Nhà phát hành đang làm Cosplay hay Mascot?
Có vẻ sự lạm dụng việc chụp ảnh trang phục đã làm nhập nhằng giữa khái niệm Cosplay và Mascot trong làng game Việt.
Trong suốt quá trình phát triển của làng game Việt, việc các NPH hợp tác với các người mẫu, người nổi tiếng để thực hiện những bộ ảnh chụp trang phục đặc trưng để quảng bá cho game cũng như giới thiệu tư cách đại sứ, đại diện cho game. Trong số đó một số đơn vị đã giới thiệu những bộ ảnh này là cosplay của đại sứ, đại diện game. Nếu xét theo khía cạnh ngữ nghĩa thì đây là một hiểu lầm cần làm rõ, việc các NPH làm là một động tác xây dựng Mascot chứ không phải một hoạt động Cosplay.
Colonel Sanders, người sáng lập cũng là mascot chính của thương hiệu KFC.
Theo như định nghĩa thì Mascot là một linh vật đại diện mang lại may mắn cho một nhóm người, một nghề nghiệp, một công ty hoặc một thương hiệu sản phẩm. Mascot ngoài việc thể là là vật biểu trưng còn có vai trò là hình ảnh đại diện và đôi khi là người phát ngôn cho nhóm mà mình là linh vật.
Ví dụ điển hình về một mascot trong làng game là hình ảnh nữ nhân vật đại diện cho Xbox 360 tại Nhật Bản. Tại thị trường Nhật, Xbox 360 khá khó khăn để cạnh tranh với “hàng nhà” Playstation 3 của Sony, nhất là khi ý thức dân tộc của người Nhật rất cao. Microsoft đã nhanh chóng nghĩ đến việc làm một mascot là nữ nhân vật được vẽ theo phong cách anime đặc trưng của Nhật. Mascot này có trang phục được thiết kế đặc biệt mang đậm màu sắc của chiếc tay bấm Xbox 360 và nó đã giúp khách hàng Nhật cảm thấy thân thiện hơn với sản phẩm này.
Mascot đậm chất anime của Xbox 360 tại Nhật.
Cosplay lại là một hoạt động của các fan hâm mộ mặc trang phục giống với nhân vật mà mình thích và biểu diễn lại những hành động cũng như hoạt động phản ánh cá tính đúng của nhân vật đó. Chính vì vậy cụm từ Cosplay luôn bao hàm 2 ý nghĩa Cos (costume: trang phục) và play (player: người diễn xuất). Về giai thoại xuất hiện của cosplay có vẻ xuất phát từ một hướng mới của mascot nhưng nó đã hoàn toàn tách ra thành một văn hóa riêng biệt.
Một trong hàng vạn ví dụ về cosplay có thể kể đến nữ coser khá nổi tiếng trong làng game là Mitu Kat, từng đạt giải về cosplay của nhiều NPH game và tự bỏ tiền theo đuổi đam mê của mình. Nếu bạn biết giá một bộ cosplay lên đến vài triệu đồng chưa kể chi phí chụp ảnh (nếu thực hiện ảnh chụp) hoặc chi phí đi lại trang điểm nếu là tham dự cuộc thi, event, thì bạn sẽ hiểu cần phải có đam mê mới dám tự nguyện đầu tư như vậy. Cộng đồng cosplay Việt vẫn còn rất nhiều coser như vậy, thậm chí có người dùng đam mê để nuôi đam mê bằng cách nhận may trang phục cosplay cho bạn bè để lấy tiền trang trải cho chi phí cosplay của mình.
Video đang HOT
Cosplay Nami trong One Piece do coser Mitu Kat thực hiện.
Nếu nhìn vào định nghĩa có thể thấy những khác biệt cơ bản giữa Cosplay và Mascot, đó là người làm cosplay là người hâm mộ và làm hoàn toàn không vì vụ lợi mà vì đam mê. Cosplay chỉ vào vai những nhân vật cụ thể trong một bộ phim, anime, manga nào đó. Ngược lại, với Mascot, doanh nghiệp bỏ tiền ra thuê người mẫu chụp ảnh, lăng xê hình ảnh người đại diện cho sản phẩm không ngoài mục đích vụ lợi về truyền thông sản phẩm. Mascot không bắt buộc phải là một nhân vật cụ thể đã có trước nào mà thường là do doanh nghiệp tự đề ra. Điểm chung duy nhất giữa 2 khái niệm này có lẽ là đều được thực hiện bằng cách cho người mẫu mặc trang phục được thiết kế độc đáo riêng.
Nếu soi vào những phân tích trên có thể thấy những hoạt động mà các NPH game làm từ trước đến nay giống với dựng mascot hơn là cosplay. Thiết nghĩ các NPH cần phải xác định rõ những thuật ngữ có liên quan để có hướng truyền thông đúng các mascot của mình và tránh làm ảnh hưởng đến các nhóm yêu thích cosplay.
Trang phục cosplay phải làm bằng tay để đảm bảo độ tinh xảo nên giá chúng rất đắt.
Bài viết này không nhằm mục đích chỉ trích hay đả phá NPH hay những hoạt động chụp ảnh trang phục, giới thiệu đại sứ của các game mà chỉ muốn nói lại cho rõ những định nghĩa đang có dấu hiệu bị hiểu lầm dẫn đến sai sót về nhận biết đối với NPH và người chơi game. Thực sự những hoạt động dựng mascot cho thương hiệu đã góp phần quan trọng để nâng cao (hoặc hạ thấp nếu làm sai) hình ảnh sản phẩm của mình trước công chúng, thu hút nhiều hơn khách hàng đến với mình. Nhưng cuối cùng thì vẫn phải nhấn mạnh, Mascot không phải là Cosplay.
Theo VNE
5 công dụng thiết thực của Bluetooth
Bluetooth hiện nay đã trở thành chuẩn kết nối được tích hợp trên hầu hết các thiết bị di động và cả laptop.
Hiện nay, các thiết bị có tính di động như laptop, smartphone hay tablet đa phần đều được trang bị chuẩn kết nối Bluetooth, thường là 3.0 hoặc 4.0. Bluetooth là chuẩn kết nối không dây tầm ngắn, thiết kế cho các kết nối thiết bị cá nhân hay mạng cục bộ nhỏ, trong phạm vi băng tần từ 2,4 đến 2,485 GHz. Bluetooth có thể hoạt động trên 79 tần số đơn lẻ. Khi kết nối, nó sẽ tự động tìm ra tần số tương thích để di chuyển đến thiết bị cần kết nối trong khu vực nhằm đảm bảo sự liên tục.Bluetooth có 3 class với tầm kết nối lần lượt là 5m, 10m và 100m. Các thiết bị cầm tay chủ yếu sử dụng Bluetooth Class 2 với tầm kết nối 10m vì lý do sóng điện từ phát ra từ các bộ thu phát Bluetooth Class 1 có thể gây hại đến sức khỏe con người.
Yêu cầu khi sử dụng Bluetooth là chúng ta cần phải có 2 thiết bị được ghép đôi với nhau. Ví dụ, bạn có thể kết nối chuột Bluetooth với máy tính xách tay, tai nghe Bluetooth với điện thoại, hoặc smartphone với laptop. Tất cả đều được thực hiện nhanh chóng chỉ sau một vài giây dò tìm thiết bị. Vậy công nghệ Bluetooth đang đóng vai trò quan trọng như thế nào trong cuộc sống của chúng ta hiện nay. Dưới đây chúng tôi xin tổng hợp 5 công dụng chính mà Bluetooth mang lại.
1. Truyền tải dữ liệu không dây giữa thiết bị di động và máy tính
Bạn có thể ghép nối dễ dàng smartphone/tablet với một chiếc laptop thông qua Bluetooth nhằm mục đích gửi các tập tin qua lại. Mặc dù có thể nó không thực sự thích hợp để gửi những file nhạc dung lượng lên đến hàng trăm MB hoặc hơn nữa, nhưng Bluetooth vẫn là phương pháp thuận tiện hơn cả nếu bạn muốn gửi một vài tấm ảnh chụp cho bạn bè.
Để kết nối không dây Bluetooth, 2 thiết bị đều phải được kích hoạt tùy chọn Bluetooth và đặt không quá xa nhau. Sau khi đã ghép nối thành công, bạn có thể bắt đầu chọn những dữ liệu mình muốn gửi cho đối phương (ảnh, bài hát, video ngắn...), sau đó chờ đối phương chấp nhận là xong, thực sự công việc này rất đơn giản. Hiện nay, không chỉ Windows mà các hệ điều hành khác như Mac OS X và Linux cũng hỗ trợ Bluetooth.
2. Truyền tải tập tin giữa các máy tính
Hai máy tính được kích hoạt kết nối Bluetooth cũng có thể truyền tải dữ liệu cho nhau giống như giữa máy tính và điện thoại. Với những tập tin có kích thước vừa phải, bạn sẽ không cần phải sử dụng đến các đoạn cáp kết nối nữa. Thậm chí dù 2 mẫu máy tính của người dùng có khác hệ điều hành hoặc đang sử dụng mạng kết nối riêng biệt thì cũng không ảnh hưởng đến việc truyền dữ liệu qua Bluetooth.
3. Chia sẻ kết nối mạng qua Bluetooth
Một tính năng thú vị của Bluetooth là cho phép người dùng chia sẻ kết nối mạng internet của thiết bị này với một thiết bị khác. Thông thường, "Tethering" qua Bluetooth được sử dụng để vào mạng trên laptop thông qua kết nối internet của smartphone. Trường hợp này điện thoại có vai trò khá giống với modem. Cách thức chia sẻ kết nối mạng bằng Bluetooth sẽ tiêu thụ ít năng lượng hơn so với Wi-Fi, vì vậy nó có thể là lựa chọn lý tưởng trong một số tình huống cụ thể.
4. Kết nối các thiết bị ngoại vi
Ngày nay, Bluetooth thường được sử dụng rất nhiều để kết nối các thiết bị ngoại vi cho smartphone, tablet hoặc laptop. Dưới đây là một số thiết bị ngoại vi mà bạn có thể kết nối không dây qua Bluetooth.
- Tai nghe: Tai nghe Bluetooth là sản phẩm đặc thù được sử dụng cực kỳ phổ biến đặc biệt khi đi kèm với smartphone. Ghép nối tai nghe với điện thoại giúp bạn có thể sử dụng để đàm thoại trong khi lái xe và không thấy vướng víu như các mẫu tai nghe có dây trước đây. Các nút bấm tích hợp sẵn trên tai nghe cũng có chức năng trả lời/gác máy, do đó bạn gần như không cần thao tác trên điện thoại nữa.
- Smartwatch: Đồng hồ thông minh hiện nay đa phần cũng đều sử dụng Bluetooth hoặc NFC để kết nối với smartphone. Từ đó, smartwatch có thể nhận được những thông báo về tin nhắn, cuộc gọi đến, mạng xã hội từ điện thoại một cách nhanh chóng
- Chuột: Chuột Bluetooth có thể hoạt động với các model laptop, tablet và thậm chí cả smartphone. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng chuột Bluetooth thường dùng pin và một số loại có độ trễ khá cao so với chuột có dây.
- Bàn phím: bàn phím cũng có thể kết nối qua Bluetooth, trong đó đặc biệt hữu ích khi sử dụng cùng máy tính bảng. Khi dùng kết nối USB thông thường, thiết bị thường bị giới hạn số cổng nhất định, nhưng với Bluetooth bạn có thể kết nối đồng thời chuột và bàn phím không dây cực kỳ thuận tiện mà không lo thiếu cổng cắm.
- Gamepad: Tay cầm chơi game là một loại thiết bị đầu vào sử dụng kết nối Bluetooth. Wiimote của Nintendo hay tay cầm của PlayStation 3 cũng đều giao tiếp với máy console thông qua Bluetooth.
- Máy in: Máy in hỗ trợ Bluetooth cho phép bạn in tài liệu mà không cần tới kết nối mạng Wi-Fihoặc kết nối qua dây.
5. Trang bị kết nối Bluetooth cho máy tính để bàn
Nếu bạn sở hữu một chiếc máy tính nhưng không được tích hợp phần cứng hỗ trợ Bluetooth, bạn có thể sử dụng một số thiết bị Bluetooth gắn ngoài với giá thành khá rẻ. Hầu hết các model laptop mới đều tích hợp sẵn Bluetooth, nhưng máy tính để bàn thường thì không. Giải pháp trong tình huống này là bạn có thể mua thiết bị thu/phát Bluetooth dongle có giá bán chỉ vào khoảng 1,50 USD trên Amazon. Cắm dongle vào cổng USB của máy tính bàn, nó sẽ hoạt động như một bộ thu/phát tín hiệu Bluetooth và cho phép máy tính của bạn có thể giao tiếp với các thiết bị khác thông qua công nghệ kết nối không dây này.
Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý Bluetooth tiêu tốn khá nhiều năng lượng của thiết bị. Do đó, kích hoạt Bluetooth cả ngày mà không sử dụng tới chắc chắn là một ý tưởng tồi, đặc biệt đối với các smartphone.
Theo GenK
Cùng KFC khuấy động ngày hè, rinh quà tiền tỷ Mùa hè đến chắc hẳn bạn đang "bù đầu" với biết bao dự định, từ du lịch, tình nguyện, đến làm thêm hay học ngay một bộ môn năng khiếu mà mình yêu thích. Trong đó không thể thiếu những buổi tụ tập với bạn bè để tha hồ la cà phố xá, ăn uống túm năm tụm bảy tám chuyện. Cùng với...