Nhà phố 2 tầng mang đến cuộc sống an nhiên, tự tại cho gia chủ
Ngôi nhà phố 2 tầng mang phong cách hiện đại. Ngoài các công năng tiện ích, kiến trúc sư đặc biệt quan trọng không gian xanh, sân vườn và sự luân chuyển ánh sáng
Kiến trúc sư Phan Hiển chia sẻ, mỗi người sinh ra vốn đều có một cá tính, sở thích khác nhau, nhu cầu và một đời sống khác nhau.
Anh vẫn luôn quan niệm: Nhà – cũng như bộ đồ bạn khoác lên người, như tính cách bạn tạo ra cho bản thân, dù cho rất nhiều người được đánh giá, nhưng lại dành riêng cho bạn cảm nhận.
Có những công trình xây lên chỉ để bán đi, để phục vụ trong một thời gian nào đó, để rồi khi cũ đi, người ta đập bỏ và thay thế bằng một công trình khác.
Có những công trình xây lên lại được trao tay từ đời này sang đời khác, những người sinh sống cứ thay nhau hoàn thiện, chăm chút, sửa sang. Những nơi như vậy, người ta mới gọi là nhà.
Vậy nên, ngôi nhà dù thế nào thì quan trọng nhất vẫn phải là đem lại sự hài lòng cho những người sinh sống bên trong nó.
Khi hoàn thiện một ngôi nhà, mọi góp ý, mọi khen chê, mọi nhận xét đều chỉ để tham khảo. Nếu những điều đó không phù hợp, thì dù đẹp tới mấy cũng chẳng đem tới sự an nhiên cho các thành viên sinh sống trong đó.
Công trình nhà phố này được anh cùng cộng sự hình thành dựa trên những đặc điểm, tính cách và nhu cầu sống của gia chủ. Ngoài các công năng tiện ích, kiến trúc sư đặc biệt quan trọng không gian xanh, sân vườn và sự luân chuyển ánh sáng cũng như đối lưu gió trong nhà.
Ngôi nhà phố nhưng không khô cứng và bí bách nhờ những mảng xanh, cửa lớn ở mặt tiền.
Màu gỗ ấm, thanh lịch mang chút cổ điển.
Bếp sang trọng, thoáng đãng với điểm nhấn là cây thần tài núi.
Gầm thang tạo thành khoang tủ đựng đồ gọn gàng.
Phòng vệ sinh với góc chụp từ trên cao.
Video đang HOT
Phòng ngủ master có ban công đón gió mát.
Mỗi một phòng ngủ, kiến trúc sư cố gắng chừa nhiều khoảng không nhất có thể, để phòng thật thoáng. Ánh sáng điều tiết vừa phải, đủ để tăng tính thẩm mỹ cho nhà mà không bị ngột ngạt.
Khu vực thờ cúng yên tĩnh, riêng biệt. Cây cảnh nhỏ giúp không gian thêm ấm áp.
Ngôi nhà phố mặt tiền hẹp và bí bách biến đổi ngỡ ngàng sau cải tạo
Gia chủ đã đại tu toàn bộ ngôi nhà 4 tầng, xây cách đây 15 năm để gia đình có chỗ ở thoáng mát, trong lành.
Kiến trúc sư Phạm Ngọc Nam chia sẻ, việc cải tạo, sửa chữa nhà khó hơn xây mới rất nhiều. Bởi khi xây mới chúng ta được phép bố trí công năng ngay từ đầu, còn cải tạo phải bố trí lại công năng từ những cái đã có sẵn.
Trong khi đó, không phải nhà nào cũng có thể cải tạo sửa chữa được vì yếu tố quan trọng quyết định đến việc có thể cải tạo sửa chữa được hay không đó là kết cấu của ngôi nhà đó như nào?
Dưới đây là một căn nhà anh cùng cộng sự thực hiện cải tạo. Công trình được xây dựng từ cách đây khoảng hơn 15 năm, kết cấu công trình khá chắc chắn bằng hệ khung cột dầm.
Hiện trạng nhà còn chắc chắn nhưng thiết kế bí, thiếu tính thẩm mỹ và không tiện nghi.
Nhà gồm 4 tầng: Tầng 1 là phòng khách, bếp và vệ sinh; Tầng 2, 3 là 4 phòng ngủ và 2 vệ sinh; Tầng 4 là phòng thờ với ban thờ treo, khu để bồn nước và sân phơi, lợp mái tôn.
Điểm trừ và hạn chế của ngôi nhà là: Bề ngang nhỏ kích thước 3m, chiều dài trong nhà 12m6 chia 2 phòng trước sau và cầu thang ở giữa. Vì vậy, phòng ngủ khá nhỏ và bí.
Cổng, mặt tiền và sân được làm mới với phong cách hiện đại.
Khu vực sân bố trí tủ giày cỡ lớn, cất mũ bảo hiểm và các loại giày dép của đại gia đình. Kế bên là bồn rửa tay, phục vụ mọi người đi về, có thể vệ sinh trước khi vào nhà.
Mặt tiền cũ kỹ đơn sơ không có ban công nhìn rất tù túng. Cầu thang bộ dạng vòng cung dẫn tới việc không gian sử dụng bị thu hẹp và không thẩm mỹ vì để lộ khoảng hở giữa tường và bản thang lớn, tường bị ẩm mốc, bếp rất hẹp và tối, phòng khách ngắn và nhỏ, vệ sinh tầng 1 chiếm diện tích rất lớn trong không gian bề ngang vốn đã nhỏ hẹp đó là điều không cần thiết.
Trước hiện trạng này, anh đưa ra giải pháp tổng thể, điều chỉnh những chỗ bí bách, lỗi phong thủy.
Đầu tiên anh cho làm lại phần thang bộ, vì thang bộ là xương sống của ngôi nhà, là thẩm mỹ và là nơi hàng ngày đi lại giao thông nhiều nhất. Phương án là phá bỏ thang bộ cũ đi, cái khó nhất ở đây đó là ô thang hiện trạng đang là thang vòng cung giờ phải tính toán sao để làm được bản trượt chéo. Để tối ưu nhất, hợp lý nhất mà vẫn đảm bảo kết cấu nhất.
Cầu thang vòng cung chiếm diện tích được thay bằng cầu thang bản trượt.
Phòng khách được nới thêm ra ngoài phần sân phía trước thêm 1m6 nữa với mục đích tăng thêm chiều dài cho phòng ngủ phía trước của tầng 2 và 3 vì 2 phòng ngủ này chiều dài đang khá ngắn.
Phòng khách dùng màu cam trên gối tựa làm điểm nhấn. Khu vực tivi được đẩy lùi vào hộc tường cho không gian rộng rãi.
Tiếp đến, anh xử lý cho khu bếp nhìn phải thật thoáng và đầy đủ công năng. Đằng sau nhà vẫn còn 1 khoảng lưu không nên anh cho trổ cửa sổ, lấy gió vào khu bếp và làm khung giàn để treo hoa, vừa để bảo vệ đảm bảo an toàn vừa để trang trí. Chiều ngang nhà nhỏ nên bếp được thiết kế dạng bếp góc chữ L để bố trí đầy đủ công năng và tiện ích nhất.
Bếp thiết kế chữ L nhằm tăng diện tích sử dụng, thêm các hộc tủ đựng đồ thật gọn gàng. Phần lưu không phía sau được tận dụng để lấy ánh sáng và gió trời cho nhà.
Nhóm kiến trúc sư cũng cho dỡ bỏ hệ thống mái tôn trên tầng 4 làm mái bê tông để đưa bồn nước lên trên mái, đồng thời làm thêm 1 phòng kho trên mái này. Làm phòng thờ và thêm khu đọc sách và sân chơi, sân phơi, khu để máy giặt máy sấy trên tầng 4.
Phòng thờ riêng biệt, yên tĩnh trên tầng thượng.
Phòng đọc sách nhìn ra vườn sân thượng.
Toàn bộ cổng và khu vực sân tầng 1 làm mới. Trong nhà thay lại toàn bộ sàn, đục hết các mảng tường bị mốc thấm trát lại, đục toàn bộ vệ sinh ốp lại lại và thay thế thiết bị vệ sinh mới. Mặt tiền được phá đi làm lại, dùng hệ gạch thông gió và tạo ô thoáng để lấy sáng và thoáng hơn.
Xử lý chống thấm lại toàn bộ phần mái, ban công, vệ sinh và giáp lai 2 bên hàng xóm. Cuối cùng là làm lại nội thất cho cả nhà để phù hợp với diện tích cũng như công năng sử dụng.
Nội thất các phòng ngủ được thiết kế mới hoàn toàn, tăng công năng sử dụng, phù hợp cá tính từng thành viên trong gia đình, đồng thời tạo ra không gian sống thật sang trọng, đẹp mắt.
Các phòng ngủ sử dụng màu đơn sắc, không pha trộn để không gian bớt nặng nề. "Việc cải tạo một ngôi nhà phải dựa vào kết cấu và nền móng. Nếu căn nhà với nền đất quá yếu, kết cấu kém, tôi thường khuyên gia chủ xây lại. Vì chi phí cải tạo cũng không rẻ hơn xây mới là bao nhiêu", anh Phạm Ngọc Nam nói.
Tp.HCM: Căn nhà cũ kỹ, xuống cấp và lạc hậu đẹp lạ sau khi được "đẽo gọt" Trong yêu cầu thiết kế, gia chủ muốn có một sự tân trang mang tính nghệ thuật và hiện đại cho căn nhà của mình. Theo một thống kê chính thức vào năm 2020, nhà phố trong đô thị chiếm hơn 88% trong tổng số 1,92 triệu căn nhà tại Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, nhiều ngôi nhà phố đã lỗi...