Nhà phố mát lịm nhờ ‘điều hòa’ thiên nhiên, ánh sáng trong veo cùng gió vi vu
Ngôi nhà phố với sự đối lưu gió mát lịm thông qua chiếc ‘điều hòa’ thiên nhiên là giếng trời và cây xanh.
Nội thất thiết kế đơn giản, gọn gàng để tăng sự thoáng đãng cho tổng thể nhà.
Bên cạnh công năng sử dụng, phong cách thiết kế,… thì ánh sáng tự nhiên trong kiến trúc cũng đóng một vai trò quan trọng để xây dựng không gian thẩm mỹ chất lượng cho biệt thự và nhà ở.
Ánh sáng còn tạo nên sự thư giãn, thoải mái cho thị giác. Đó cũng là lý do vì sao mà các công trình hiện nay rất chú trọng và cân nhắc kết hợp yếu tố ánh sáng tự nhiên, gió trời.
Bằng cách đưa ánh sáng và cây xanh vào trong nhà…, kiến trúc sư Thuận Đặng đã tạo cảm giác rộng thoải mái cho từng không gian sử dụng bên trong công trình nhà phố.
Công trình nhà phố 4 tầng với mặt tiền hiện đại, giản đơn do anh Thuận Đặng thiết kế.
Đặc biệt, anh dùng sân sau và giếng trời tạo ra sự đối lưu gió và không khí trong nhà tốt hơn.
Anh cho biết, giếng trời ban đầu là một giải pháp về kiến trúc, tuy nhiên, theo sự phát triển của thời gian, khái niệm ấy giờ đây còn được tận dụng như một yếu tố về thẩm mỹ cho công trình.
Không gian phòng khách màu trắng, tạo ra sự rộng rãi về mặt cảm quan thị giác. Giếng trời đưa ánh sáng phân bổ đồng đều xuống tầng 1.
Giếng trời là khoảng không gian trống, thông thẳng từ mái (thông thường sẽ có hệ mái che hoạt động theo nguyên lý đóng – mở bằng kính) xuống sàn nhà nhằm lấy sáng, lấy gió và lưu thông không khí cho toàn bộ không gian bên trong.
Bên cạnh đó, với những ngôi nhà mang diện tích giới hạn, sự xuất hiện của giếng trời như một giải pháp cần thiết trong việc nới rộng diện tích về mặt cảm giác, đem lại một không gian thoáng đãng, tươi sáng hơn.
Cầu thang độc đáo, dùng tay vịn bằng bê-tông. Các mảng xanh được bố trí đẹp mắt, tạo ra lớp màng lọc bụi cho nhà.
Trước đây, khi đưa khái niệm giếng trời vào nhà ở, các thiết kế chỉ đơn thuần là tạo nên một khoảng không tràn ngập ánh sáng và trống trải.
Giờ đây, nó đã được kết hợp nhiều hơn với nhiều chi tiết, hệ thống, thành phần phụ khác như cây cối hoặc các khu vực thư giãn, tiếp khách.
Video đang HOT
Đồng thời, với sự phát triển của vật liệu hiện đại, hệ thống giếng trời cũng bắt đầu được đa dạng hóa bằng cách thay đổi nhiều loại vật liệu đa dạng từ truyền thống như gạch cho đến những vật liệu mang tính xu hướng hơn như kính, kim loại, gạch kính.
Một ngôi nhà với rất nhiều cây xanh, bố trí ở mọi nơi. Anh Thuận Đăng đã khắc phục được những gì thường thấy ở nhà ống đó là thiếu ánh sáng và thiếu gió, không khí tù túng, bí bách.
Tiểu cảnh và cây xanh tạo cảm giác mát mẻ và tươi mới cho không gian nhà phố hiện đại.
Bàn ăn bố trí gọn gàng, đủ chỗ cho một gia đình 6 thành viên. Đây là mẫu phòng ăn tối giản được nhiều gia chủ yêu thích. Ngoài yếu tố thẩm mỹ, việc mang cây xanh vào nhà sẽ cải thiện cảm giác ngột ngạt.
Phòng ngủ có kệ tivi dài, 1 phòng tắm riêng. Cách bố trí này tạo cảm giác rộng thoáng hơn.
Hai khung cửa lớn, hút gió, luân chuyển ánh sáng tốt và tạo ra nhiều sinh khí.
Phòng ngủ hai bé gái màu hồng ngọt ngào. Sắc độ vừa phải để phòng không quá chói và sến.
Ngoài giường ngủ, bàn học, phòng có khu thay đồ riêng, phòng vệ sinh khép kín.
Các không gian mở, kết nối qua lam gỗ vừa thoáng đãng, dễ chịu lại tiết kiệm được chi phí xây dựng, thi công tường.
Nhà ống Việt Nam đang có xu hướng đầu tư vào 1 chi tiết có tác dụng như "lá phổi" cho cả nhà, còn có nhiều kiểu thiết kế rất nghệ
Có những ngôi nhà "chịu chơi" dành một diện tích không nhỏ cho chi tiết này.
Xu hướng của đa số các căn nhà phố hiện nay là ưu tiên không gian càng sáng thoáng càng tốt, đồng thời gần gũi với thiên nhiên. Vì vậy, giếng trời là giải pháp tối ưu nhất để cả căn nhà ngập tràn ánh sáng, lại có thể điểm xuyết những mảng xanh.
Hệ giếng trời ở tầng trên có thêm khung sắt để tạo những vệt nắng đẹp trong ngày và che bớt nắng hướng tây. Ngoài ra, một khoảng thông tầng khác phía sau tạo lưu thông gió trước - sau, đối lưu cho toàn bộ căn nhà. Nhờ hai trục thông gió nên cả căn nhà đều có gió lưu thông hầu hết thời gian trong ngày, mang lại nguồn sinh khí tự nhiên.
Khoảng thông tầng với giếng trời cùng cây xanh chính là yếu tố giúp các không gian kết nối với nhau, đồng thời con người cũng có thể kết nối với con người và với thiên nhiên.
Khoảng giếng trời của ngôi nhà này không chỉ giúp lấy sáng, lấy gió mà còn được thiết kế cực nghệ với hình dáng của bông cúc hoạ mi. Kết hợp với khoảng thông tầng chiếm 1/3 diện tích căn nhà và cây xanh, khu vực này chính là lá phổi của toàn bộ ngôi nhà.
Giếng trời hình bông cúc hoạ mi
Vì ba mặt của ngôi nhà đều tiếp giáp các căn hộ lân cận và chỉ duy nhất mặt tiền hướng ra phía không gian mở nên một giếng trời hình chữ D đã được thiết kế để đem lại nguồn ánh sáng tự nhiên và thông gió nhiều nhất cho toàn bộ không gian 4 tầng lầu.
Khoảng giếng trời hình chữ D độc đáo
Căn nhà được mở rộng theo chiều dọc của khoảng giếng trời giúp tối đa hóa chất lượng không khí và tạo cảm giác gần gũi thiên nhiên
Khoảng giếng trời cực rộng giúp ngôi nhà ăn trọn điểm sáng thoáng. Chủ nhà cũng khéo léo trồng thêm cây trầu bà ở cầu thang và bậu cửa sổ để điểm thêm nét xanh cho không gian
Bếp được bố trí ngay dưới giếng trời nên dù không có máy hút mùi cũng không lo ám mùi thức ăn
Khoảng giếng trời của ngôi nhà này tuy nhỏ nhưng cũng đủ lấy gió, lấy sáng cho toàn bộ ngôi nhà. Ngay bên dưới giếng trời trồng cây xanh để cân bằng lại với gam màu lạnh của phong cách công nghiệp.
Bên dưới khoảng giếng trời thoáng đãng là hành lang xanh chạy dài đậm chất thơ. Vườn cây cảnh nằm ngay dưới giếng trời cũng mang đến cho không gian sống luồng sinh khí tươi mới.
Nguồn: Tổng hợp
Nhà phố 235 m ở Yên Bái thoáng mát từng góc nhỏ Khắc phục những nhược điểm của nhà phố liền kề, HP6 House được xây dựng theo tiêu chí đơn giản nhưng ấn tượng, hài hòa với thiên nhiên. HP6 House có diện tích 235 m được thiết kế bởi nhóm thiết kế AHL architects. Đây là một căn nhà liền kề có khoảng cách với ngôi nhà bên cạnh rất hạn chế, chỉ...