mới cho các trung tâm thương mại và những tòa nhà văn phòng.
Nhiều chuyên gia cho rằng, so với nhà phố kiểu cũ (không được quy hoạch tổng thể, mặt tiền phần lớn chật hẹp, chưa tách bạch giữa chức năng sinh hoạt và chức năng kinh doanh), nhà phố thương mại không những đã khắc phục được nhược điểm của nhà phố kiểu cũ mà còn kết hợp khá tốt cả giá trị thương mại lẫn công năng sử dụng đa dạng.
Phố thương mại Geylang (Singapore) nổi tiếng thế giới
Theo ông Nguyễn Mạnh Hà, Giám đốc Sàn giao dịch Phú Quý Land, mô hình nhà phố thương mại được nhiều khách hàng, nhà đầu tư quan tâm, là bởi vì các dự án nhà phố thương mại hầu hết đều nằm tại những vị trí trung tâm của khu dân cư phát triển, nên có khả năng kinh doanh và tạo ra các giá trị gia tăng khác.
Mô hình nhà phố thương mại kiểu cũ vẫn đang phát triển tại Hội An (Đà Nẵng)
Ở Hà Nội, đa số những dự án nhà phố thương mại hiện đang nằm ở khu vực phía Tây và Tây Nam, quanh khu vực Mỹ Đình và trục đường Nguyễn Trãi. Đây là những khu vực đông dân, và cũng là khu vực có nhiều công ty chọn là địa điểm để đặt văn phòng. Chính vì vậy, tiềm năng kinh doanh của nhà phố thương mại ở những khu vực này là rất lớn.
Nhà phố thương mại Mon Street
Video đang HOT
Một trong số những khu nhà phố thương mại nổi bật và đang được thực hiện với tiến độ nhanh là khu nhà phố thương mại Mon Street thuộc dự án Mon City do Công ty Cổ phần đầu tư địa ốc Hải Đăng làm chủ đầu tư. Là một phần trong tổ hợp dự án chung cư và nhà phố thương mại Mon City, Mon Street bao gồm 147 că
n nhà liền kề cao 5 tầng 1 tum. Trong khi hầu hết những dự án nhà phố thương mại khác trong khu vực như Vinhome Gardenia, Pandora chỉ cao tối đa 4 tấng thì đây chính là điểm khác biệt làm tăng giá trị sử dụng mà chủ đầu tư muốn dành cho khách hàng.
Với những căn nhà cao tầng, người mua nhà không những có nhiều không gian hơn để thực hiện những ý tưởng kinh doanh mà còn đảm bảo không gian tiện nghi nhất cho mọi sinh hoạt của gia đình.
Nhà phố thương mại Mon Street có tính thanh khoản và giá trị sinh lời lớn tại khu vực Mỹ Đình
Điểm nổi bật nhất của dự án nhà phố thương mại Mon Street nằm ở vị trí vàng hiếm hoi của khu vực Mỹ Đình. Với ba mặt giáp trực tiếp với những con đường lớn, giữ vai trò trọng yếu kết nối dễ dàng với các khu vực khác của thành phố, tiềm năng kinh doanh của khu nhà phố thương mại Mon Street là rất lớn.
Xung quanh đó, sẽ là một cộng đồng dân cư sinh sống trong các tòa chung cư thuộc dự án hoặc các căn biệt thự liền kề. Hay mở rộng hơn, với vị trí thuận tiện trong khu hành chính mới và dễ dàng kết nối với các khu vực khác, khu nhà phố thương mại Mon Street cũng trở nên rất phù hợp cho các công ty nhỏ và vừa đặt văn phòng làm việc.
Thực tế, HD Mon đã đưa Mon Street ra thị trường rất đúng thời điểm mà phân khúc nhà phố thương mại đang phát triển mạnh mẽ. HD Mon thậm chí đã thuê AEDAS – công ty kiến trúc uy tín hàng đầu tại Hồng Kông, thuộc top 5 công ty kiến trúc nổi tiếng nhất thế giới xây dựng thiết kế cho dự án. AEDAS đã tạo ra những giải pháp thiết kế kiến trúc tốt nhất từ 32 văn phòng trên toàn cầu. Các thiết kế đẳng cấp với chất lượng quốc tế được thể hiện ở tất cả các loại hình dự án bao gồm công trình dân dụng, giáo dục, y tế, thương mại và khu dân cư.
Mon Street sẽ được bàn giao vào quý 3 năm nay với nhiều giá trị gia tăng
Với kinh nghiệm của mình, AEDAS đã đem đến cho Mon Street một đẳng cấp mới từ quy hoạch tổng thể, môi trường cảnh quan đến thiết kế chi tiết từng căn hộ. Theo đó diện tích thiết kế của nhà phố thương mại từ 78 – 174,8 m2 và tất cả các nhà đều có mặt tiền rộng 6m, chủ đầu tư đã tối ưu hóa cao nhất diện tích và khả năng sinh lời được tích hợp vào trong ngôi nhà.
Ngoài ra, những căn nhà này được chia thành 4 block, tạo ra khoảng không công cộng rộng lớn giữa các khu nhà, với các con đường trước mặt có chiều rộng từ 13,5 – 20m.
Một trong những điểm đáng chú ý nhất, đang làm xôn xao thị trường nhà phố thương mại phía Tây Hà Nội chính là tiến độ ấn tượng của dự án. Trong khi một vài dự án vẫn còn hoang sơ, chưa thành hình đã giao bán với giá rất đắt đỏ thì Mon Street đã hoàn thành giai đoạn xây móng và đang trong quá trình hoàn thiện phần thân nhà với mức giá chỉ từ 125 triệu đồng/m2.
Chủ đầu tư HD Mon cam kết, ngay từ quý III/2016, 147 căn nhà phố thương mại Mon Street sẽ bắt đầu được bàn giao cho khách hàng.
Ngọc Minh
Theo_VietNamNet
Tỷ lệ tính thuế tiêu thụ đặc biệt 7% là bất hợp lý
Việc áp dụng chung một mức trần 7% trong luật thuế tiêu thụ đặc biệt là rất thấp nên xác định tỷ lệ căn cứ theo đặc điểm, tính chất từng mặt hàng.
Luật thuế tiêu thụ đặc biệt mới có hiệu lực từ đầu năm 2016. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện đã phát sinh nhiều bất cập khiến các tổ chức doanh nghiệp lúng túng và gặp nhiều khó khăn khi áp dụng.
Theo ý kiến của Đại biểu Hà Sỹ Đồng (Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Trị), việc tính thuế tiêu thụ đặc biệt sau khi tiếp thu các ý kiến đóng góp, quy định theo hướng nêu rõ cách xác định giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt là giá do cơ sở nhập khẩu, cơ sở sản xuất bán ra nhưng không thấp hơn tỷ lệ 7% với giá bình quân của các cơ sở kinh doanh thương mại bán ra.
Tuy nhiên, báo cáo giải trình chưa phân tích và đưa ra được cơ sở khoa học vào thực tiễn cho việc áp dụng tỷ lệ 7% này, tại sao là 7% mà không là 5%, hay 10%, hay 15%. Do đó, việc quy định một con số định lượng cụ thể là hợp lý để bảo đảm tính minh bạch và rõ ràng của điều luật, tránh việc các cơ quan hành pháp lợi dụng kẽ hở để cửa quyền cũng như cơ sở kinh doanh lợi dụng để lách luật.
Ngoài ra, Đại biểu Hà Sỹ Đồng cũng cho rằng, quy định giá sản phẩm bình quân của các cơ sở kinh doanh thương mại bán ra chưa rõ ràng, chưa bảo đảm tính minh bạch. Bởi lẽ, việc xác định giá bình quân của các cơ sở kinh doanh thương mại bán ra không mang tính ổn định mà có tính thời điểm, không mang tính chính xác mà có tính tương đối. Do đó, cần xác định và có tiêu chí cụ thể để xác định giá bình quân ở cơ sở kinh doanh thương mại ngay trong Dự thảo Luật.
Hoặc như Dự thảo Luật quy định, cơ sở kinh doanh thương mại không có quan hệ công ty mẹ - con hoặc công ty con của cùng một công ty mẹ với cơ sở nhập khẩu, cơ sở sản xuất là cơ sở đầu tiên trong khâu lưu thông thương mại. Quy định này mặc dù có ý nghĩa hạn chế sự không minh bạch, hạn chế sự bắt tay giữa các doanh nghiệp trong khâu xác định giá tính thuế nhưng không đầy đủ, không khắc phục những hạn chế của mình.
"Đối với quan hệ công ty, công ty con mang tính sở hữu nhưng các quan hệ có liên quan khác như doanh nghiệp liên kết có số vốn sở hữu lẫn nhau trên 11%, nhưng không phải công ty mẹ, công ty con, người quản lý doanh nghiệp này là người quản lý hoặc điều hành của doanh nghiệp kia thì quy định này lại không phát huy được tác dụng. Hơn nữa, các doanh nghiệp cần có sự đầu tư vốn lẫn nhau, sở hữu chéo lẫn nhau, hay có quan hệ khác về quản lý điều hành trong thực tế đa dạng, do vậy việc đưa ra quy định hạn chế này không hiệu quả", Đại biểu Đồng chỉ rõ.
Xác định tỷ lệ tính thuế tiêu thụ đặc biệt cần căn cứ theo đặc điểm, tính chất của từng mặt hàng cụ thể. (Ảnh minh họa: KT)
Đề nghị thống nhất nguyên tắc tính thuế tiêu thụ đặc biệt theo đúng bản chất kinh tế của loại thuế này, Đại biểu Đỗ Văn Vẻ (Đoàn ĐBQH tỉnh Thái Bình) cho rằng, thuế được tính từ khâu đầu tiên hàng hóa sản xuất trong nước sẽ tính thuế theo giá bán ra của cơ sở sản xuất, hàng hóa nhập khẩu sẽ tính thuế theo giá bán ra của cơ sở nhập khẩu thay cho quy định trước đây chỉ tính trên giá CIF cộng với thuế nhập khẩu.
"Với nguyên tắc này sẽ đảm bảo sự bình đẳng giữa hàng sản xuất trong nước và hàng nhập khẩu, khắc phục được tình trạng gian lận thuế tại khâu nhập khẩu, góp phần tăng thu ngân sách khi chúng ta thực hiện cam kết cắt giảm thuế nhập khẩu theo hiệp định thương mại tự do", Đại biểu Đỗ Văn Vẻ khẳng định.
Đại biểu Đỗ Văn Vẻ cũng không đồng tình với nội dung dự thảo quy định giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt không được thấp hơn tỷ lệ 7% so với giá bình quân của các cơ sở kinh doanh thương mại bán ra. Trong khi nhiều loại hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt có đặc điểm rất khác nhau cho nên chi phí lưu thông trong khâu bán buôn của các cơ sở thương mại đầu tiên cũng rất khác nhau.
"Việc áp dụng chung một mức trần 7% như dự thảo là rất thấp và quá bất hợp lý. Do đó cần phải quy định mức tỷ lệ % theo khung, ví dụ từ 3% đến 12% căn cứ theo đặc điểm, tính chất của từng mặt hàng cụ thể", Đại biểu Đỗ Văn Vẻ đề xuất.
Cũng theo Đại biểu Đỗ Văn Vẻ, hiện tại cộng đồng doanh nghiệp đang có nhiều ý kiến đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội cho điều chỉnh thời gian thực hiện luật thuế tiêu thụ đặc biệt. Nếu Quốc hội đưa vào luật sửa đổi sẽ càng tạo thêm áp lực và quan ngại của doanh nghiệp về môi trường kinh doanh, bởi hiệu ứng tăng thuế kép vừa bị tăng thuế suất theo Luật 70/2014, vừa bị tăng thuế qua giá tính thuế.
Đánh giá chung về Luật thuế tiêu thụ đặc biệt, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng, mặc dù các luật này mới có hiệu lực thực hiện từ đầu năm 2016, nhưng qua thực tế cần thiết phải sửa đổi để phù hợp với những cam kết Việt Nam đã ký trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời để khắc phục những bất cập.
Theo đó, Ủy ban thường vụ Quốc hội sẽ tiếp thu và chỉ đạo nghiên cứu thêm những vấn đề còn bất hợp lý, trên cơ sở đó hoàn thiện thêm để trình lại Quốc hội xem xét. Nếu thấy được Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua luật tại kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIII
Theo_VOV
Doanh nghiệp gặp khó khăn vì thuế tiêu thụ đặc biệt Các doanh nghiệp kiến nghị cần xem xét thay đổi cách tính thuế và lùi thời hạn thi hành quy định tính thuế tiêu thụ đặc biệt sang năm 2017. Nghị định 108 và Thông tư 195 quy định về cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) đã có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2016. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp (DN)...