Nhà phố biến hóa hoàn toàn sau cải tạo
KTS G architects xử lý từng khoảng diện tích một cách tối ưu, thiết kế nội thất thiện nghi đã làm T house trở nên nổi bật hơn.
T house được cải tạo từ một nhà phố có chiều rộng 4 m và chiều dài 16 m tại TP Mỹ Tho.
Hiện trạng ngôi nhà này có cầu thang ở giữa, kẹp bên cầu thang là hai phòng vệ sinh và hai phòng ngủ. Vì vậy, các không gian trong nhà bị chia làm hai khoảng, tối và bí bách.
So với diện mạo mới của T house, ngôi nhà cũ có thiết kế đơn giản, cũ, không có điểm gì bắt mắt.
Mặt tiền công trình, KTS thiết kế hệ gạch bông gió giúp lấy sáng và gió cho ngôi nhà.
KTS G architects cho biết chủ nhà mong muốn công năng trong nhà phải có chỗ để xe ôtô, ba phòng ngủ và chỗ sinh hoạt học tập, làm việc chung cho cả gia đình. Đồng thời, không gian trong nhà là không gian mở và thoáng mát.
Do vậy, KTS đưa ra giải pháp giữ nguyên cấu trúc khung bê tông, chuyển cầu thang chữ U tầng trệt thành cầu thang L. Từ các giải pháp này đã giải phóng được toàn bộ không gian tầng trệt, giúp phòng khách – phòng ăn – bếp nối liền, tạo ra khoảng lùi cho chỗ đậu xe.
Các diện tích sử dụng được sắp xếp lại theo nhu cầu để mở ra một khoảng thông tầng xuyên suốt theo trục đứng cầu thang.
Video đang HOT
Không gian bên trong trở nên rộng hơn, từ phòng khách đến bếp ngăn chia không gian khéo léo bằng giếng trời kết hợp cầu thang.
Đồng thời, không gian ở tầng thượng cũng được cải tạo mới mẻ hơn. Trong đó có bàn, ghế, mái che và hệ cây xanh được thiết kế bài bản hơn.
Phòng khách gây chú ý bởi KTS thiết kế đường cong với những đường vân dài khiến cho phòng khách trở nên rộng hơn.
KTS giữ nguyên cấu trúc khung bê tông và thiết kế chuyển cầu thang chữ U tầng trệt thành cầu thang L.
Cầu thang gắn liền với khoảng giếng trời giúp các không gian trong nhà liên thông với nhau.
Bên cạnh đó, hệ cây leo thiết kế với giếng trời vừa là điểm nhấn cho ngôi nhà vừa tạo không khí mát mẻ.
Một không gian sinh hoạt chung ở một tầng trong ngôi nhà.
Phòng ngủ bố trí đơn giản, mát mẻ.
Không gian phòng ngủ tạo cảm giác thư giãn hơn khi có mảng xanh bên ngoài hành lang.
Giàn phơi đồ điều khiển bằng... điện thoại!
Dự án độc đáo vừa lọt vào vòng chung kết toàn quốc cuộc thi dự án khởi nghiệp sáng tạo thanh niên nông thôn năm 2020, do T.Ư Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tổ chức.
LÊ THANH
Chủ nhân của dự án này là Nguyễn Sơn Thanh ( ảnh - 22 tuổi), ở KP.4, P.10, TP.Mỹ Tho, Tiền Giang.
Theo Thanh, khi thời tiết mưa, âm u luôn là nỗi ám ảnh của nhiều người và nhất là các bà nội trợ khi mà quần áo phơi mãi không khô. Để đối phó với tiết trời, làm sao để quần áo nhanh khô thì cần có một ứng dụng phơi đồ thật thông minh. Thanh cho ra đời mô hình "giàn phơi đồ điều khiển bằng... điện thoại".
Sản phẩm của chàng trai miền Tây chế tạo khá đơn giản. Chỉ gồm 4 phần: nguồn, khối vận hành, khối điều khiển động cơ và khối sim 900.
Theo đó, mỗi khối có những chức năng khác nhau như: khối nguồn sẽ cung cấp nguồn cho các hệ thống hoạt động. Nguồn được sử dụng là 12V/5A. Còn khối vận hành được tự động hóa hoàn toàn thành một chuỗi kín. Có hai chế độ điều khiển cho người chọn khi mã hóa sim 900. Người sử dụng sẽ có hai lựa chọn. Đó là khi có mưa hệ thống sẽ thu đồ vào, nhờ cảm biến mưa truyền tín hiệu đến mạch xử lý chính, mạch chính sẽ gửi tín hiệu về sim 900 để gửi tin nhắn đến người nhận "troi mua", khi người nhận gửi "ok" thì hệ thống cung cấp tín hiệu về các relay để thu đồ vào.
Tương tự hệ thống trả tín hiệu về sim 900 "troi nang", người nhận nhấn "ok" thì hệ thống trả về relay đưa đồ ra phơi khi hết mưa...
Cũng theo Thanh, ưu điểm của máy phơi đồ thông minh là dùng các loại cảm biến để nhận biết trạng thái của môi trường bên ngoài, từ đó cho ra chế độ làm việc phù hợp giúp giải quyết vấn đề khó khăn khi phơi quần áo.
Sản phẩm do Thanh sáng chế có nhiều tính ưu việt. Bên cạnh việc áp dụng chặt chẽ quy trình sản xuất của Bộ Công thương, Bộ Khoa học - Công nghệ, đảm bảo sự an toàn cần có, thì các linh kiện liên quan hệ thống là do Thanh dùng phần mềm thiết kế mạch để vẽ và tự gia công thành bản mạch hoàn chỉnh. Sản phẩm có cách sử dụng đơn giản, phù hợp với bất kỳ người nào. Thiết kế bắt mắt, phù hợp trong bất kỳ không gian nào.
Thanh cũng chia sẻ về hướng phát triển là nhắm tới các khách hành tiềm năng, đó là thanh niên, bà nội trợ, công nhân các khu chế xuất, khu công nghiệp.
Thanh dự định sau một thời gian vận hành, mô hình hoàn chỉnh sẽ tiến hành mời chuyên gia đầu ngành về tự động hóa nhằm tổ chức khóa huấn luyện kỹ năng làm việc và khả năng thay đổi bổ sung những cái còn thiếu để hoàn thiện sản phẩm. Việc làm này sẽ giúp có nhiều phương án cải thiện sản phẩm nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm đầu ra, có thể tiến xa, không chỉ ở thị trường trong nước.
"Có thể trong tương lai, sản phẩm này sẽ được cải tiến thêm nhiều ứng dụng như: có thể xếp lại gắn trên tường, có bộ phận tích trữ điện năng lượng mặt trời. Hay bổ sung thêm thiết bị khử mùi cho sản phẩm với tên tủ phơi đồ tự động. Biến đổi về cơ khí giúp tủ đồ trở nên linh động và chính xác hơn, nghiên cứu thêm bộ phận tự xếp đồ trong tủ", Thanh chia sẻ thêm.
Bánh Giá Hòa Đồng, món ngon xứ Gò Trong ký ức của nhiều thế hệ được sinh ra và lớn lên ở xứ Gò Công. Chắc không thể nào quên khoảnh khắc từ nhà lên Mỹ Tho bằng chiếc xe Desoto, vừa không có máy lạnh, cửa luôn mở. Chiếc bánh Giá đạt chuẩn phải đủ nguyên liệu, giòn bên ngoài và nhân bánh phải vừa chín tới Xe chạy tới...