Nhà phát hành Việt: Càng đi càng xa
Khi nhìn vào cộng đồng game thủ, nhiều nhà phát hành cho rằng thị trường game Việt rất phiền phức và thiếu kiểm soát. Đòi hỏi của người chơi rất phức tạp và kể cả vô lý. Nhưng thực tiễn lại cho thấy, trong cung cách quản lý hoạt động hiện nay, đa số nhà phát hành game Việt đang “càng đi càng xa”. Nhận định này dễ “gây sốc” với nhiều doanh nghiệp phát hành game Việt, song lại là vấn đề ai cũng thấy.
Doanh nghiệp phát hành game Việt đang tự làm khổ mình ?
Có thể nói, chưa có nhóm ngành kinh doanh làm ăn nào đang có nhiều sự cố ngoài ý muốn như các doanh nghiệp ngành game Việt hiện nay. Tất nhiên gốc rễ vấn đề nằm ở khâu quản lý Nhà nước chưa thật sự chặt chẽ về quy trình, nhưng cơ bản tự do các doanh nghiệp đang hoạt động với những quan điểm tùy tiện “ai cũng sai”.
Biểu hiện cơ bản nhất là hành vi phát hành các game không có phép của hầu hết các nhà phát hành. Trong vòng 6 tháng qua, thị trường game Việt luôn ồn ào những tin tức hết nhà phát hành này đưa sản phẩm đình đám A ra mắt lại đến tựa game “siêu phẩm” B đã được nhà phát hành kia thương lượng lấy về. Có điều, khi đặt những dữ kiện ấy lên bàn thông tin, thì chẳng có doanh nghiệp nào công nhận đích xác vì bản thân các sản phẩm đều chưa được cấp phép lưu hành trên thị trường.
Hóa ra phía sau các thông tin ầm ĩ về sản phẩm, các nhà phát hành Việt đều đang tự ý tùy tiện đưa game ra công chúng, mà không hề băn khoăn như vậy có trái luật quy định không. Vì sao việc phát hành game lại khó khăn, gần như chẳng có nhà phát hành nào tận tâm nghiên cứu thấu đáo để có đề xuất với cơ quan quản lý.
Tổ chức nào bảo vệ doanh nghiệp ngành game ?
Một đại diện hội Truyền thông số Việt Nam nhìn nhận: “Chúng ta có đến 4 hiệp hội liên quan đến ngành nội dung số, game online… nhưng hầu như chẳng có tổ chức nào trực tiếp đứng ra giải quyết các ách tắc về giấy phép game hiện nay. Câu hỏi thì cứ treo lơ lửng rồi cả làng game, đơn vị nào cũng giấm giúi làm sản phẩm không phép. Tại sao không có sự chấn chỉnh ?’.
Câu hỏi bỏ ngỏ này xem ra không đơn giản, vì bản thân các doanh nghiệp phát hành game luôn cho rằng, vấn đề thẩm định kiểm tra là của cơ quan chức năng, và theo đó họ cứ chấp nhận việc vi phạm… vì ai cũng vi phạm.
Đáng nói hơn, bản thân các doanh nghiệp phát hành game Việt cũng rất thờ ơ với chính khâu kiểm soát nội bộ.
Cách đây chưa lâu, khi 1 trang truyền thông “vô tình” đưa thông tin về 1 tựa game sẽ do 1 nhà phát hành game trong nước tung ra thị trường, bộ phận truyền thông của doanh nghiệp này đã lập tức lên tiếng phản đối, phủ nhận sự việc.
Doanh nghiệp game Việt đang yếu về khâu quản trị nội bộ ?
Song ẩn phía sau, đại diện doanh nghiệp lại thừa nhận vấn đề có thật, chẳng qua chưa đến lúc công bố ra mà thôi. Vấn đề là tại sao trang truyền thông lại biết chuyện để “tung hê” lên ?
Video đang HOT
Doanh nghiệp giải thích, có lẽ do bộ phận nào đó tiết lộ ra ngoài.
Một doanh nhân thương mại nghe chuyện đã nhận xét: “Điều đó cho thấy công tác quản trị doanh nghiệp game kia là có vấn đề, thậm chí quá tệ. Tại sao lãnh đạo công ty ấy không tự mình xem xét lại, vì sao lại có chuyện trong nhà chưa tỏ, ngoài ngõ đã hay như vậy ? Bí mật làm ăn không dễ tiết lộ, mà cứ khơi khơi cho người ta nắm hết cả như vậy, doanh nghiệp nên xem lại cách thức quản lý của mình, bất lực với công tác quản trị nội bộ hay sao ?”.
Rõ ràng với mọi động thái hoạt động “lách né quản lý” như vậy, các nhà phát hành game Việt đang phải đối mặt với những khó khăn nội tại do chính mình gây ra.
Cần thái độ nghiêm túc hơn từ khâu phát hành game.
Một lãnh đạo bộ TT&TT khi trao đổi về vấn đề quản lý game không phép cũng bức xúc bày tỏ, bản thân bộ rất nan giải về đủ dạng thông tin cho rằng bộ xiết chặt quản lý, song hóa ra chính các doanh nghiệp vẫn còn thờ ơ và vi phạm về quyền lợi của bản thân mình. Sự đối thoại cần thiết nối kết giữa đôi bên lại rất mơ hồ lỏng lẻo.
Làm sao thay đổi được tình hình, đặt ra rõ ràng những vấn đề ách tắc trong quản lý Nhà nước và quản trị doanh nghiệp để hoạt động của các đơn vị làm game không còn quá cẩu thả vô lý và đi đến vi phạm ?
Câu hỏi này thực sự cần được sự chung tay giải đáp của cả ngành game Việt, và đây cũng chính là 1 trong những nguyên nhân làm giới hạn đi sức mạnh cạnh tranh, xác định vai trò giữa thị trường của các doanh nghiệp phát hành game nước ta.
Theo VNE
Năm việc cần làm của làng game năm Ngựa
Năm con Rắn đang qua đi, làng game Việt lại háo hức chờ đón thời khắc "Mã đáo thành công". Nhưng để thật sự có những thành công như ý, cả làng game vẫn còn rất nhiều điều phải đầu tư và hành động. Tựu trung qua quan sát, có thể thấy 5 việc cần làm của làng game Việt vào những tháng ngày tới.
Tất nhiên trong góc cạnh trao đổi, những việc phải làm thì vẫn còn rất nhiều. Việc điểm qua 5 việc cần làm này, gần như chỉ gợi mở là chính. Đó là:
Chấn chỉnh nhiễu loạn game
Đòi hỏi này được đưa ra từ lâu, song có thể nói, trở nên cấp thiết hơn kể từ 5 tháng gần đây.
Số lượng đầu game các dạng bỗng nhiên gia tăng đột biến, đã đẩy làng game Việt vào 1 thế "trượt dốc" thảm hại, khi lần lượt các game đua nhau mở ra rồi đóng lại không hề có sự tính toán trước.
Thị trường game nhiễu loạn và chết yểu quá nhiều.
Thậm chí có game chỉ tồn tại máy chủ vỏn vẹn có 7 ngày, chưa kịp để người chơi nhận diện cả cái tên.
Nhiều người nhận định lý do nhiễu loạn này, là do thị trường game "rác" cuối năm được xả cửa, các đơn vị phát hành tự ý lấy về để thăm dò cơ hội cho mình. "Giống như hàng quần áo bành vậy đó, họ lấy về, xổ đống ra, ai biết được thì chơi, không ai chơi thì dẹp lại". Một nhà phát hành game nhìn nhận như vậy.
Hãy tự giới hạn lại việc làm tự tung tự tác của mình, để đừng biến môi trường game Việt trở thành 1 bãi game rác của các nước, là thông điệp đáng quan tâm hiện nay.
Tăng cường sự quản lý
Tất nhiên đi cùng với sự nhận thức lại để thay đổi trong việc đầu tiên, các nhà phát hành game cũng mong mỏi nhận được sự quan tâm, giám sát để quản lý tốt hơn từ các cơ quan chức năng.
Đại diện 1 nhà phát hành game lớn ở phía bắc tâm sự, câu chuyện quản lý game nói mãi không hết, đơn giản vì chưa thấy động thái mạnh mẽ nào từ các nhà quản lý cả.
Các nhà phát hành đang cần được định dạng lại khâu quản lý.
Bộ Truyền thông và Thông tin, sau khi ra Nghị định 72, cũng chưa xúc tiến nhanh thêm các thông tư hướng dẫn, đã khiến làng game tiếp tục rơi vào tình trạng chờ đợi mệt mỏi, là điều cần được nêu rõ và xử lý trong năm 2014 này.
Hạn chế ảnh hưởng "Tàu"
Đây là điều khiến nhiều người "khoái" và trên các diễn đàn game, cộng đồng đều rất ủng hộ. Ai cũng nhận thấy sự tràn lan các loại game có nguồn gốc China đang thực sự biến tướng và góp phần "phế thải hóa" nhiều sản phẩm game phát hành tại thị trường Việt Nam.
Kể cả 1 số doanh nghiệp đầu đàn ngành công nghiệp game Việt Nam cũng đang tỏ ra "thân cận" với kiểu "lắp ghép xác Tàu vào hồn Việt", tạo nên những sản phẩm kỳ quặc khiến nhiều người phản ứng. Tất nhiên người ta có quyền bào chữa từ góc độ công nghệ chuyên môn hóa làm game của người Trung Quốc rất cao cường, nhưng điều đó không đồng nghĩa mọi sản phẩm game China đều có quyền xâm nhập vào làng game Việt.
Game Trung Quốc đang thực sự nhiễu loạn thị trường game Việt.
Một số nhà phát hành game Việt, và các studio làm game Việt đều đang quan tâm vấn đề này, để kỳ vọng nỗ lực giới hạn lại hình ảnh Trung Quốc với làng game.
Chú ý sáng tạo "Việt"
Vấn đề này mới được xới lên gần đây, sau khi studio Emobi Games tuyên bố dừng dự án làm game nội dung Việt chủ đề Sát Thát Truyền Kỳ.
Đây quả là 1 sự thất bại của không chỉ nhóm làm game này, mà cả làng game Việt. Bởi ai cũng thừa nhận, lâu nay dường như những sản phẩm nào có hơi hướng "gốc Việt" 1 chút đều bế tắc và bị triệt tiêu chỉ sau 1 thời gian triển khai.
"Phải chăng vì chúng ta không biết cách sáng tạo ? Phải chăng vì chúng ta chỉ giỏi chép lại và tự gắn cho mình nhãn mác tiên phong ? Để rồi tự chúng ta gói tư duy về làm game vào những cốt truyện cứng nhắc, hình ảnh nhan nhản ?". Câu hỏi này đã được 1 giám đốc studio games miền Nam phát biểu, và sau đó cũng tự thừa nhận là "nói vậy chứ làm khó quá".
Các sản phẩm có chất sáng tạo Việt đều "chết non" ?
Liệu năm 2014 này, làng game Việt sẽ có thêm những dự án sáng tạo mới ?
Tái cấu trúc cộng đồng
Mấu chốt cuối cùng của mọi nhà phát hành, là phải có được 1 cộng đồng game hâm mộ và gắn kết. Nhưng thực tế vừa qua đã cho thấy điều ngược lại.
Bên cạnh các nhà phát hành, người ta chỉ thấy 1 đám đông người chơi game thiếu định hướng, thiếu chọn lọc sản phẩm, không kiên định với những giá trị bền vững mà sản phẩm game và thế giới ảo mang lại cho họ.
Theo 1 đại diện nhà phát hành FPT Online, thực tiễn ấy đặt ra câu hỏi, có lẽ hướng xây dựng cộng đồng, phát triển tinh thần gắn kết người chơi của các nhà phát hành không chuẩn xác ? Người ta đã tạo nên 1 thái độ nối kết vì quyền lợi cụ thể, vì vật chất cụ thể, chứ không có 1 khí thế hào hùng như quá khứ từng có ở làng game Việt nữa. Nghĩa là người ta càng đi càng sai, càng sai càng đi xa.
Hãy làm mới lại cộng đồng là điều cần thiết !
Đã đến lúc phải quay lại, tái cấu trúc nên 1 cộng đồng game thủ đúng nghĩa hơn, đó là vấn đề các nhà phát hành phải xác định làm ngay từ năm Giáp Ngọ này.
Nhưng liệu làng game Việt có làm được cả 5 việc cần kíp ấy chăng ?
Theo VNE
Game online mới Mãnh Thú và khát vọng "áp đảo" dòng webgame Sở hữu những tính năng ưu việt cùng với lối chơi khá linh hoạt, Mãnh Thú đang tạo nên một cơn sóng áp lực đánh vào các dòng webgame trên thị trường game Việt. Cách đây vài hôm, Mãnh Thú đã chính thức tung trang teaser của mình tại địa chỉ http://mt.mobo.vn, thu hút không ít sự quan tâm của cộng đồng game...